0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thực trạng hoạt động của chợ truyền thống tại thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI CHỢ TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 43 -43 )

3.2.1 Tình trạng về cơ sở hạ tầng của chợ truyền thống ở Cần Thơ

Cần Thơ có 102 chợ được phân bổ trên 68 địa bàn cơ sở cấp phường, xã, thị trấn; với dân số trên địa bàn thành phố là 1.171.069 người, theo đó bình quân số người dân/chợ là: 11.595 người/chợ, và bình quân số chợ trên địa bàn (xã, phường, thị trấn) là 1,49 chợ/địa bàn. Trong khi mức bình quân của toàn khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là khoảng 10.000 dân/chợ và 1,2 chợ/địa bàn. Nhìn chung hoạt động trên các chợ địa bàn thành phố đã phục vụ tích cực cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân; nhất là các mặt hàng thiết yếu; đồng thời giải quyết được việc tiêu thụ hàng hóa nông sản, nhất là các sản phẩm tự tiêu của bà con nông dân; thu hút thêm nhiều tiểu thương vào tham gia kinh doanh trong chợ, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập đáng kể cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh trong chợ.

Theo báo cáo gần đây của các ngành chức năng thành phố Cần Thơ toàn thành phố Cần Thơ có 5 chợ hạng I, 11 chợ hạng II, 53 chợ hạng III. Có đến 33 chợ chưa chưa đầu tư cơ sở hạ tầng nên không đủ điều kiện để phân hạng nằm rải rác trên địa bàn của 9 quận, huyện thành phố. Hầu hết các khu chợ hạng 3 đều có cơ sở hạ tầng thấp kém, mặt bằng chật hẹp, thường xuyên ngập nước vào mùa mưa, gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các kho chứa hàng không đảm bảo an toàn nên tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ , nhất là vào mùa khô.

Ngành chức năng cần thơ cho biết, qua khảo sát thực tế và báo cáo của các địa phương thì có đến 27 chợ cần được xây mới, 12 chợ cần nâng cấp, 2 chợ cần di dời trong giai đoạn 2011-2015. Đây là các khu chợ nằm ở trung tâm quận, huyện, khu dân cư tập trung, có nhu cầu cấp thiết cần được đầu tư, cải tạo để giải quyết tình trạng quá tải, không đáp ứng được tiêu chí chợ văn minh đô thị. (Nguồn: “Dự án quy hoạch phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ của Sở Công Thương).

3.2.2 Nguồn cung cấp hàng hóa và khách hàng của các tiểu thương tại chợ truyền thống tại chợ truyền thống

a. Nguồn cung cấp hàng hóa

Nguồn cung cấp hàng hóa: Có 90% các tiểu thương bán trong chợ nguồn cung cấp chủ yếu là từ nhà phân phối. Tuy nhiên, một số tiểu thương có thể lấy hàng của các đại lý bán sỉ (chiếm 42,5%) với giá bằng hoặc cao hơn nhà phân phối hoặc họ có thể ra chợ lớn hơn để mua của các quầy chuyên bán sỉ (chiếm 37,5%). Chỉ có 12,5% là họ đến siêu thị Metro để mua hàng về bán vì giá bán của siêu thị này cũng tương đối rẻ, chênh lệch giá với nhà phân phối chút ít nên khi mua về bán thì vẫn còn lời, trường hợp đến siêu thị hay ra chợ mua thường gặp ở những người bán lẻ nhỏ ở xa chợ, hay xa siêu thị, ở những khu vực mà nhân viên tiếp thị của công ty không xuống tới. 10% các tiểu thương trong chợ lấy hàng từ nhà sản xuất trực tiếp. Vì họ là những quầy bán sỉ lớn và để có nhiều lợi nhuận thì họ lấy hàng trực tiếp của nhà sản xuất để bán lại cho các quầy bán lẻ nhỏ hoặc là họ lấy hàng từ nhà phân phối. Điều này cũng tùy theo mặt hàng mà họ có thể lấy hàng trực tiếp từ nhà sản xuất mà không thông qua nhà phân phối. Tùy theo quy mô quầy hàng, nhu cầu khách hàng,… mà mỗi lần lấy hàng người tiểu thương có thể lấy ít hay nhiều hàng. Phương thức thanh toán chủ yếu của tiểu thương chủ yếu là trả tiền mặt khi nhận hàng (100%), cũng có trường hợp mà tiểu thương nhận tiền trước trả tiền sau (15%).

