Đối với nhóm khách hàng thứ 2

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 70)

Nhóm khách hàng này cũng chủ yếu ở phường Xuân Khánh (chiếm 28,3%), độ tuổi trung niên, trên 30 tuổi, giới tính phần đông là nữ. Nhóm khách hàng này nghề nghiệp gồm buôn bán, học sinh – sinh viên, nội trợ. Vì đặc tính công việc không ngay giờ hành chính nên họ có thể sắp xếp thời gian đi chợ thường xuyên hơn. Đây là nhóm khách hàng hiện tại, rất quan trọng đối với tiểu thương và mong muốn giữ được lòng trung thành của họ. Nhóm khách hàng này quan tâm cả chất lượng phục vụ và giá trị cảm nhận. Vì thế cần phải quan tâm nhiều đến nhóm này.

Đối với chất lượng phục vụ, thứ nhất tiểu thương cần phải am hiểu được tâm lý khách hàng, cần phải có thái độ nhã nhặn, lịch sự và tôn trọng khách hàng. Đặc biệt tiếng rao hàng và lời mời gọi lịch thiệp, có duyên cũng đủ thu hút họ. Đôi khi giá cả đắt hơn người bán bên cạnh nhưng họ cũng chấp nhận mua. Thứ hai, người bán hàng cần tạo cho họ một cảm giác gần gũi, thận thiện và sự tin tưởng. Thứ ba, có tác phong mau mắn, nhanh nhẹn, giới thiệu hàng hóa và thuyết phục người mua. Khi thanh toán tiền nên thanh toán nhanh chóng, tránh để khách hàng đợi lâu. Đặc biệt, cần quan tâm đến cách bố trí hàng hóa. Sắp xếp, bố trí hàng hóa gọn gàng, sạch đẹp, dễ nhìn và dễ tìm kiếm và thu hút khách hàng ghé đến gian hàng. Bố trí thứ tự theo từng mặt hàng để khách hàng có thể thuận tiện hơn khi lựa chọn.

Đối với giá trị cảm nhận, tiểu thương cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, liên hệ với nơi cung cấp hàng hóa có uy tín, chọn những loại rất tươi và chất lượng để giữ chân nhóm khách hàng này lại. Nguồn hàng đầu vào là rất quan trọng. Tiểu thương cần chủ động tìm kiếm nơi cung cấp để luôn đảm bảo nguồn hàng dồi dào, đa dạng và tươi ngon. Đặc biệt là phải an toàn. Chất lượng sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu vì lợi ích sức khỏe của khách hàng. Đôi khi họ chấp nhận giá cao nhưng đổi lấy được một sản phẩm chất lượng, tốt cho sức khỏe. Các mặt hàng thực phẩm tươi sống cần có nguồn gốc xuất xứ và chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu gặp khó khăn trong việc

thương phải biết cách bảo quản các loại thực phẩm tươi sống để chúng luôn tươi và phải đảm bảo an toàn. Vì đây là nhóm khách hàng khó tính. Về giá cả, họ cũng rất nhạy cảm về vấn đề này. Vì thế tiểu thương không nên nói thách, không nên định giá quá cao để họ luôn trung thành và tạo niềm tin. Chúng ta cần niêm yết 1 giá chung với các tiểu thương trong chợ để khách hàng không còn tâm lý sợ nói thách và không tin tưởng.

5.3 Vấn đề chung

Qua quá trình khảo sát ý kiến của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều về mức độ hài lòng khi mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống và qua kết quả phân tích ta nhận thấy rằng các đáp viên không đánh giá cao lắm về sản phẩm và người bán hàng. Họ chỉ cảm thấy hài lòng trung bình. Đây là vấn đề mà các tiểu thương cần quan tâm nhiều hơn và cần phải khắc phục để nâng cao thỏa mãn nhu cầu của họ bằng những việc làm thiết thực và đổi mới tích cực.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Thông qua 120 mẫu quan sát trên địa bàn nghiên cứu, kết quả phân tích cho thấy có 2 nhân tố tác động đến hành vi tiêu thụ thực phẩm tươi sống của người dân tại chợ truyền thống đó là chất lượng phục vụ và giá trị cảm nhận.

