0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Phân tích bảng chéo dùng để phân tích hành vi của từng phân khúc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI CHỢ TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 61 -63 )

khúc

Phương pháp Cross-tabulations được thực hiện để thống kê các đặc điểm của 2 nhóm khách hàng như sau:

Nhóm 1: Nhóm khách hàng quan tâm đến giá trị cảm nhận.

Dựa vào bảng kết quả phân tích (Phụ lục 2, trang ) ta thấy, ở nhóm 1 này có 21 đối tượng, đa số ở phường Xuân Khánh (chiếm 33,3%), về giới tính có 18 nữ (85,7%) và 3 nam (14,3%), tình trạng hôn nhân đa số đã lập gia đình (57,1%), có độ tuổi trên 30 tuổi. Đây là nhóm tuổi có công việc ổn định, có mức thu nhập ổn định, tự chủ về tài chính nên họ rất quan tâm đến sức khỏe. Đa phần là nữ và ở độ tuổi trung niên nên thói quen đi chợ để mua thực phẩm tươi sống về chuẩn bị cho bữa ăn gia đình đã hình thành từ lâu trong họ. Không như giới trẻ thích ăn những món ăn nhanh. Vì họ là phụ nữ nên cũng rất thích trả giá khi mua một loại mặt hàng nào đó, họ coi trả giá là một nghệ

thuật. Điều này rất hợp lý khi mà họ rất quan tâm đến giá cả mặc dù họ có thu nhập rất ổn định. Nhóm khách hàng này có mức thu nhập cũng tương đối cao trên 5 triệu. Nghề nghiệp của nhóm đối tượng này phần đông là công chức nhà nước (chiếm 33,3%). Các đối tượng thuộc nhóm 1 này có trình độ học vấn rất cao, đa số là cao đẳng hoặc đại học. Nhóm khách hàng này chủ yếu đi chợ vào buổi sáng, 1 tuần họ đi 3 đến 4 lần (chiếm 33,3%) và 1 – 2 lần (chiếm 28,7%). Điều này cho thấy do họ làm công chức nhà nước nên bận rộn và không có nhiều thời gian để đi chợ. Buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để đi chợ, vì có thể mua được thực phẩm rất tươi và có đầy đủ, đa dạng về các loại. Nhóm khách hàng này chủ yếu đi chợ bằng xe máy vì thế không mất nhiều thời gian khi đến chợ. Phần lớn khoảng thời gian họ đi đến chợ không quá 15 phút (chiếm 67,7%). Các đối tượng trong nhóm 1 đa số cho rằng chợ truyền thống phản ánh nét văn hóa của người Việt Nam (chiếm 71,4%).

Nhóm 2: Nhóm khách hàng quan tâm đến chất lượng phục vụ và giá trị cảm nhận.

Dựa vào bảng kết quả phân tích (Phụ lục 2, trang 83) ta thấy, ở nhóm 2 có 99 đối tượng, đa số cũng sống ở phường Xuân Khánh (chiếm 28,3%), giới tính của nhóm này phần đông là nữ chiếm 82,8%, tình trạng hôn nhân đa số đều đã lập gia đình chiếm 55,6%. Cũng giống như nhóm 1, các đối tượng phần đông ở độ tuổi trung niên nên có mức thu nhập tương đối ổn định nhưng không cao bằng nhóm 1. Mức thu nhập của họ trong khoảng 3 – 5 triệu. Và vì ở độ tuổi trung niên nên việc đi chợ vốn đã trở thành một thói quen của họ từ rất lâu rồi, không như giới trẻ thích những gì mới mẻ, trẻ trung và hiện đại như mua sắm ở trung tâm thương mại, siêu thị,… Nghề nghiệp của nhóm đối tượng này phần đông là buôn bán (chiếm 34,4%), học sinh – sinh viên (chiếm 32,3%), nội trợ (chiếm 19,6%). Trình độ học vấn của họ cũng rất cao, đa số là cao đẳng hoặc đại học (39,4%). Cũng như nhóm 1 họ cũng chọn đi chợ vào buổi sáng sớm vì đó là thời điểm thích hợp có thể mua được thực phẩm rất tươi. Họ đi chợ 1 tuần 5 – 6 lần. Điều này cho thấy họ đi chợ rất thường xuyên. Do đặc tính công việc của họ không ngay giờ hành chính nên họ có thể

nhóm khách hàng này chủ yếu đi chợ bằng xe máy nên không mất quá nhiều thời gian khi đến chợ, không quá 15 phút. Phần lớn các đối tượng đều cho rằng chợ truyền thống phản ánh nét văn hóa của người Việt Nam (chiếm 93,9%).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI CHỢ TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 61 -63 )

×