b. Khách hàng

Khách hàng chủ yếu của các tiểu thương bán trong chợ là người tiêu dùng cuối cùng 92,5%, họ mua sản phẩm về phục vụ nhu cầu của các nhân và gia đình, 7,5% người mua hàng là người mua hàng lẻ nhỏ, người bán lẻ nhỏ ở đây có thể hiểu là người mua đi bán lại. Thời gian mà hầu hết các tiểu thương bán được nhiều khách hàng nhất trong ngày là buổi sáng (87,5%), buổi tối 10% còn lại 2,5% là vào buổi chiều. Buổi sáng là buổi mà tiểu thương có được nhiều khách mua nhất trong ngày vì đây là buổi họp chợ chính. Hơn nữa mọi

mới có nhiều hàng tốt để chọn lựa, số khách hàng mua hàng vào buổi chiều tối đó là những người công nhân, sau khi đi làm về họ sẽ mua hàng về chuẩn bị cho bữa ăn tối. (Nguồn: Tạp chí khoa học 2011:20b 225-236)

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI CÁC CHỢ TRUYỀN THỐNG Ở

QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 Đặc điểm nhân khẩu của người dân mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ truyền thống ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Đề tài này được thực hiện trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ với 120 mẫu được điều tra. Trước khi đi vào phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân khi mua thực phẩm tươi sống ở chợ truyền thống, ta cần tìm hiểu sơ lược về đặc điểm của người dân.

Do chọn mẫu thuận tiện nên địa điểm sinh sống, tỉ lệ nam, nữ, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nhóm tuổi, thu nhập của 120 người được phỏng vấn được phân bố như sau:

Bảng 4.1: Mô tả thông tin chung về người tiêu dùng

Chỉ tiêu Số mẫu quan sát Tỷ lệ (%)

Phường 120 100,0 An Bình 8 6,7 An Cư 6 5,0 An Hòa 8 6,7 An Hội 1 0,8 An Khánh 10 8,3 An Lạc 4 3,3 An Nghiệp 10 8,3 An Phú 10 8,3 Cái Khế 3 2,5 Hưng Lợi 15 12,5 Tân An 5 4,2 Thới Bình 13 10,8 Xuân Khánh 27 22,5

Giới tính 120 100,0

Nam 20 16,7

Nữ 100 83,3

Chỉ tiêu Số mẫu quan sát Tỉ lệ (%)

Nghề Nghiệp 120 100,0

Học sinh – Sinh viên 21 17,5

Nhân viên văn phòng 2 1,7

Công nhân viên chức 11 9,2

Buôn bán 44 36,7 Lao động phổ thông 9 7,5 Nội trợ 33 27,5 Nhóm tuổi 120 100,0 < 20 tuổi 4 3,3 20 – 30 tuổi 52 43,4 > 30 tuổi 64 53,3 Trình độ học vấn 120 100,0 Cấp 1 1 0,8 Cấp 2 13 10,8 Cấp 3 43 35,8 Trung cấp 7 5,8 Cao đẳng – Đại học 54 45,0 Sau đại học 2 1,7 Thu nhập 120 100,0 Dưới 1,5 triệu 13 10,8 1,5 triệu – 3 triệu 41 34,2

Trên 3 triệu – 5 triệu 42 35,0

Trên 5 triệu 24 20,0

Nguồn: Khảo sát trực tiếp ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, 2014

Địa chỉ

Nhìn vào kết quả trên ta thấy, số người được phỏng vấn ở phường Xuân Khánh cao nhất, chiếm 22,5%, kế đến là phường Hưng Lợi chiếm 12,5%. Và thấp nhất là phường An Hội, chỉ chiếm 0,8%. Lý do là người dân ở phường Xuân Khánh dễ tiếp cận hơn và việc phỏng vấn thuận lợi hơn.

Giới tính

Trong 120 mẫu được hỏi có 16,7% nam và 83,3% nữ. Kết quả trên cho ta thấy mặc dù cuộc sống ngày nay hiện đại, nam nữ bình đẵng, nam cũng làm những công việc nội trợ. Song phần lớn việc đi chợ vẫn là công việc của phụ nữ. Người phụ nữ có nhiều kinh nghiệm và nghệ thuật hơn, tỉ mỉ hơn khi đi mua sắm.

