Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 48)

Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương.

Thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu là giai đoạn 2012 - 2014. 2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau :

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về

công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.

Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các sách viết về Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại , các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, quản trị rủi ro trong ngân hàng, giáo trình tài chính - tiền tệ- ngân hàng…

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn…

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng hoạt động

huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương.

Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tài chính kiểm toán, báo cáo thường niên năm 2012-2013-2014 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

39

Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn, cũng như công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2012-2014.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn, tác giả đề

xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương.

40

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG

3.1.Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

3.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương (tên gọi tắt là SAIGONBANK) là pháp nhân được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0034/NH-GP của Ngân hang Nhà nước Việt Nam ngày 04 tháng 05 năm 1993, Giấy phép thành lập số 848/GP-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 07 năm 1993 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059074 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 04/08/1993, thay đổi lần thứ 26 ngày 27/08/2013.

SAIGONBANK là Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, được thành lập trong hệ thống ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16/10/1987, trước khi có Luật công ty và pháp lệnh ngân hàng, với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian hoạt động là 50 năm. Hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng là 3.080 tỷ đồng. Sau 28 năm nỗ lực phấn đấu, cho tới nay ngân hàng đã xây dựng được chỗ đứng trên thị trường, hoạt động kinh doanh đạt nhiều thành tích. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng, nhu cầu về nguồn vốn của ngân hàng là rất lớn. Do đó, bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, ngân hàng cũng rất cần tăng cường huy động vốn từ các chủ thể khác. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, công tác huy động vốn của ngân hàng hiện vẫn còn nhiều hạn chế về quy mô, cơ cấu, chi phí vốn cũng như sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn. Tình hình huy động vốn thực tế tại SGB cũng như bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường đòi hỏi Ngân hàng phải sớm thực hiện những giải pháp đúng đắn để tăng cường huy động vốn trên cơ sở phát huy thế mạnh hiện có, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, từng bước đưa

41

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, SHB cũng không ngừng lớn mạnh. Với quyết tâm trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng, vài năm qua, ngân hàng đã tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc góp vốn đầu tư vào một số đơn vị: Ngân hàng Bản Việt, khách sạn Sài Gòn Hạ Long, Công ty Chuyển mạch Tài chính Quốc gia(Banknetvn), Quỹ bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Tính đến 31/12/2014, mạng lưới hoạt động của SGB bao gồm Hội sở, 33 Chi nhánh, 51 Phòng giao dịch và 05 Quỹ tiết kiệm.

3.1.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý nguồn vốn

a. Bộ máy tổ chức

Ngân hàng SGB được tổ chức theo mô hình ngân hàng thương mại với nhiều bộ phận chuyên môn. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng.

42

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT P. KIỂM TOÁN NỘI BỘ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ỦY BAN NHÂN SỰ UB. QUẢN LÝ RỦI RO BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QL TS NỢ - TS CÓ KHỐI HỖ TRỢ ĐIỀU HÀNH PHÒNG KẾ HOẠCH P. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH P. PHÁP CHẾ KHỐI GD KHÁCH HÀNG CÔNG TY TRỰC THUỘC MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG THẨM ĐỊNH P. KẾ TOÁN GIAO DỊCH P. NGUỒN VỐN P. TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI P. NGÂN QUỸ TRUNG TÂM THẺ KHU VỰC MIỀN BẮC KHU VỰC MIỀN TRUNG KV. MIỀN ĐÔNG NAM BỘ KV. MIỀN TÂY NAM BỘ KV. TP HỒ CHÍ MINH CTY QUẢN LÝ NỢ & KTTS P. KINH DOANH P. KẾ TOÁN KS. RIVERSIDE 1 KS. RIVERSIDE 2 KS. RIVERSIDE 3

43 b. Bộ máy quản lý nguồn vốn

Công tác quản lý hoạt động huy động vốn do Phòng nguồn vốn và Phòng Kế hoạch Tổng hợp - Hội sở chính đảm nhiệm. Phòng Nguồn vốn gồm 20 người, trong đó có 01 trưởng phòng, 02 phó phòng. Phòng Kế hoạch gồm 15 người, 01 trưởng phòng và 02 phó phòng phụ trách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chức năng: Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc chiến lược, kế hoạch phát

triển kinh doanh. Nghiên cứu, áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới, tuyên truyền quảng bá các sản phẩm của Ngân hàng. Trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ và kế hoạch nguồn vốn và tiếp thị.

Nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược, kế hoạch theo sự định hướng của SGB, phù

hợp với điều kiện từng vùng miền. Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, hình thức, mức lãi suất huy động vốn. Cân đối, sử dụng, điều hòa vốn. Quản lý, giao chỉ tiêu cho các phòng tại Hội sở chính, các Chi nhánh trực thuộc. Theo dõi việc thực hiện, quyết toán kế hoạch. Tổng hợp, phân tích, đề xuất biện pháp xử lý phòng ngừa rủi ro. Đề xuất phương án tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, yêu cầu triển khai áp

dụng các sản phẩm dịch vụ mới.

3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Thương

3.2.1. Huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố thiết yếu đối với mọi ngân hàng, huy động vốn là hoạt động quan trọng hàng đầu của các ngân hàng trong đó có SGB. Trong những năm qua, SGB đã quan tâm đầu tư và nỗ lực nhiều hơn trong công tác huy động vốn.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong những năm gần đây tuy không cao, nhưng 3 năm trở lại đây nguồn vốn huy động luôn ổn định. Sự ổn định nguồn vốn huy động đóng góp đáng kể vào tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn luôn ở mức cao trên 90% trong 4 năm gần đây. Rõ ràng, vai trò then chốt của huy động vốn trong hoạt động của SGB đang ngày càng được khẳng định.

44

SGB huy động vốn chủ yếu từ nguồn tiền gửi, tiền vay dưới nhiều đồng tiền khác nhau nhưng hầu hết là đồng nội tệ. Đối tượng huy động vốn của Ngân hàng bao gồm cả tổ chức, cá nhân và các TCTD. Kỳ hạn nguồn vốn huy động bao gồm cả ngắn, trung và dài hạn, trong đó phần lớn là nguồn ngắn hạn.

SGB đã và đang phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới nhằm tăng cường huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư như tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi. Bên cạnh đó, các tiện ích đi kèm sản phẩm, các hình thức thu hút khách hàng như tặng quà khuyến mại, dự thưởng, lãi suất linh hoạt cũng được đầu tư áp dụng và cải thiện. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng sẽ được phân tích cụ thể ở các phần sau của luận văn.

3.2.2. Tín dụng

Tín dụng luôn là hoạt động mũi nhọn đem lại nguồn thu đáng kể cho Ngân hàng, đặc biệt là mảng cho vay. Trong những năm gần đây, Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và nâng cao khả năng cạnh tranh như giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các đợn vị trực thuộc căn cứ vào quy mô, địa bàn hoạt động, ban hành các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi đối các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lĩnh vực tiêu dùng.

Bảng 3.1: Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014

Doanh số cho vay 8.045 7.962 7.818

Doanh số thu nợ 6.093 6.460 5.980

Dư nợ cho vay 11.183 10.861 10.670

(Nguồn: Báo cáo tài chính của SGB năm 2012-2013-2014)

Năm 2014, dư nợ cho vay giảm so với các năm trước, biến động dư nợ cho vay trên khá phù hợp với diễn biến chung của nền kinh tế. Suy thoái kinh tế trong những năm qua đã tác động xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp, số lượng các doanh nghiệp giải thể tiếp tục tăng , nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nề kinh tế còn yếu.

45

Nhu cầu vay vốn để mua nhà, vay tiêu dùng của người dân bị giảm do tình hình khó khăn của nền kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng, suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động nên nhu cầu tiêu dùng giảm.

Bên cạnh đó, do khả năng tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ của ngân hàng còn hạn chế dẫn đến lãi suất cho vay cao so với các NHTM nhà nước, chính điều này cũng là một trong các nguyên nhân hạn chế việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương trong điều kiện nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn.

Ngoài những nguyên nhân khách quan trên, dư nợ cuả ngân hàng còn nhiều hạn chế do một số nguyên nhân chủ quan:

- Thực hiện quy định của NHNN, SGB đã thực hiện bán nợ gốc nội bảng cho VAMC là 360 tỷ đồng.

- Ngân hàng đã thực hiện các biện pháp tích cực, phù hợp với các quy định của pháp luật như sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp, phát mãi tài sản, nhận tài sản để cấn trừ nợ xấu, bán nợ cho VAMC…

- Một số ít lãnh đạo các đơn vị còn tâm lý e ngại rủi ro nên không tăng trưởng tín dụng.

