Thực trạng chính sách quản l tài sản ngắn hạn tại Công tyTNHH Ánh Dung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Ánh Dung (Trang 45 - 48)

B. VỐN CHỦ SỞ

2.2.2.Thực trạng chính sách quản l tài sản ngắn hạn tại Công tyTNHH Ánh Dung

Dung

2.2.2.1. Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản bằng tiền

Như đã nghiên cứu trong chương I, để quản lý tiền thì doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình Baumol để xác định được lượng tiền mặt tối ưu. Tuy nhiên Công ty Ánh Dung lại không sử dụng mô hình Baumol, công ty xác định lượng tiền mặt cần sử dụng chỉ dựa trên những biến động của thị trường. Nếu thị trường “nóng” thì công ty sẽ tăng mức đầu tư, sử dụng tiền và ngược lại, có nghĩa công ty đang sử dụng phương pháp quản lý tiền dựa trên cơ sở kinh nghiệm của công ty. Nguyên nhân mà công ty sử dụng cách xác định này đó là do đội ngũ nhân viên kế toán trình độ hạn chế, chưa được tiếp xúc cũng như đào tạo để sử dụng phương pháp Baumol. Chính vì không xác định được lượng tiền mặt cần sử dụng trong những năm sau nên tài sản bằng tiền có

Bảng 2.5. Cơ cấu tài sản bằng tiền tại công ty TNHH Ánh Dung giai đoạn năm 2011- 2013

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng đối (%) Tài sản bằng tiền 688.576.572 100 633.788.761 100 2.328.075.720 100 (54.787.811) (7,96) 1.694.286.959 267,33 Tiền mặt 688.210.345 99,95 633.369.485 99,93 2.323.309.750 99,80 (54.840.860) (7,97) 1.689.940.265 266,82 Tiền gửi ngân hàng 366.227 0,05 419.276 0,07 4.765.970 0,21 53.049 14,49 4.346.694 1036,71

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính của công ty TNHH Ánh Dung giai đoạn năm 2011 - 2013)

Bảng 2.6. Cơ cấu hàng tồn kho tại công ty TNHH Ánh Dung giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Tuyệt đối đối (%) Tƣơng Tuyệt đối đối (%) Tƣơng

Nguyên liệu, vật

liệu 43.541.256 1,76 59.299.898 1,99 247.241.588 8,20 15.758.642 36,19 187.941.690 316,93 Công cụ, dụng cụ 0 0,00 52.239.360 1,75 0 0,00 52.239.360 - (52.239.360) (100,00) Chi phí sản xuất

kinh doanh dở dang 345.245.563 13,94 430.000.000 14,44 158.580.850 5,26 84.754.437 24,55 (271.419.150) (63,00) Thành phẩm 2.088.477.622 84,31 2.436.160.798 81,81 2.608.632.137 86,54 347.683.176 16,65 172.471.339 7,08

Hàng tồn kho 2.477.264.441 100 2.977.700.056 100 3.014.454.575 100 500.435.615 20,20 36.754.519 1,23

47

nhiều biến động từ năm 2011 – 2013. Trong năm 2012 tài sản bằng tiền giảm so với năm 2011 mà nguyên nhân là do lượng tiền mặt tại quỹ giảm. Trong năm 2012 công ty phải hoàn trả các khoản nợ đã đến hạn. Việc giảm tiền làm giảm chi phí cất trữ cho công ty. Tuy nhiên sang đến năm 2013 tài sản bằng tiền lại tăng rất mạnh. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt tại quỹ tăng cao. Việc dự trữ quá nhiều tiền mặt sẽ mang lại những rủi ro tiềm tàng. Dự trữ nhiều có thể gây thất thoát, làm tăng chi phí cơ hội khi đồng tiền bị nhàn rỗi. Những biến động thất thường của tài sản tiền cũng làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty có nhiều thay đổi. Trong năm 2012 tài sản bằng tiền giảm thì lợi nhuận sau thuế cũng giảm. Tài sản bằng tiền giảm 7,96% thì lợi nhuận sau thuế giảm 22,52% so với năm 2011. Sang đến năm 2013 tài sản bằng tiền tăng mạnh với mức 267,33% trong khi lợi nhuận sau thuế cũng tăng 43,69%. Những mức tăng, giảm này rất chênh lệch nhau, phản ánh tình hình tăng trưởng của công ty không được ổn định. Bên cạnh đó các loại chi phí tài chính, chi phí quản lý cũng tăng qua từng năm cho thấy công tác quản lý tài sản bằng tiền của công ty là chưa tốt. Thông qua chính sách quản lý tài sản bằng tiền mà công ty đang áp dụng ta có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản bằng tiền nói riêng cũng như hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là chưa cao.

