Kinh nghiệm quản lý huy độngvốn của Ngân hàng TMCP Ngoạ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 42)

thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng đi đầu trong mọi hoạt động trên thị trường tài chính, trong đó có hoạt động huy động vốn. Với ưu thế hoạt động lâu đời, thị phần lớn, Vietcombank đã tích cực đầu tư phát triển hoạt động huy động vốn trên nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là đa dạng hoá sản phẩm huy động, tăng cường tiện ích cho khách hàng.

Vietcombank huy động vốn từ qua rất nhiều hình thức như nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ, vay vốn ưu đãi từ nguồn đầu tư uỷ thác của các tổ chức nước ngoài, vay vốn từ NHNN và các TCTD. Để thúc đẩy nguồn vốn từ dân cư, các sản phẩm tiền gửi ngày càng được đa dạng hoá về kỳ hạn, phương thức trả lãi, tính năng sản phẩm như tiền kiệm tự động, tiết kiệm thông minh, tiết kiệm trả lãi trước, trong và sau, kỳ trả lãi linh hoạt phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tại Vietcombank không áp dụng mô hình mua bán vốn tập trung tại Trụ sở chính mà Chi nhánh tự cân đối vốn.

Vietcombank cũng tích cực ứng dụng công nghệ để tạo ra những đặc tính nổi trội trong thanh toán, gia tăng tiện ích cho khách hàng. Các dịch vụ thanh toán điện tử rất đa dạng bao gồm ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking, ngân hàng qua tin nhắn VCB-SMS B@nking, dịch vụ nhận tin nhắn chủ động, ngân hàng 24x7 VCB- Phone B@nking, nạp tiền trả trước VCB-eTopup, dịch vụ tài chính, thanh toán hóa đơn trả sau. Ngân hàng cũng liên kết với nhiều công ty viễn thông, điện, nước, công ty tài chính, bảo hiểm, các công ty bán hành trực tuyến trong và ngoài nước để mở rộng phạm vi thanh toán điện tử cho khách hàng.

Vietcombank cũng xây dựng được văn hoá kinh doanh đặc trưng, phong cách tiếp cận khách hàng thân thiện, lịch thiệp, tạo ra sự hài lòng, thoả mãn tốt nhất

33

nhu cầu của khách hàng. Chính sách chăm sóc khách hàng cùng thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, càng làm hình ảnh của Ngân hàng tốt đẹp trong mắt các khách hàng. Chính vì vậy, Vietcombank luôn đạt được nhiều thành công trong việc khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định và bền vững với tốc độ trung bình 20%/năm trong 3 năm qua.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ

đầu năm 1993. Đến nay, Ngân hàng đã tạo lập được một hệ thống tương đối rộng lớn với hơn 110 điểm giao dịch gồm trụ sở chính tại Hà Nội, 17 Chi nhánh , hơn 90 Phòng giao dịch. Tính đến cuối năm 2014, tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đạt 46.851 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 39,169 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội, công tác huy động vốn được quản lý tập trung tại Trụ sở chính .Trụ sở chính đưa ra các hình thức huy động, cân đối nguồn vốn và có các chính sách phù hợp, đảm bảo hoạt động hài hòa toàn hệ thống. Với mô hình quản lý này, có những thời điểm gây bất lợi cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hà Nội trong việc tăng trưởng nguồn vốn, do không có tính chủ động trong việc thực hiện chính sách lãi suất huy động để thu hút khách hàng. Một thực tế là hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội thừa vốn nhưng có thể riêng lẻ từng Chi nhánh lại thiếu vốn, cụ thể Chi nhánh Cần Thơ nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng cho tổng dư nợ của Chi nhánh, mà Chi nhánh còn phải vay vốn của Hội sở thông qua việc mua bán vốn nội bộ. Cụ thể, tính đến cuối năm 2014, số dư nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội , Chi nhánh Cần Thơ đạt 2.102 tỷ

đồng, Dư nợ của Chi nhánh đạt gần 2.900 tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kinh doanh của

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội năm 2014). Mức chênh lệch này Chi nhánh

Cần Thơ được Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cung ứng thông qua mua bán vốn nội bộ trong hệ thống.

