0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giới thiệu khái quát về thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI CHỢ TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 40 -40 )

3.1.1 Thành phố Cần Thơ

3.1.1.1 Lịch sử hình thành tên gọi “Cần Thơ”

Tên gọi “Cần Thơ” đến nay vẫn chưa có cách giải thích rõ ràng, theo nhà nghiên Huỳnh Minh trong quyển sách sưu khảo “Cần Thơ xưa và nay” xuất bản 1966 có đề cập đến 2 cách giải thích như sau:

Quan điểm 1: Ngày xưa, khi chưa lên ngôi vua, Chúa Nguyễn Ánh vào Nam và đã đi qua nhiều vùng châu thổ sông Cửu Long. Chúa thầm khen về một cảnh quan sông nước hữu tình. Chúa mới có cảm nghĩ ban cho con sông này một cái tên đầy thơ mộng là “Cầm thi giang” tức là con sông của thi ca đàn hát. Dần dần 2 tiếng Cầm thi được lan rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra là Cần Thơ.

Quan điểm 2: Sông Cần Thơ ngày xưa ở hai bên bờ, dân chúng trồng rất nhieuf rau cần và rau thơm. Cũng có thể từ đó mà người địa phương lại gọi sông này là sông Cần Thơm, nói trại là Cần Thơ.

Quan điểm 3: Ngoài 2 quan điểm nêu trên thường được nhắc đến, tên “Cần Thơ” xuất hiện đầu tiên dùng để chỉ con rạch có nhiều cá “Kìn Tho”, loại cá sặc rằn có nhiều ở vùng này. Do vậy “Kìn Tho” được người dân địa phương đọc trại thành Cần Thơ, và con rạch có nhiều cá “Kìn Tho” được người dân gọi là rạch Cần Thơ. (Lê Trung Hoa (2003, 2005). Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học, NXB khoa học xã hội).

Đến năm 1876, khi Pháp lấy huyện Phong Phú, lập ra hạt mới thì đã dùng tên sông Cần Thơ để đặt tên cho hạt Cần Thơ rồi sau đó là tỉnh Cần Thơ sau này.

3.1.1.2 Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

3.1.1.3 Đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất

Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Công bồi lắng hàng thiên niên kỷ nay và hiện vẫn còn tiếp tục được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu.

a. Địa hình

Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp. Cao độ trung bình khoảng 1,00 – 2,00m dốc từ đất giồng ven sông Hậu, sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng (từ Đông Bắc sang Tây Nam). Do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá dày. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập.

b. Địa mạo

Bao gồm 3 dạng chính: ven sông Hậu hình thành dải đất cao (đê tự nhiên) và các cù lao ven sông Hậu. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.

c. Địa chất

Địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có hai loại trầm tích: Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

3.1.1.4 Đặc điểm về khí hậu

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới – gió mùa. Khí hậu điều hòa dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28oC, số giờ nắng trung bình cả năm: 2.249,2 giờ. Lượng mưa trung bình năm: 1600 mm (năm 2000 khoảng 1.911 mm, năm 2004 khoảng 1.416 mm). Độ ẩm trung bình năm: 82% - 87% (thay đổi theo các năm).

Gió có 2 hướng chính: hướng Đông Bắc: từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô). Hướng Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa). Tốc độ gió bình quân 1,8 m/s. Ít bão nhưng thường có giông, lốc vào mùa mưa.

3.1.2 Khái quát về quận Ninh Kiều3.1.2.1 Lịch sử tên gọi “Ninh Kiều” 3.1.2.1 Lịch sử tên gọi “Ninh Kiều”

Ninh Kiều vốn là một địa danh ở đất Bắc, được nhắc đến trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi qua câu “Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm”. Nơi đây đã diễn ra trận đánh giữa nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi và quân Minh năm 1426 mà chiến thắng đã thuộc về nghĩa quân Lam Sơn.