Hiện nay, Ngân hàng đã tiến hành xây dựng đầy đủ các quy trình nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng, đồng thời thực hiện công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, nhằm đảm bảo hiệu quả trong hoạt động cho vay, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm tăng cường chất lượng công tác tín dụng, Ban TGĐ đã chỉ đạo yêu cầu các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện:

Chỉ thực hiên cấp tín dụng cho khách hàng mới trên cơ sở có tài sản thế chấp là bất động sản, có phương án kinh doanh khả thi .

Yêu cầu các đơn vị tự rà soát lại nợ xấu và có phương án xử lý, các biện pháp tích cực để giảm nợ xấu, kiểm soát việc phát sinh nợ xấu trong toàn hệ thống và hạn chế tối đa việc phát sinh nợ từ nhóm 2-5.

Thực hiện cơ cấu lại nợ theo quyết định 780 của NHNN nhằm triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

46

Trích đúng và đầy đủ dự phòng rủi ro, đồng thời sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp nợ xấu.

Thực hiện việc nhận tài sản để cấn trừ nợ theo quy định NHNN và quy chế do HĐQT ban hành.

Bảng 3.2: Chất lượng nợ vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) - Dư nợ xấu (nhóm 3-5) 531 4,74 318 2,92 239 2,23 -Dư nợ nhóm 2 330 2,95 387 3,56 432 4,04 - Dư nợ nhóm 2-5 861 7,69 705 6,49 671 6,28 - Tổng dư nợ 11.183 100 10.861 100 10.670 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của SGB năm 2012-2013-2014)

Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5) cả 3 năm của Ngân hàng đều thấp hơn mức tối đa cho phép (5%) theo thông lệ quốc tế và Việt Nam. Tỷ lệ này, mặc dù tăng cao lên mức 4,74% trong năm 2012 nhưng đã được cải thiện đáng kể trong năm 2014 (từ 4,47% giảm xuống còn 2,23%). Trong 03 năm qua, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát trong nước tăng cao, gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp. Việc mở rộng tín dụng trong thời gian ngắn trong thời kỳ các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn đã gây nên tỷ lệ nợ xấu cao. Năm 2014, bên cạnh việc tăng cường rà soát, đánh giá lại các khoản cho vay nhằm nâng cao chất lượng khoản vay, SGB cũng đã thành lập ban xử lý nợ và đẩy mạnh xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi…Thêm vào đó, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một số khách hàng có tiến triển. Kết quả là tỷ lệ nợ 3, nhóm 4 và nhóm 5 đều giảm, kéo tỷ lệ nợ xấu giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm (2,23%).

47

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu năm 2014 giảm sút nhưng tỷ lệ nợ nhóm 2 năm 2014 lại tăng nhiều so với năm 2013, do đó tỷ lệ nợ các nhóm 2-5 của Ngân hàng năm 2014 tăng so với năm 2013. Sở dĩ như vậy là bởi năm 2014, chất lượng nhiều khoản nợ xấu đã được cải thiện, một phần nợ xấu đã được chuyển thành nợ nhóm 2. Mặt khác, một số doanh nghiệp vay vốn do hoạt động sản xuất kinh doanh chưa phục hồi nên phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, làm gia tăng nợ nhóm 2. Như vậy có thể thấy việc mở rộng tín dụng trong giai đoạn hiện nay đã và đang đặt ra những thách thức nhất định trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đây không chỉ là hiện tượng ở SGB mà còn là xu hướng chung của nhiều ngân hàng. Điều này đòi hỏi SGB trong thời gian tới cần tiếp tục tập trung kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng, thường xuyên đánh giá doanh nghiệp vay vốn cũng như dự án cho vay để nâng cao chất lượng cho vay, đồng thời luôn tuân thủ đúng các quy định về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Cùng với cho vay, SGB cũng triển khai nhiều hình thức tín dụng khác, đặc biệt là bảo lãnh, nhằm đa dạng hoá hoạt động đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

3.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế

Kể từ khi thành lập Ngân hàng cho đến nay, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Mạng lưới các ngân hàng đại lý không ngừng mở rộng, đến 31/12/2014 , ngân hàng đã thiết lập được quan hệ đại lý với

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 48)