TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ RẠN SAN HƠ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa quần xã cá rạn với một số đặc trưng và hiện trạng rạn san hô ở vùng biển ven bờ nam trung bộ (Trang 30)

Nghiên cứu về rạn san hơ ở vùng biển Việt Nam được tiến hành khá

sớmtừ những năm 1926 – 1930 ở quần đảo Hồng Sa và Trường Sa do tàu De Lanessan thực hiện [3] và [7], trong đĩ nghiên cứu nguồn lợi cá rạn san hơ

bước đầu cũng cĩ quan tâm. Sau một thời gian dài bị gián đoạn, mãi cho đến thập niên 90 của thế kĩ trước, việc nghiên cứu cá rạn bắt đầu được quan tâm trong khuơn khổcủa các đề tài dự án cấp nhà nước thuộcChương trình Biển và

Hải Đảo. Trong giai đoạn này, các nghiên cứu chủ yếu tập trung về khía cạnh

phân loại học và mơ tả tính chất của khu hệ cá rạn ở một số vùng biển như Trường Sa và vùng ven bờ Nam Trung Bộ.

Cơng trình của Nguyễn Hữu Phụng và Bùi Thế Phiệt (1987) [13] được

xem là cơng bố đầu tiên chuyên về cá rạn san hơ ở Việt Nam. Trên cơ sở tập hợp các kết quả của những chuyến khảo sát khu hệ cá rạn trước đĩ, Nguyễn Hữu Phụng (2004) [12] đã liệt kê tổng cộng cĩ 394 lồi thuộc 139 giống thuộc

khu hệ cá ở vùng biển Trường Sa. Nguyễn Văn Lục và cộng sự (1991) [10]

đưa ra một số dẫn liệu gồm 124 lồi và một số đặc điểm của nguồnlợi cá rạn

san hơ vùng biểntừĐà Nẵng đến Khánh Hịa.

Cĩ thể nĩi rằng,việc nghiên cứu cá rạn san hơ ở Việt Nam chỉđược tiến

hành cĩ quy mơ và khá liên tục kể từ sau 1993 trong khuơn khổ của nhiều đề

tài, dự án liên quan đến lĩnh vực đánh giá đa dạng sinh học, khai thác nguồn lợi và tiềm năng bảo tồn ở một số vùng đảo chủ yếu vùng ven bờ Việt Nam. Trên cơ sở của những kết quả nghiên cứu này, hàng loạt các cơng trình đã được cơng bố liên quan đến khu hệ cá rạn san hơ ở một số khu vực trọng điểm

cĩ tiềm năng thiết lập các khu bảo tồn biển ở vùng biển Việt Nam. Các cơng trình cơng bố liên quan đến khu hệ cá rạn ở Việt Nam cho đến nay cũng chủ yếu tập trung vào khía cạnh mơ tả tính chất thành phần lồi và bước đầu nêu lên một số đặc trưng về mật độ, phân bố kích thước, tính chất đa dạng theo

từng khu vựcnhỏhoặctừng vùng biển.

Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long (1997a) [14] cơng bố danh

mục thành phần lồi cá rạn san hơ ở vùng biển Cơn Đảogồm 160 lồi thuộc 68

giống và 27 họ, trong đĩ các họ cá Thia, cá Bàng Chài, cá Bướm, cá Mĩ, cá Mú, cá Hồng và cá Sơn chiếm ưu thế và bước đầu đề cập đến tính chất nguồn lợi cá rạn trong khu vực này. Nguyễn Văn Long và Nguyễn HữuPhụng (1997) [8] khi nghiên cứu về khu hệ cá rạn san hơ ở Cù Lao Cau – Bình Thuận đã

cơng bố một danh mục gồm 211 lồi thuộc 87 giống và 35 họ cá rạn, trong đĩ

các họ cá cĩ sốlượng lồi nhiềunhất là họ cá Thia, cá Bướm và cá Bàng Chài.

Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long (1997b) [15] liệt kê 187 lồi thuộc

77 giống và 31 họ cá rạnở vùng biển Cù Lao Chàm – Quảng Nam, trong đĩbổ

sung 37 lồi mới cho danh mục cá biển Việt Nam. Các tảc giảđã nêu lên nhận

lồi của họ cá Bướm cao hơn so với các vùng biển Nha Trang, Cù Lao Cau và Cơn Đảo.

Nguyễn Hữu Phụng và cộng sự (2001) [16] nghiên cứu khu hệ cá rạn ở vịnh Nha Trang cũng đã cơng bố 348 lồi thuộc 146 giống và 58 họ cá rạn,

trong đĩ cĩ sự phong phú về thành phần lồi của họ cá Lịch Biển

(Muraenidae), cá Sơn Đá (Holocentridae), cá Chìa Vơi (Syngnathidae), cá Mú (Serranidae), cá Sơn (Apogonidae), cá Bướm (Chaetodontidae), cá Bàng Chài (Labridae), cá Đuơi Gai (Acanthuridae), cá Dìa (Siganidae), cá Mù Làn (Scorpaenidae), cá Bị Da (Balistidae) và cá Nĩc (Tetraodontidae). Các tác giả cũngđã so sánh với mộtsố khu vực khác và cho rằng vùng biển Nha Trang cĩ

sự giống nhau về thành phần lồi của cá rạn so với khu vực Cù Lao Cau, Cù Lao Chàm và Trường Sa.

Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân (2004) [19] trên cơ sở tập hợp tất cả các tư liêu nghiên cứu về khu hệ cá vùng biển Trường Sa đã thống kê

một danh mụcgồm 524 lồi thuộc 192 giống và 59 họ, trong đĩhọ cá chiếm số lượng lớn gồm cá Thia (81 lồi). Đỗ Văn Khương và cộng sự (2005) [5] nghiên cứu khu hệ cá rạn san hơ khu vực Cát Bà và Cơ Tơ đã xác định được

133 lồi ở Cát Bà và 79 lồi ở Cơ Tơ, trong đĩ 4 họ cá cĩ số lượng lồi nhiều nhất là cá Thia (Pomacentridae), cá Mú (Serranidae), cá Bàng Chài (Labridae) và cá Sơn (Apogonidae), nhưng khơng cĩ sự hiện diện của họ cá Đuơi Gai (Acanthuridae). Các tác giả cũngkhẳng định rằng cá rạn san hơ ở khu vực Cát Bà - Cơ Tơ khá đa dạng hơn so với các khu vực khác ở vịnh Bắc Bộ và chỉ

kém hơn so với khu vựcCồn Cỏ (217 lồi).

Nguyễn Văn Quân (2005a) [17] nghiên cứu nguồn lợi cá rạn san hơ vùng biển vịnh Hạ Long – Quảng Ninh đã xác định được 111 lồi thuộc 44 họ.

Nhĩm cá cĩ kích thước bé 1 – 10cm chiếm đến 85%. Tác giả bước đầu cũng đã so sánh số lượng lồi cá rạn với độ phủ san hơ sống và thấy rằng các họ cá

Bướm, cá Thia, cá Sơn và cá Bống Trắng thườnggặp trên các rạn san hơ cĩ sự

phong phú của san hơ cành Acropora và cĩ độ phủ san hơ sống cao. Các họ cá Bàng Chài, cá Mú, cá Dìa và cá Chình xuất hiện chủ yếu ở các rạn san hơ cĩ

độ phủ thấp với sự phong phú của san hơ dạng khối (Porites spp.) và san hơ

chếtvỡvụn.