2.2.2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng hàng tồn kho

Cũng giống như chính sách quản lý tài sản bằng tiền, trong chương I ta cũng có những phương pháp để quản lý hàng tồn kho hiệu quả như: mô hình EOQ, mô hình ABC, phương pháp cung cấp đúng lúc. Tuy vậy, Công ty Ánh Dung không sử dụng bất kỳ phương pháp nào. Lượng hàng tồn kho của công ty được xác định dựa trên kinh nghiệm, phán đoán dựa trên mức tiêu thụ hàng hóa của thị trường. Nếu thị trường đang khan hiếm hoặc tiêu thụ mạnh một loại hàng hóa nào đó thì công ty sẽ tăng dự trữ mặt hàng đó và ngược lại. Trong giai đoạn năm 2011 – 2013 lượng hàng tồn kho của công ty luôn có quy mô lớn và tăng qua từng năm. Việc tăng quy mô hàng tồn kho cũng làm tăng doanh thu bán hàng từ 2011 – 2013. Bên cạnh đó các loại chi phí liên quan đến kho bãi, chi phí sản xuất dở dang cũng được công ty quản lý tốt đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho cũng như hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn này là tương đối tốt. Mặc dù trong 3 năm gần đây công ty đã sử dụng hàng tồn kho tương đối hiệu quả nhưng với phương pháp xác định “cảm tính”, dựa trên kinh nghiệm đang sử dụng thì có thể là con dao hai lưỡi, có thể đem lại hiệu quả cao nhưng cũng có thể gây ra những hậu quả xấu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trong tương lai.

2.2.2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng các khoản phải thu

Để quản lý và sử dụng khoản phải thu một cách hiệu quả, doanh nghiệp có rất nhiều phương pháp và chính sách quản lý tối ưu. Nhưng đối với Công ty Ánh Dung

trong giai đoạn năm 2011 – 2013, công ty đã sử dụng chính sách tín dụng thắt chặt nhằm quản lý các khoản phải thu nhưng không dựa vào mô hình cấp tín dụng đối với các đối tác lâu năm, nguyên nhân là do trình độ của nhân viên kế toán còn hạn chế. Theo đó các khoản phải thu năm 2012 có quy mô giảm so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty muốn thu hồi đúng hạn các khoản nợ để có thể lấy tiền tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc thu hồi nhanh các khoản nợ sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí trong công tác thu hồi nợ, đồng thời không để các đối tác chiếm dụng vốn. Mặc dù thực hiện chính sách tín dụng chặt chẽ nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2012 vẫn tăng so với năm 2011, cho thấy công tác quản lý và sử dụng các khoản phải thu là có hiệu quả. Sang đến năm 2013, các khoản phải thu có xu hướng tăng so với năm 2012, tuy nhiên mức tăng này không quá cao. Giải thích cho biến động này là do công ty muốn thu hút thêm các khách hàng mới thông qua việc bán chịu hàng hóa, gia tăng thời hạn nợ nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác. Với mức tăng của khoản phải thu năm 2013 thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm này cũng tăng so với năm 2012 có thể thấy công ty đã quản lý và sử dụng tốt khoản phải thu trong năm 2013. Bằng việc áp dụng chính sách tín dụng chặt chẽ để quản lý và sử dụng các khoản phải thu, trong giai đoạn năm 2011 – 2013 đã giúp công ty đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, từ đó có thể thấy công tác quản lý sử dụng khoản phải thu cũng như hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn được nâng cao.

2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Ánh Dung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Ánh Dung (Trang 45 - 48)