Qua kết quả nghiên cứu tác giả đã phân ra được 2 nhóm khách hàng với những đặc điểm tương đối khác nhau. Có thể nhận biết từng nhóm khách hàng như sau:

Nhóm 1: Nhóm khách hàng quan tâm đến giá trị cảm nhận. Nhóm này gồm 21 đối tượng. Nhóm này chủ yếu ở phường Xuân Khánh, trên 30 tuổi, đã lập gia đình, thu nhập trên 5 triệu, nghề nghiệp của họ đa số là công chức nhà nước, có trình độ cao đẳng hoặc đại học. Nhóm khách hàng này chủ yếu đi chợ vào buổi sáng, 1 tuần họ đi 3 đến 4 lần (chiếm 33,3%) và 1 – 2 lần (chiếm 28,7%). Các đối tượng của nhóm này cho rằng chợ truyền thống phản ánh nét văn hóa của người Việt Nam (chiếm 71,4%).

Nhóm 2: Nhóm khách hàng quan tâm đến giá trị cảm nhận và chất lượng phục vụ. Nhóm này gồm 99 đối tượng. Nhóm khách hàng này cần phải được quan tâm nhiều. Vì cả 2 yếu tố đều được họ quan tâm đến. Và nhóm này chiếm số lượng khá đông. Nhóm này cũng đa số sống ở phường Xuân Khánh, trên 30 tuổi đã lập gia đình, nghề nghiệp chủ yếu của nhóm này là buôn bán, nội trợ, học sinh – sinh viên. Nhóm khách hàng này thường đi chợ vào buổi sáng. Họ đi chợ 1 tuần 5 – 6 lần.

Nhìn chung 2 nhóm khách hàng đều có trình độ cao. Khi mua thực phẩm tươi sống họ đều quan tâm đến giá trị cảm nhận. Vì vậy, giá trị cảm nhận cần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn nữa để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn ngày càng cao của khách hàng.

Qua kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng, ta nhận thấy họ không đánh giá cao về sản phẩm và người bán hàng. Mức độ hài lòng chỉ ở mức trung bình. Vì thế, cần phải khắc phục nhiều hơn nữa và đổi mới tích cực.

6.2 Kiến Nghị

Để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, các tiểu thương, các ban quản lý chợ, các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng cần phải quan tâm nhiều hơn với những việc làm thiết thực như:

Các cấp chính quyền địa phương cần thường xuyên tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác tuyên truyền tập trung vào các nội dung như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc kháng sinh, thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng,… ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, cách thức nhận biết thực phẩm có nguồn gốc, được xác nhận chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

an toàn thực phẩm, tập huấn các tiểu thương cách bảo quản, sơ chế thực phẩm tươi sống và việc tham gia xây dựng mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các đơn vị quản lý cần mở lớp huấn luyện các tiểu thương kĩ năng bán hàng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ có trách nhiệm phổ biến kiến thức, thông tin khoa học, kinh nghiệm xây dựng mô hình sản xuất thực phẩm sạch; các quy định về tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) để các tổ chức, cá nhân biết thực hiện và giám sát việc thực hiện.

Các đơn vị quản lý chợ tổ chức, lấy ý kiến của các tiểu thương để xây dựng nội quy của chợ về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các tiểu thương, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm nội quy.

Các đơn vị quản lý chợ cần chú trọng đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh doanh thực phẩm, đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường như khu giết mổ gia cầm, các quầy sạp bán hàng, hệ thống cấp thoát nước,…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ xây dựng phát triển các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng rau, củ quả theo hướng an toàn, sạch bệnh.

Các hợp tác xã, trang trại, các hộ nông dân trồng trọt và chăn nuôi theo đúng quy trình kĩ thuật, tuân thủ các quy định trong việc sử dụng giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật,… thông tin về thực phẩm, cách bảo quản và hạn sử dụng phải cung cấp rõ ràng.

Các đơn vị quản lý chợ phải công bố, công khai thông tin địa chỉ của các nông hộ, hợp tác xã, trang trại, tạo điều kiện hình thành mối liên kết giữa tiểu thương với nơi cung cấp thực phẩm tươi sống, an toàn, chất lượng.

Các đơn vị quản lý chợ cần huy động nguồn vốn hợp pháp để hỗ trợ các tiểu thương mua các dụng cụ, hệ thống bảo quản, chứa đựng thực phẩm tươi sống.

Các tiểu thương cần tuân thủ theo những quy định của ban quản lý chợ, tham gia vào những lần tập huấn về cách bảo quản thực phẩm tươi sống cũng như kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các tiểu thương phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với sức khỏe của người dân, tránh vì lợi nhuận mà buôn bán những thực phẩm không an toàn, có nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Tòng Bá, 2012. Khảo sát hành vi tiêu dùng của người dân quận Ninh Kiều đối với hàng rong. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ.