Tên gọi Ninh Kiều đó là nguyện vọng của dân chúng Cần Thơ được dùng để đặt tên cho bến sông ở Cần Thơ từ năm 1958, thay cho tên gọi cũ là bến Hàng Dương. Khi thành phố Cần Thơ được nâng cấp lên thành phố trực thuộc Trung Ương, Ninh Kiều được dùng để đặt tên cho quận trung tâm của thành phố. Quận Ninh Kiều được thành lập ngày 02-01-2004, theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần Thơ cũ).

3.1.2.2 Đặc điểm về hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, giáo dục, công nghệ, y tế

a. Giao thông đường thủy

Ninh Kiều có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ quốc gia đi qua, là nơi hội tụ của nhiều tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thông nguyên liệu và sản phẩm hàng hóa, tạo ra các trục phát triển từ thành phố Cần Thơ đến các thị xã, thành phố của nhiều tỉnh trong vùng. Quận là trung tâm thương mại của thành phố với hàng loạt chợ và trung tâm mua sắm như: chợ cổ Cần Thơ, chợ Tân An, chợ Hưng Lợi, chợ An Bình, chợ An Hòa, siêu thị Co.op Mart, siêu thị Metro Cash Hưng Lợi, siêu thị MaxiMart, siêu thị Big C, siêu thị KC Mart, trung tâm thương mại Cái Khế,…

b. Giáo dục

Quận Ninh Kiều tập trung các trường đại học lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như: Đại học Cần Thơ, Đại học Ydược Cần Thơ và nhiều trường cao đẳng hàng đầu thành phố như: Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế… Các trường này là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng không chỉ cho riêng thành phố Cần Thơ mà cho cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với quy mô hàng nghìn sinh viên/năm.

Trên địa bàn có 1 trung tâm Kỹ thuật - Ứng dụng Công nghệ, 1 trung tâm Công nghệ phần mềm, 1 trung tâm triển lãm, 2 trung tâm truyền hình đã tạo nên vai trò tiên phong của quận Ninh Kiều, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Cần Thơ, cũng như của cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

d. Y tế

Quận Ninh Kiều có nhiều bệnh viện đầu ngành của thành phố và khu vực như: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ được xây dựng trên tổng diện tích 61.664 m2 tọa lạc tại Quốc lộ 91B, phường Bình An, quận Ninh Kiều. Bệnh viện khánh thành vào ngày 28-06-2008. Bệnh viện có quy mô 700 giường, gồm 35 khoa phòng (với 20 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 6 phòng chức năng). Với quy mô là một trung tâm y tế lớn nhất của trung ương tại Đồng bằng Sông Cửu Long, bệnh viện vừa có nhiệm vụ chữa bệnh cho nhân dân vừa đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trong khu vực.

3.2 Thực trạng hoạt động của chợ truyền thống tại thành phố Cần Thơ3.2.1 Tình trạng về cơ sở hạ tầng của chợ truyền thống ở Cần Thơ 3.2.1 Tình trạng về cơ sở hạ tầng của chợ truyền thống ở Cần Thơ

Cần Thơ có 102 chợ được phân bổ trên 68 địa bàn cơ sở cấp phường, xã, thị trấn; với dân số trên địa bàn thành phố là 1.171.069 người, theo đó bình quân số người dân/chợ là: 11.595 người/chợ, và bình quân số chợ trên địa bàn (xã, phường, thị trấn) là 1,49 chợ/địa bàn. Trong khi mức bình quân của toàn khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là khoảng 10.000 dân/chợ và 1,2 chợ/địa bàn. Nhìn chung hoạt động trên các chợ địa bàn thành phố đã phục vụ tích cực cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân; nhất là các mặt hàng thiết yếu; đồng thời giải quyết được việc tiêu thụ hàng hóa nông sản, nhất là các sản phẩm tự tiêu của bà con nông dân; thu hút thêm nhiều tiểu thương vào tham gia kinh doanh trong chợ, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập đáng kể cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh trong chợ.

