Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Sài GònCông thương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 44)

Từ việc quản lý huy động vốn của 2 ngân hàng trên cho thấy, việc thực hiện mô hình quản lý vốn ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn ngân hàng. Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội do thực hiện theo mô hình quản lý vốn tập trung nên không chủ động trong việc thực hiện các chính sách huy động vốn. Còn tại Vietcombank, chi nhánh đang tự cân đối vốn nên có nhiều lợi thế hơn trong qúa trình triển khai kế hoạch của mình, chủ động hơn trong cạnh tranh, thu hút lượng khách hàng lớn trên địa bàn.

Bài học rút ra đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương là muốn công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao phù hợp với từng địa bàn nơi có các Chi nhánh hoạt động thì việc quản lý hoạt động huy động vốn nên để Chi nhánh tự cân đối và có chính sách cụ thể. Từng Chi nhánh sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện các chính sách để huy động vốn; đồng thời đảm bảo lợi ích cho Chi nhánh đối với mảng kinh doanh này.

35 CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Tất cả những nguyên lý nào có tác dụng gợi mở, định hướng, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận. Mặc dù vậy, triết học macxit với tư cách là phương pháp luận chung nhất và phổ biến không thể thay thế phương pháp luận của các khoa học cụ thể.

Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp luận nghiên cứu, xem xét sự việc, hiện tượng trong các mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau không ngừng nảy sinh, vận động và giải quyết mâu thuẫn làm cho sự vật phát triển.

Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp luận nghiên cứu duy vật về lịch sử phát triển của xã hội loài người. Chính đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần của con người.

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử để phân tích đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2012-2014, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo.

2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp phân tích

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậy

36

muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia; Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Phương pháp phân tích không chỉ được tác giả sử dụng triệt để trong Chương 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn được tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của Luận văn.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Ngay từ Chương 1, khi giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại, các hoạt động cơ bản của ngân hàng Thương mại, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến hoạt động huy động vốn, cũng như công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại các Ngân hàng Thương mại.

37

2.2.3. Phương pháp so sánh

So sánh (hoặc so sánh đối chiếu) là một thao tác nghiên cứu được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu, và do đó vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tượng ấy. Có những ngành khoa học nếu không vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh thì không thể giải quyết nổi những vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tượng.

Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng khá triệt để trong Chương 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng. Việc phân tích thực trạng dựa trên các kết quả kinh doanh chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng phương pháp so sánh để rút ra nhận xét về hoạt động huy động vốn , cũng như công tác quản lý hoạt động vốn có hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, việc tính toán và so sánh về hoạt động huy động vốn qua các năm (2012-2014) cũng giúp tác giả có một cái nhìn toàn diện, để từ đó đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả hơn trong công tác huy độn vốn tại Ngân hàng.

2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là hoạt động huy động vốn tại NHTM Sài Gòn Công thương. Thống kê và so sánh là hai phương pháp được sử dụng song hành với nhau trong luận văn. Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng công tác huy động vốn nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.

38 Phương pháp nghiên cứu tài

liệu: là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát.

Các số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài từ các báo cáo, đề án chuyển đổi mô hình hoạt động của ngân hàng, các quy chế, quy trình, kết hợp với thông tin sơ cấp qua trao đổi, tìm hiểu tại ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương.

Thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu là giai đoạn 2012 - 2014. 2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau :

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về

công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.

Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các sách viết về Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại , các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, quản trị rủi ro trong ngân hàng, giáo trình tài chính - tiền tệ- ngân hàng…

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn…

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng hoạt động

huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương.

Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tài chính kiểm toán, báo cáo thường niên năm 2012-2013-2014 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

39

Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn, cũng như công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2012-2014.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn, tác giả đề

xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương.

40

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG

3.1.Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

3.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương (tên gọi tắt là SAIGONBANK) là pháp nhân được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0034/NH-GP của Ngân hang Nhà nước Việt Nam ngày 04 tháng 05 năm 1993, Giấy phép thành lập số 848/GP-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 07 năm 1993 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059074 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 04/08/1993, thay đổi lần thứ 26 ngày 27/08/2013.

