Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 83 - 88)

3.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý hoạt động huy động vốn của SGB vẫn còn những hạn chế sau:

Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động

Trong 03 năm gần đây, từ 2012-2014, nguồn vốn huy động của Ngân hàng hầu như không tăng trưởng, mặc dù nguồn vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp đều tăng cao qua các năm, nhưng do ngân hàng điều chỉnh cơ cấu vốn, giảm vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng.

Hình thức huy động vốn hạn chế

Huy động vốn tiền gửi cũng là hoạt động chủ chốt, mang lại trên 90% tổng lượng

vốn huy động mỗi năm. Nguồn vốn đi vay và các nghiệp vụ huy động khác hầu như không đáng kể. Hình thức huy động vốn hạn chế khiến nguồn vốn huy động phụ thuộc phần lớn vào vốn tiền gửi, điều này tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản cho Ngân hàng trong

trường hợp thị trường không thuận lợi, việc khai thác nguồn tiền gửi gặp khó khăn.

Hệ thống công cụ huy động vốn chưa được chú trọng phát triển

Vốn huy động của ngân hàng chủ yếu vẫn là huy động của dân cư và các tổ chức kinh tế . Các hình thức huy động vốn chưa phong phú, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, mà các hình thức tiết kiệm chủ yếu là ngắn hạn hoặc không có kỳ hạn, trung hạn và dài hạn lại chiếm tỷ trọng không nhiều. Đặc biệt hình thức huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá lại chưa được ngân hàng áp dụng thường xuyên.

Cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh chưa hợp lý

Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn của cá nhân, vốn huy động từ các doanh nghiệp chiểm tỷ trọng không

74

lớn. Vốn huy động dài hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng chưa cao nên không đáp ứng được nhu cầu cho vay dài hạn đối với các tổ chức đơn vị kinh tế. Việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn có thể mang lại rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng, có thể dẫn đến sự nguy hiểm đối với khả năng thanh toán và sẵn sàng chi trả của ngân hàng.

Bên cạnh đó tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ thấp, do Chi nhánh chỉ chú trọng đến những hoạt động kinh doanh thông thường, còn các hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các cam kết ngoại bảng còn rất ít, chưa được chú trọng, nên chưa cần nhiều đến nguồn vốn ngoại tệ. Chi nhánh cần đa dạng hóa hơn nữa, kết hợp chính sách lãi suất gửi ngoại tệ phù hợp nhằm tăng cao nguồn vốn cho Chi nhánh.

Chi phí trả lãi và chi phí huy động khác tương đối cao, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh.

Để khẳng định uy tín, thương hiệu và có được nguồn vốn ổn định, tất cả các Chi nhánh mua bán vốn tập trung vẫn hết sức nỗ lực thu hút nguồn vốn tại địa phương, đặc biệt là tiền gửi dân cư để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư của mình. Đồng thời để đạt được chỉ tiêu kế hoạch Ngân hàng giao hàng năm, các Chi nhánh đã phải chịu áp lực cạnh tranh với tất cả các NHTM khác trên địa bàn. Một trong các khoản chi phí đó là chính sách tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên, và chính sách lãi suất cho một số khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Điều đó làm tăng tổng chi và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Phối hợp trong khâu kiểm tra, kiểm soát nguồn vốn huy động chưa thực sự chuyên nghiệp

Công tác điều hành quản lý, việc kiểm tra, đôn đốc, giám sát vẫn chưa kịp thời, chưa thực sự nhanh nhạy bởi thiếu các thông tin cập nhật. Giữa các phòng ban chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, khoa học và thống nhất trong xử lý công việc. Các giao dịch viên mất nhiều thời gian để hoàn tất một nghiệp, các thủ tục giấy tờ còn tương đối rườm rà, đã gây tâm lý khó chịu cho khách hàng khi đến giao dịch.

75

Về hoạch định nguồn vốn huy động: Ngân hàng Sài Gòn Công thương chưa

có đội ngũ cán bộ thực sự chuyên trách , giỏi về hoạch định nguồn vốn kinh doanh. Công tác xác định và lựa chọn mục tiêu nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng, vạch ra những hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu đó chưa được SGB thực hiện một cách bài bản, có hệ thống. Hằng năm, Ban lãnh đạo Ngân hàng có đánh giá thực trạng, phân tích tiềm năng huy động vốn; Dự báo những nhân tố tác động tới huy động vốn, xác định mục tiêu và tổ chức hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Tuy vậy, do năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế, kế hạch huy động vốn chỉ dừng lại ở các kế hoạch huy động vốn trong ngắn hạn, chưa có các kế hoạch huy động vốn trong dài hạn. Thêm nữa, do cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm và mối quan hệ, năng lực hoạch định chiến lược trung và dài hạn còn nhiều hạn chế.