Theo báo cáo gần đây của các ngành chức năng thành phố Cần Thơ toàn thành phố Cần Thơ có 5 chợ hạng I, 11 chợ hạng II, 53 chợ hạng III. Có đến 33 chợ chưa chưa đầu tư cơ sở hạ tầng nên không đủ điều kiện để phân hạng nằm rải rác trên địa bàn của 9 quận, huyện thành phố. Hầu hết các khu chợ hạng 3 đều có cơ sở hạ tầng thấp kém, mặt bằng chật hẹp, thường xuyên ngập nước vào mùa mưa, gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các kho chứa hàng không đảm bảo an toàn nên tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ , nhất là vào mùa khô.

Ngành chức năng cần thơ cho biết, qua khảo sát thực tế và báo cáo của các địa phương thì có đến 27 chợ cần được xây mới, 12 chợ cần nâng cấp, 2 chợ cần di dời trong giai đoạn 2011-2015. Đây là các khu chợ nằm ở trung tâm quận, huyện, khu dân cư tập trung, có nhu cầu cấp thiết cần được đầu tư, cải tạo để giải quyết tình trạng quá tải, không đáp ứng được tiêu chí chợ văn minh đô thị. (Nguồn: “Dự án quy hoạch phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ của Sở Công Thương).

3.2.2 Nguồn cung cấp hàng hóa và khách hàng của các tiểu thương tại chợ truyền thống tại chợ truyền thống

a. Nguồn cung cấp hàng hóa

Nguồn cung cấp hàng hóa: Có 90% các tiểu thương bán trong chợ nguồn cung cấp chủ yếu là từ nhà phân phối. Tuy nhiên, một số tiểu thương có thể lấy hàng của các đại lý bán sỉ (chiếm 42,5%) với giá bằng hoặc cao hơn nhà phân phối hoặc họ có thể ra chợ lớn hơn để mua của các quầy chuyên bán sỉ (chiếm 37,5%). Chỉ có 12,5% là họ đến siêu thị Metro để mua hàng về bán vì giá bán của siêu thị này cũng tương đối rẻ, chênh lệch giá với nhà phân phối chút ít nên khi mua về bán thì vẫn còn lời, trường hợp đến siêu thị hay ra chợ mua thường gặp ở những người bán lẻ nhỏ ở xa chợ, hay xa siêu thị, ở những khu vực mà nhân viên tiếp thị của công ty không xuống tới. 10% các tiểu thương trong chợ lấy hàng từ nhà sản xuất trực tiếp. Vì họ là những quầy bán sỉ lớn và để có nhiều lợi nhuận thì họ lấy hàng trực tiếp của nhà sản xuất để bán lại cho các quầy bán lẻ nhỏ hoặc là họ lấy hàng từ nhà phân phối. Điều này cũng tùy theo mặt hàng mà họ có thể lấy hàng trực tiếp từ nhà sản xuất mà không thông qua nhà phân phối. Tùy theo quy mô quầy hàng, nhu cầu khách hàng,… mà mỗi lần lấy hàng người tiểu thương có thể lấy ít hay nhiều hàng. Phương thức thanh toán chủ yếu của tiểu thương chủ yếu là trả tiền mặt khi nhận hàng (100%), cũng có trường hợp mà tiểu thương nhận tiền trước trả tiền sau (15%).

b. Khách hàng

Khách hàng chủ yếu của các tiểu thương bán trong chợ là người tiêu dùng cuối cùng 92,5%, họ mua sản phẩm về phục vụ nhu cầu của các nhân và gia đình, 7,5% người mua hàng là người mua hàng lẻ nhỏ, người bán lẻ nhỏ ở đây có thể hiểu là người mua đi bán lại. Thời gian mà hầu hết các tiểu thương bán được nhiều khách hàng nhất trong ngày là buổi sáng (87,5%), buổi tối 10% còn lại 2,5% là vào buổi chiều. Buổi sáng là buổi mà tiểu thương có được nhiều khách mua nhất trong ngày vì đây là buổi họp chợ chính. Hơn nữa mọi

mới có nhiều hàng tốt để chọn lựa, số khách hàng mua hàng vào buổi chiều tối đó là những người công nhân, sau khi đi làm về họ sẽ mua hàng về chuẩn bị cho bữa ăn tối. (Nguồn: Tạp chí khoa học 2011:20b 225-236)

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI CÁC CHỢ TRUYỀN THỐNG Ở

QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 Đặc điểm nhân khẩu của người dân mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ truyền thống ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Đề tài này được thực hiện trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ với 120 mẫu được điều tra. Trước khi đi vào phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân khi mua thực phẩm tươi sống ở chợ truyền thống, ta cần tìm hiểu sơ lược về đặc điểm của người dân.