2. Nguyễn Thị Phương Dung và Bùi Thị Kim Thanh, 2011. So sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống: trường hợp ngành hàng tiêu dùng. Tạp chí khoa học 2011:20b 225-236. Trường Đại học Cần Thơ.

3. Tuổi trẻ online: truy cập trang web:

http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=231328&Cha

nnelID=3. Ngày truy cập 16/10/2014

4. Lưu Thanh Đức Hải, 8/2007. Bài giảng nghiên cứu Marketing, tài liệu lưu hành nội bộ. Trường Đại học Cần Thơ.

5. Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: truy cập trang web:

http://www.hiephoibanle.com/. Ngày truy cập 10/9/2014

6. Sở Công Thương thành phố Cần Thơ (2009). Dự án quy hoạch phát triển thương mại thành phố Cần Thơ đến 2015 và định hướng đến năm 2020.

PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI CHỢ TRUYỀN

THỐNG Ở QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Xin chào Anh (chị), tôi tên là: Hồ Thị Thương hiện là sinh viên thuộc khoa Kinh tế - QTKD của trường Đại học Cần Thơ. Tôi đang “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng đối với thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống của người dân ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”. Rất mong anh (chị) dành khoảng 15 phút để giúp chúng tôi hoàn thành các câu hỏi có liên quan dưới đây. Tôi rất biết ơn sự cộng tác của anh (chị) và những câu trả lời của anh (chị) sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.

PHẦN SÀNG LỌC

Câu 1: Trong tuần qua anh (chị) có mua thực phẩm tươi sống ở chợ truyền thống không?

1. Có tiếp tục

2. Không dừng lại, cảm ơn anh (chị)

Anh (chị) vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân sau:

Q1: Anh (chị) vui lòng cho biết anh chị ở phường nào? Phường………

Q2: Giới tính 1. Nam 2. Nữ

Q3: Anh (chị) vui lòng cho biết nghề nghiệp của anh (chị):

1.Học sinh – sinh viên 5. Lao động phổ thông

2.Nhân viên văn phòng 6. Nội trợ

3.Công chức nhà nước 7. Khác:……….

4.Buôn bán

Q4: Thu nhập trung bình mỗi tháng của anh (chị):……….VND Q5: Anh (chị) vui lòng cho biết anh (chị) bao nhiêu tuổi:……… Q6: Anh (chị) vui lòng cho biết trình độ học vấn của anh (chị):

1.Không biết chữ 5. Trung cấp nghề

2.Cấp 1 6. Cao đẵng/ đại học

4.Cấp 3

Q7: Tình trạng hôn nhân của anh (chị): 1. Độc thân

2. Đã lập gia đình

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

Q8: Trong gia đình anh (chị) ai là người quyết định mua sắm trong gia đình 1.Anh (chị)

2.Khác (vui lòng ghi rõ):………..

Q9: Anh (chị) thường đi chợ và mua thực phẩm tươi sống vào buổi nào? 1.Sáng

2.Trưa 3.Chiều 4.Tối

Q10: Một tuần anh (chị) đi chợ mua thực phẩm tươi sống bao nhiêu lần? 1.1 - 2 lần/tuần

2.3 - 4 lần/tuần 3.5 - 6 lần 4.Trên 6 lần

Q11: Anh (chị) thường đi chợ bằng phương tiện nào? 1.Đi bộ

2.Xe đạp 3.Xe máy

4.Phương tiện khác (vui lòng ghi rõ):……….. Q12: Thời gian Anh (chị) đi từ nhà tới chợ bao lâu?

1.<15 phút 2.15 – 30 phút 3.>30 phút

Q13: Mỗi lần đi chợ gia đình Anh (chị) tiêu bao nhiêu tiền?...(VND)

Q14: Theo anh (chị) chợ truyền thống có phản ánh được nét văn hóa và bản sắc riêng của dân tộc, bản sắc riêng của đô thị không?

1.Có 2.Không

Q15: Vì sao anh (chị) lại chọn mua thực phẩm tươi sống ở chợ truyền thống, thay vì mua ở siêu thị?

1.Sự thuận tiện

2.Giá cả phù hợp, có thể trả giá được 3.Người bán hàng nhiệt tình

4.Tươi, ngon

5.Sự đa dạng về các loại, có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua Khác (vui lòng ghi rõ):………..