34

1.3.3. Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

Từ việc quản lý huy động vốn của 2 ngân hàng trên cho thấy, việc thực hiện mô hình quản lý vốn ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn ngân hàng. Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội do thực hiện theo mô hình quản lý vốn tập trung nên không chủ động trong việc thực hiện các chính sách huy động vốn. Còn tại Vietcombank, chi nhánh đang tự cân đối vốn nên có nhiều lợi thế hơn trong qúa trình triển khai kế hoạch của mình, chủ động hơn trong cạnh tranh, thu hút lượng khách hàng lớn trên địa bàn.

Bài học rút ra đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương là muốn công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao phù hợp với từng địa bàn nơi có các Chi nhánh hoạt động thì việc quản lý hoạt động huy động vốn nên để Chi nhánh tự cân đối và có chính sách cụ thể. Từng Chi nhánh sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện các chính sách để huy động vốn; đồng thời đảm bảo lợi ích cho Chi nhánh đối với mảng kinh doanh này.

35 CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Tất cả những nguyên lý nào có tác dụng gợi mở, định hướng, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận. Mặc dù vậy, triết học macxit với tư cách là phương pháp luận chung nhất và phổ biến không thể thay thế phương pháp luận của các khoa học cụ thể.

Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp luận nghiên cứu, xem xét sự việc, hiện tượng trong các mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau không ngừng nảy sinh, vận động và giải quyết mâu thuẫn làm cho sự vật phát triển.

Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp luận nghiên cứu duy vật về lịch sử phát triển của xã hội loài người. Chính đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần của con người.

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử để phân tích đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2012-2014, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo.

2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp phân tích

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậy

36

muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia; Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Phương pháp phân tích không chỉ được tác giả sử dụng triệt để trong Chương 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn được tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của Luận văn.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Ngay từ Chương 1, khi giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại, các hoạt động cơ bản của ngân hàng Thương mại, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến hoạt động huy động vốn, cũng như công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại các Ngân hàng Thương mại.

37

2.2.3. Phương pháp so sánh

So sánh (hoặc so sánh đối chiếu) là một thao tác nghiên cứu được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu, và do đó vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tượng ấy. Có những ngành khoa học nếu không vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh thì không thể giải quyết nổi những vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tượng.

Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng khá triệt để trong Chương 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng. Việc phân tích thực trạng dựa trên các kết quả kinh doanh chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng phương pháp so sánh để rút ra nhận xét về hoạt động huy động vốn , cũng như công tác quản lý hoạt động vốn có hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, việc tính toán và so sánh về hoạt động huy động vốn qua các năm (2012-2014) cũng giúp tác giả có một cái nhìn toàn diện, để từ đó đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả hơn trong công tác huy độn vốn tại Ngân hàng.

2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là hoạt động huy động vốn tại NHTM Sài Gòn Công thương. Thống kê và so sánh là hai phương pháp được sử dụng song hành với nhau trong luận văn. Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng công tác huy động vốn nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.

38 Phương pháp nghiên cứu tài

liệu: là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát.

Các số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài từ các báo cáo, đề án chuyển đổi mô hình hoạt động của ngân hàng, các quy chế, quy trình, kết hợp với thông tin sơ cấp qua trao đổi, tìm hiểu tại ngân hàng.

2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương.

Thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu là giai đoạn 2012 - 2014. 2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau :

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về

công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.

Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các sách viết về Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại , các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, quản trị rủi ro trong ngân hàng, giáo trình tài chính - tiền tệ- ngân hàng…

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn…

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng hoạt động

huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương.

Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tài chính kiểm toán, báo cáo thường niên năm 2012-2013-2014 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

39

Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn, cũng như công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2012-2014. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn, tác giả đề

xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương.

40

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG

3.1.Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

3.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương (tên gọi tắt là SAIGONBANK) là pháp nhân được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0034/NH-GP của Ngân hang Nhà nước Việt Nam ngày 04 tháng 05 năm 1993, Giấy phép thành lập số 848/GP-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 07 năm 1993 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059074 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 04/08/1993, thay đổi lần thứ 26 ngày 27/08/2013.

SAIGONBANK là Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, được thành lập trong hệ thống ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16/10/1987, trước khi có Luật công ty và pháp lệnh ngân hàng, với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian hoạt động là 50 năm. Hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng là 3.080 tỷ đồng. Sau 28 năm nỗ lực phấn đấu, cho tới nay ngân hàng đã xây dựng được chỗ đứng trên thị trường, hoạt động kinh doanh đạt nhiều thành tích. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng, nhu cầu về nguồn vốn của ngân hàng là rất lớn. Do đó, bên cạnh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 42)