Do chọn mẫu thuận tiện nên địa điểm sinh sống, tỉ lệ nam, nữ, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nhóm tuổi, thu nhập của 120 người được phỏng vấn được phân bố như sau:

Bảng 4.1: Mô tả thông tin chung về người tiêu dùng

Chỉ tiêu Số mẫu quan sát Tỷ lệ (%)

Phường 120 100,0 An Bình 8 6,7 An Cư 6 5,0 An Hòa 8 6,7 An Hội 1 0,8 An Khánh 10 8,3 An Lạc 4 3,3 An Nghiệp 10 8,3 An Phú 10 8,3 Cái Khế 3 2,5 Hưng Lợi 15 12,5 Tân An 5 4,2 Thới Bình 13 10,8 Xuân Khánh 27 22,5

Giới tính 120 100,0

Nam 20 16,7

Nữ 100 83,3

Chỉ tiêu Số mẫu quan sát Tỉ lệ (%)

Nghề Nghiệp 120 100,0

Học sinh – Sinh viên 21 17,5

Nhân viên văn phòng 2 1,7

Công nhân viên chức 11 9,2

Buôn bán 44 36,7 Lao động phổ thông 9 7,5 Nội trợ 33 27,5 Nhóm tuổi 120 100,0 < 20 tuổi 4 3,3 20 – 30 tuổi 52 43,4 > 30 tuổi 64 53,3 Trình độ học vấn 120 100,0 Cấp 1 1 0,8 Cấp 2 13 10,8 Cấp 3 43 35,8 Trung cấp 7 5,8 Cao đẳng – Đại học 54 45,0 Sau đại học 2 1,7 Thu nhập 120 100,0 Dưới 1,5 triệu 13 10,8 1,5 triệu – 3 triệu 41 34,2

Trên 3 triệu – 5 triệu 42 35,0

Trên 5 triệu 24 20,0

Nguồn: Khảo sát trực tiếp ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, 2014

Địa chỉ

Nhìn vào kết quả trên ta thấy, số người được phỏng vấn ở phường Xuân Khánh cao nhất, chiếm 22,5%, kế đến là phường Hưng Lợi chiếm 12,5%. Và thấp nhất là phường An Hội, chỉ chiếm 0,8%. Lý do là người dân ở phường Xuân Khánh dễ tiếp cận hơn và việc phỏng vấn thuận lợi hơn.

Giới tính

Trong 120 mẫu được hỏi có 16,7% nam và 83,3% nữ. Kết quả trên cho ta thấy mặc dù cuộc sống ngày nay hiện đại, nam nữ bình đẵng, nam cũng làm những công việc nội trợ. Song phần lớn việc đi chợ vẫn là công việc của phụ nữ. Người phụ nữ có nhiều kinh nghiệm và nghệ thuật hơn, tỉ mỉ hơn khi đi mua sắm.

Nghề nghiệp

Các đáp viên nghề buôn bán là chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 36,7%; kế đến là những người nội trợ chiếm 27,5%. Trong đó nhân viên văn phòng và lao động phổ thông và công nhân viên chức chiếm tỷ lệ rất thấp. Nhân viên văn phòng chỉ chiếm 1,7%; lao động phổ thông chiếm 7,5% và công nhân viên chức chiếm 9,2%. Trong thực tế thì chỉ có những người nội trợ mới có nhiều thời gian để dành cho công việc đi chợ. Những người buôn bán ở đây chủ yếu là bán những thực phẩm đã chế biến nên họ phải dành thời gian đi chợ để mua nguyên liệu về chế biến. Còn những đáp viên làm nhân viên văn phòng, công

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI CHỢ TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 40 -40 )

×