* Chính sách huy động vốn chưa linh hoạt, hợp lý: Do Chính sách lãi suất của

SGB, đặc biệt là chính sách huy động tiền gửi chưa linh hoạt, hợp lý. Công tác thống kê, dự báo thị trường không thực sự sát sao, hiệu quả, do đó dẫn đến những biến động về lãi suất, về lượng tiền gửi nằm ngoài dự kiến của Ngân hàng, khiến chính sách lãi suất đôi khi cứng nhắc và chậm trễ. Sự chậm trễ trong điều chỉnh lãi suất của SGB khiến Ngân hàng một mặt không giữ chân được khách hàng, mặt khác phải vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao.

Nguyên nhân do SGB đưa ra các mức lãi suất chủ yếu dựa trên cơ sở định tính và tham chiếu các mức lãi suất của các ngân hàng trên thị trường. Việc nghiên cứu, phân tích cung cầu thị trường và tình hình huy động của Ngân hàng, cân đối lãi suất đầu vào đầu ra chưa được SGB chú trọng thực hiện. Thêm vào đó, mặc dù Ngân hàng đã thiết kế lãi suất phù hợp với từng khu vực Bắc, Trung, Nam nhưng so với nhiều ngân hàng bạn, danh mục lãi suất của SGB vẫn kém đa dạng, chưa xây dựng mức lãi suất và phương thức chi trả riêng phù hợp với từng sản phẩm, từng đối tượng khách hàng, từng địa bàn hoạt động. Lãi suất huy động chưa linh hoạt chưa hấp dẫn do đó chưa khai thác hết khách hàng tiềm năng trong và ngoài địa bàn.

3.4.2.2. Nguyên nhân

76

Công tác điều hành quản lý, việc kiểm tra, đôn đốc, giám sát vẫn chưa kịp thời, chưa thực sự nhanh nhạy bởi thiếu các thông tin cập nhật.

Giữa các phòng ban chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, khoa học và thống nhất trong xử lý công việc.

Chi nhánh mở cửa giao dịch theo giờ hành chính 8h/ngày, nhưng thực tế thời gian giao dịch với khách hàng chỉ khoảng 5h – 6h. Mặt khác, thời gian để hoàn tất một nghiệp vụ còn khá lâu, các thủ tục giấy tờ còn tương đối rườm rà, đã gây tâm lý khó chịu cho khách hàng khi đến giao dịch.

Ngân hàng Sài Gòn Công thương chưa có đội ngũ cán bộ thực sự chuyên trách , giỏi về hoạch định nguồn vốn kinh doanh, năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế, kế hạch huy động vốn chỉ dừng lại ở các kế hoạch huy động vốn trong ngắn hạn, chưa có các kế hoạch huy động vốn trong dài hạn. Thêm nữa, do cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm và mối quan hệ, năng lực hoạch định chiến lược trung và dài hạn còn nhiều hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mạng lưới phân phối còn hạn chế; Lãi suất huy động chưa linh hoạt chưa hấp dẫn do đó chưa khai thác hết khách hàng tiềm năng trong và ngoài địa bàn.

Nghiệp vụ marketing của chi nhánh được tiến hành chưa thật sự hiệu quả cao. Các hình thức quảng cáo cũng như tâm lý khách hàng chưa được chú trọng. Công tác marketing đặt ra chưa được quan tâm đúng mức nhất là việc quảng cáo sản phẩm tại các địa phương. Đa phần các phòng giao dịch còn phải đi thuê chưa ổn định, khó khăn trong việc nâng cấp, sửa chữa tạo hình ảnh, uy tín của Chi nhánh đáp ứng nhu cầu kinh doanh đòi hỏi ngày càng cao.

* Nguyên nhân khách quan

Tình hình cạnh tranh giữa các NH

Trên mỗi địa bàn hoạt động, cùng song song với các Chi nhánh của SGB là các NHTM khác đã có bề dày lịch sử trong hoạt động kinh doanh, nên việc huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng đã bị chia sẻ thị phần. Hiện tại đã có nhiều NHTM ngoài quốc doanh hoạt động trên cùng địa bàn có lãi suất huy động luôn luôn cao hơn lãi suất huy động của SGB, đây là công cụ hữu hiệu nhất trong việc

77

thu hút khách hàng. Vì vậy, thị phần của SGB đang gặp khó khăn, năm sau thấp hơn năm trước. Các NHTM quốc doanh khác như Agribank, VietcomBank thì có lợi thế về mạng lưới và mô hình quản lý vốn nên chủ động và lợi thế hơn trong huy động vốn.

Ảnh hưởng của các kênh đầu tư khác

Thị trường bất động sản đóng băng, nhưng lượng tiền dân cư không gửi vào Ngân hàng nhiều mà do hầu hết đã đầu tư vào bất động sản và không bán được nên dòng tiền cũng dừng theo.

78

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG

4.1.Định hướng hoạt động quản lý huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 83 - 88)