Nghề nghiệp

Các đáp viên nghề buôn bán là chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 36,7%; kế đến là những người nội trợ chiếm 27,5%. Trong đó nhân viên văn phòng và lao động phổ thông và công nhân viên chức chiếm tỷ lệ rất thấp. Nhân viên văn phòng chỉ chiếm 1,7%; lao động phổ thông chiếm 7,5% và công nhân viên chức chiếm 9,2%. Trong thực tế thì chỉ có những người nội trợ mới có nhiều thời gian để dành cho công việc đi chợ. Những người buôn bán ở đây chủ yếu là bán những thực phẩm đã chế biến nên họ phải dành thời gian đi chợ để mua nguyên liệu về chế biến. Còn những đáp viên làm nhân viên văn phòng, công chức nhà nước, lao động phổ thông thì thời gian dành cho công việc là phần lớn nên họ ít đi chợ. Và vấn đề tiếp cận họ để phỏng vấn gặp nhiều khó khăn.

Nhóm tuổi

Những đáp viên có độ tuổi trên 30 chiếm tỷ lệ cao nhất 53,3%; nhóm tuổi từ 20 – 30 tuổi chiếm 43,4% và thấp nhất là nhóm tuổi dưới 20 tuổi. Điều này phù hợp với thực tế. Những người thuộc nhóm tuổi trên 30 phần lớn là đã lập gia đình nên vấn đề đi chợ và chuẩn bị những bữa ăn cho gia đình là cần thiết. Còn nhóm tuối dưới 20 là lứa tuổi còn đi học nên rất ít đi chợ, chủ yếu là cha mẹ.

Trình độ học vấn

Các đáp viên có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 45,0%; kế đến là cấp 3 chiếm 35,5%. Và các đáp viên có trình độ cấp 1 chiếm thấp nhất chỉ 0,8%. Điều này chứng tỏ trình độ học vấn của người dân ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ khá cao.

Thu nhập

Các đáp viên có nhu nhập từ trên 3 – 5 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất 35,0%; kế đến là những đáp viên có thu nhập từ 1,5 – 3 triệu chiếm 34,2%. Nhóm thu nhập dưới 1,5 triệu là thấp nhất chỉ chiếm 10,8%. Do thu nhập trung bình của người dân ở quận Ninh Kiều cũng nằm trong khoảng trên, nên mức thu nhập này khá phổ biến.

4.2 Khảo sát hành vi khi mua thực phẩm tươi sống ở chợ của người dân

Tần suất đi chợ

Bảng 4.2: Tần suất đi chợ của các đáp viên

Số lần đi chợ/tuần Số mẫu quan sát Tỷ lệ (%)

1 – 2 lần 22 18.3

3 – 4 lần 34 28.3

5 – 6 lần 43 35.8

Trên 6 lần 21 17.5

Tổng 120 100,0

Nguồn: Khảo sát trực tiếp ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, 2014

Kết quả trên cho ta thấy tần suất đi chợ của đáp viên khá cao. Cụ thể là nhóm đáp viên đi chợ 5 – 6 lần/tuần chiếm 35,8%; kế đến nhóm đáp viên đi chợ 3 – 4 lần chiếm 28,3%. Nhóm đáp viên đi chợ 1 – 2 lần/tuần chiếm tỷ lệ thấp 18,3%. Theo khảo sát những nhóm người đi chợ 1 – 2 lần đa phần là học sinh – sinh viên và các đáp viên là “nam”. Do họ không có nhiều thời gian.

Thời điểm đi chợ

Bảng 4.3: Thời điểm đi chợ của các đáp viên

Buổi Số mẫu quan sát Tỷ lệ (%)

Sáng 103 85,8

Trưa 9 7,5

Chiều 7 5,8

Tối 1 0,8

Tổng 120 100,0

Nguồn: Khảo sát trực tiếp ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, 2014

Trong 120 đáp viên được phỏng vấn thì có 85,8% đáp viên đều đi chợ vào buổi sáng. Vì họ cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để mua được thực phẩm rất tươi và ngon. Số đáp viên đi chợ vào buổi trưa, chiều, tối rất ít. Đặc biệt buổi tối chỉ chiếm 0,8%. Những đáp viên đi chợ vào buổi trưa, chiều, tối là những người công nhân, sau khi đi làm về họ sẽ mua về chuẩn bị cho bữa ăn tối.

Phương tiện đi chợ

Bảng 4.4: Phương tiện đi chợ của các đáp viên

Phương tiện Số mẫu quan sát Tỷ lệ (%)

Đi bộ 6 5,0

Xe đạp 26 21,7

Xe máy 88 73,3

Tổng 120 100,0

Nguồn: Khảo sát trực tiếp ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, 2014

Kết quả trên cho ta thấy, số đáp viên đi chợ bằng xe máy khá cao, chiếm 73,3%; thấp nhất là đi bộ, chiếm 5,0%. Các đáp viên đi bộ là do nhà rất gần chợ. Các đáp viên đi bằng xe đạp chiếm 21,7%, đa phần các đối tượng này là sinh viên.