Q16: Anh (chị) vui lòng đánh giá mức độ đồng ý về các ý kiến đối với việc mua thực phẩm tươi sống tại chợ:

1.Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung bình 4.

Đồng ý 5. Rất đồng ý Các tiêu chí

1 2 3 4 5

Sản phẩm

Sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Sản phẩm chất lượng, tươi, ngon.

Sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng

Giá cả

Giá cả phù hợp với chất lượng hàng hóa

Giá cả rẻ phục vụ cho đại đa số người dân có thu nhập trung bình

Giá cả có thể thương lượng được

Có thể mua thiếu được Người bán hàng

Tác phong mau mắn, nhanh nhẹn của người bán hàng

Thời điểm bắt đầu bán hàng rất

sớm trong ngày, nên có thể mua được thực phẩm rất tươi Mối quan hệ giữa người bán và người mua gần gũi Cân đong thực phẩm chính xác, không gian lận

Thái độ phục vụ tận tình, chiều theo khách của người bán

Sự thuận tiện

Cách bố trí hàng hóa dễ thấy, dễ tìm

Thanh toán tiền nhanh chóng hơn, không có những thủ tục rườm rà

Tiết kiệm được thời gian hơn

Q18: Anh (chị) vui lòng đánh giá mức độ HÀI LÒNG của các yếu tố sau trong quá trình mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống:

1.Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Trung bình 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng Các tiêu chí 1 2 3 4 5 Mức hài lòng chung Sản phẩm Giá cả Thuận tiện Người bán hàng

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SPSS

Thống kê mô tả về thông tin cá nhân đáp viên DiaChi

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent AnBinh 8 6.7 6.7 6.7 AnCu 6 5.0 5.0 11.7 AnHoa 8 6.7 6.7 18.3 AnHoi 1 .8 .8 19.2 AnKhanh 10 8.3 8.3 27.5 AnLac 4 3.3 3.3 30.8 AnNghiep 10 8.3 8.3 39.2 AnPhu 10 8.3 8.3 47.5 CaiKhe 3 2.5 2.5 50.0 HungLoi 15 12.5 12.5 62.5 TanAn 5 4.2 4.2 66.7 ThoiBinh 13 10.8 10.8 77.5 XuanKhanh 27 22.5 22.5 100.0 Valid Total 120 100.0 100.0 NgheNghiep

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent 1 21 17.5 17.5 17.5 2 2 1.7 1.7 19.2 3 11 9.2 9.2 28.3 4 44 36.7 36.7 65.0 5 9 7.5 7.5 72.5 6 33 27.5 27.5 100.0 Valid Total 120 100.0 100.0

ThuNhap

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent 1 13 10.8 10.8 10.8 2 41 34.2 34.2 45.0 3 42 35.0 35.0 80.0 4 24 20.0 20.0 100.0 Valid Total 120 100.0 100.0 GioiTinh

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent nam 20 16.7 16.7 16.7 nu 100 83.3 83.3 100.0 Valid Total 120 100.0 100.0 Tuoi

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent <20 4 3.3 3.3 3.3 20-30 52 43.3 43.3 46.7 >30 64 53.3 53.3 100.0 Valid Total 120 100.0 100.0

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

doc than 53 44.2 44.2 44.2

da lap gia dinh 67 55.8 55.8 100.0 Valid

Mô tả về hành vi mua hàng của người tiêu dùng Multiple Response

Case Summary

Cases

Valid Missing Total

N Percent N Percent N Percent

$ly_doa 119 99.2% 1 .8% 120 100.0%

a. Dichotomy group tabulated at value 1.

$ly_do Frequencies

Responses

N Percent Percent of Cases

ld1 35 16.7% 29.4% ld2 68 32.4% 57.1% ld3 27 12.9% 22.7% ld4 37 17.6% 31.1% ly_doa ld5 43 20.5% 36.1% Total 210 100.0% 176.5%

a. Dichotomy group tabulated at value 1.

Frequency Table

ThoiDiemDiCho

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent sang 103 85.8 85.8 85.8 trua 9 7.5 7.5 93.3 chieu 7 5.8 5.8 99.2 toi 1 .8 .8 100.0 Valid Total 120 100.0 100.0

TanSuat

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent 1-2 lan/tuan 22 18.3 18.3 18.3 3-4 lan/tuan 34 28.3 28.3 46.7

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)