SAIGONBANK là Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, được thành lập trong hệ thống ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16/10/1987, trước khi có Luật công ty và pháp lệnh ngân hàng, với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian hoạt động là 50 năm. Hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng là 3.080 tỷ đồng. Sau 28 năm nỗ lực phấn đấu, cho tới nay ngân hàng đã xây dựng được chỗ đứng trên thị trường, hoạt động kinh doanh đạt nhiều thành tích. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng, nhu cầu về nguồn vốn của ngân hàng là rất lớn. Do đó, bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, ngân hàng cũng rất cần tăng cường huy động vốn từ các chủ thể khác. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, công tác huy động vốn của ngân hàng hiện vẫn còn nhiều hạn chế về quy mô, cơ cấu, chi phí vốn cũng như sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn. Tình hình huy động vốn thực tế tại SGB cũng như bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường đòi hỏi Ngân hàng phải sớm thực hiện những giải pháp đúng đắn để tăng cường huy động vốn trên cơ sở phát huy thế mạnh hiện có, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, từng bước đưa

41

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, SHB cũng không ngừng lớn mạnh. Với quyết tâm trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng, vài năm qua, ngân hàng đã tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc góp vốn đầu tư vào một số đơn vị: Ngân hàng Bản Việt, khách sạn Sài Gòn Hạ Long, Công ty Chuyển mạch Tài chính Quốc gia(Banknetvn), Quỹ bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Tính đến 31/12/2014, mạng lưới hoạt động của SGB bao gồm Hội sở, 33 Chi nhánh, 51 Phòng giao dịch và 05 Quỹ tiết kiệm.

3.1.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý nguồn vốn

a. Bộ máy tổ chức

Ngân hàng SGB được tổ chức theo mô hình ngân hàng thương mại với nhiều bộ phận chuyên môn. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng.

42

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT P. KIỂM TOÁN NỘI BỘ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ỦY BAN NHÂN SỰ UB. QUẢN LÝ RỦI RO BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QL TS NỢ - TS CÓ KHỐI HỖ TRỢ ĐIỀU HÀNH PHÒNG KẾ HOẠCH P. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH P. PHÁP CHẾ KHỐI GD KHÁCH HÀNG CÔNG TY TRỰC THUỘC MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG THẨM ĐỊNH P. KẾ TOÁN GIAO DỊCH P. NGUỒN VỐN P. TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI P. NGÂN QUỸ TRUNG TÂM THẺ KHU VỰC MIỀN BẮC KHU VỰC MIỀN TRUNG KV. MIỀN ĐÔNG NAM BỘ KV. MIỀN TÂY NAM BỘ KV. TP HỒ CHÍ MINH CTY QUẢN LÝ NỢ & KTTS P. KINH DOANH P. KẾ TOÁN KS. RIVERSIDE 1 KS. RIVERSIDE 2 KS. RIVERSIDE 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

43 b. Bộ máy quản lý nguồn vốn

Công tác quản lý hoạt động huy động vốn do Phòng nguồn vốn và Phòng Kế hoạch Tổng hợp - Hội sở chính đảm nhiệm. Phòng Nguồn vốn gồm 20 người, trong đó có 01 trưởng phòng, 02 phó phòng. Phòng Kế hoạch gồm 15 người, 01 trưởng phòng và 02 phó phòng phụ trách.

Chức năng: Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc chiến lược, kế hoạch phát

triển kinh doanh. Nghiên cứu, áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới, tuyên truyền quảng bá các sản phẩm của Ngân hàng. Trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ và kế hoạch nguồn vốn và tiếp thị.

Nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược, kế hoạch theo sự định hướng của SGB, phù

hợp với điều kiện từng vùng miền. Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, hình thức, mức lãi suất huy động vốn. Cân đối, sử dụng, điều hòa vốn. Quản lý, giao chỉ tiêu cho các phòng tại Hội sở chính, các Chi nhánh trực thuộc. Theo dõi việc thực hiện, quyết toán kế hoạch. Tổng hợp, phân tích, đề xuất biện pháp xử lý phòng ngừa rủi ro. Đề xuất phương án tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, yêu cầu triển khai áp

dụng các sản phẩm dịch vụ mới.

3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Thương

3.2.1. Huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố thiết yếu đối với mọi ngân hàng, huy động vốn là hoạt động quan trọng hàng đầu của các ngân hàng trong đó có SGB. Trong những năm qua, SGB đã quan tâm đầu tư và nỗ lực nhiều hơn trong công tác huy động vốn.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong những năm gần đây tuy không cao, nhưng 3 năm trở lại đây nguồn vốn huy động luôn ổn định. Sự ổn định nguồn vốn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 44)