Thời gian đi từ nhà đến chợ

Bảng 4.5: Thời gian đi từ nhà đến chợ của các đáp viên

Khoảng thời gian Số mẫu Tỷ lệ (%)

<15 phút 78 65,0

15 – 30 phút 38 31,7

Trên 30 phút 4 3,3

Tổng 120 100,0

Nguồn: Khảo sát trực tiếp ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, 2014

Khoảng thời gian các đáp viên đi từ nhà đến chợ chiếm không lớn. Đa số chỉ tốn khoảng 15 – 30 phút. Các đáp viên đi chợ tốn trên 30 phút rất ít, chỉ 3,3%. Điều này chứng tỏ khoảng cách từ nhà đến chợ của các đáp viên không xa, và đi chợ không làm tốn quá nhiều thời gian của các đáp viên.

Nhận thức

Bảng 4.6: Nhận thức của người dân về nét văn hóa của chợ truyền thống

Nhận thức Số mẫu quan sát Tỷ lệ (%)

Chợ truyền thống phản ánh nét văn hóa 108 90

Chợ truyền thống không phản ánh nét văn hóa 12 10

Tổng 120 100,0

Nguồn: Khảo sát trực tiếp ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Từ bảng số liệu trên ta thấy, 90% các đáp viên đều cho rằng chợ truyền thống phản ánh nét văn hóa và bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam. 10% đáp viên cho rằng là không. Điều này hợp lý với thực tế. Mặc dù siêu thị có không gian thoáng mát và thể hiện cuộc sống văn minh hiện đại. Song chợ truyền thống vẫn được nhiều người ưa chuộng hơn bởi vì nó phù hợp với truyền thống của người Việt Nam. Chợ truyền thống có nhiều đặc trưng mà ở siêu thị không có. Cụ thể, hình ảnh người bán hàng mau mắn, nhanh nhẹn, nghệ thuật trả giá của người mua,… Tất cả đều đậm nét truyền thống của Việt Nam.

Lý do chọn mua thực phẩm tươi sống ở chợ truyền thống:

Thông qua câu hỏi nhiều lựa chọn để đưa ra lý do chọn mua thực phẩm tươi sống ở chợ truyền thống, ta có được bảng số liệu thống kê sau:

Bảng 4.7: Một số lý do mà các đáp viên chọn mua thực phẩm tươi sống ở chợ

Lý do Số mẫu Tỷ lệ (%)

Sự thuận tiện 35 16,7

Giá cả phù hợp, có thể trả giá được 68 32,4

Người bán hàng nhiệt tình 27 12,9

Sản phẩm tươi, ngon 37 17,6

Sự đa dạng về các loại, có nhiều sự lựa

chọn hơn khi mua 43 20,5

Tổng 210 100,0

Nguồn: Khảo sát trực tiếp ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, 2014

Qua khảo sát và thăm dò ý kiến của các đáp viên ta thấy rằng, đa số các đáp viên rất quan tâm đến giá cả, chiếm 32,4%. Các đáp viên cho rằng mua thực phẩm tươi sống ở chợ giá cả phù hợp, đôi khi cũng có tình trạng người bán hàng nâng giá lên cao, không ổn định nhưng họ có thể thương lượng giá

cả đến một mức cả hai bên cùng hài lòng. Và họ cho rằng trả giá là một nghệ thuật và một điều họ cảm thấy thú vị hơn khi mua ở chợ. Kế đến là họ quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Họ chọn mua thực phẩm tươi sống ở chợ vì nó đa dạng về các loại ( chiếm 20,5%) và tươi, ngon (chiếm 17,6%). Ở chợ thực phẩm tươi sống không được bảo quản lạnh như siêu thị nhưng họ có thể để đến buổi chiều, tối thì điều đó chứng tỏ rằng thực phẩm phải rất tươi.

4.3 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân khi mua thực phẩm tươi sống ở chợ

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Để kiểm định độ tin cậy của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng ta dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha của mô hình so sánh với hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhân tố. Những biến có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của mô hình và những biến có tương quan biến tổng thể nhỏ hơn 0,3 (De Vaus (2004), khảo sát trong nghiên cứu xã hội học Routledge, trang 184) ta sẽ loại biến đó ra khỏi mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.8: Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Các nhân tố Tương quan biến

tổng thể

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Sản phẩm đa dạng 0,226 0,764 Sản phẩm tươi, ngon 0,267 0,762 Sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng 0,197 0,769 Giá cả phù hợp 0,415 0,750 Giá cả rẻ 0,391 0,752

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI CHỢ TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 43 -43 )

×