Nguyen Van Quan (2006) [158] nghiên cứu khu hệ cá rạn san hơ tại khu

bảo tồn biển đảo Ba Mun, Quảng Ninh đã xác định được 68 lồi thuộc 38

giống và 21 họ. Cũng trong cơng trình cơng bố này, tác giả đã thống kê số lượng lồi của các khu vực lân cận trong vịnh Bắc Bộ gồm Cơ Tơ (133 lồi),

đảo Trần (157 lồi), Hạ Long (111 lồi) và Cát Bà (79 lồi). Tác giả cho rằng chế độ giĩ mùa khơng ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi về thành phần lồi

nhưngảnh hưởngđốivới sự thay đổivềmật độ cá thểcủa quần xã cá rạn.

Nguyễn Văn Long và cộng sự (2008) [9] trên cơ sở tập hợp các tư liệu

nghiên cứu đãthống kê được 152 lồi thuộc 71 giống và 31 họ cá rạn san hơ ở

vùng biển Phú Quốc. Trong đĩ, các họ cá cĩ số lượng lồi phong phú nhất gồm cá Thia (Pomacentridae), cá Bàng Chài (Labridae), cá Mú (Serranidae), cá Mĩ (Scaridae), cá Sơn (Apogonidae), cá Dìa (Siganidae), cá Đổng

(Nemipteridae), cá Hồng (Lutjanidae) và cá Miền (Caesionidae). Các tác giả bước đầu cũng nêu lên một số đặc trưng về mật độ, tính chất đa dạng và nhận định về tính chất khu hệ cá rạn ở đây là cĩ sự giàu cĩ về thành phần lồi của

các họ cá cĩ giá trị thựcphẩm như cá Mú, cá Hồng, cá Đổng, cá Dìa nhưng lại

kém phong phú củahọ cá Bướm.

Gần đây, các nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn nhằm so sánh tính chất

khu hệ theo từng vùng biển cũngđã được quan tâm. Nguyen Van Long (1998) [154] bước đầu đã xác định cĩ 31 lồi cá Bướm (Chaetodontidae) phân bố trên các rạn san hơ vùng biển ven bờViệt Nam, trong đĩ khu vựcmiền Trung cĩ số lượng lồi và mật độ cá thểcủa các lồi cá Bướm cao nhất.

Trên cơ sở các kếtquả nghiên cứu và cơng trình cơng bốđược tiến hành

từ 1987 – 2001 ở các khu vực riêng lẻ, Nguyễn Hữu Phụng (2004) [12] đã thống kê danh mục thành phần lồi cá rạn san hơ cho tồn vùng biển Việt Nam

gồm 672 lồi thuộc 204 giống và 65 họ, trong đĩ họ cá Thia (Pomacentridae) cĩ số lượng lồi phong phú nhất. Tác giả cho rằng vùng biển là vùng Trường

Sa cĩ sự phong phú về thành phần lồi của họ cá Sơn Đá (Holocentridae), cá Thia (Pomacentridae), cá Bị Da (Balistidae) cao hơn so với vùng ven bờ, trong khi đĩ vùng ven bờ lại cĩ sự phong phú của các họ cá Mú (Serranidae), cá

Hồng (Lutjanidae), cá Sơn (Apogonidae), cá Kẽm (Haemulidae), cá Bướm

(Chaetodontidae), cá Bàng Chài (Labridae) và cá Mào Gà (Blenniidae). Trên

cơ sở phân tích tính chất thành phần lồi, tác giả đi đến nhận định rằng vùng

biểnmiền Trung, đặcbiệt là Nha Trang cĩ sựgiống nhau về thành phần lồi so

với vùng biểnTrường Sa nhưng lại cao hơn so với các khu vực khác.

Nguyễn Văn Quân (2005b) [18] thống kê khu hệ cá biển vùng biển phía

Bắctừ Quảng Ninh đến Thừa Thiên – Huếđã xác địnhđược 555 lồi, trong đĩ

cá rạn san hơ cĩ 459 lồi. Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân (2005) [20]

thống kê khu hệ cá rạn cho tồn vùng biển Việt Nam lên đến 1.191 lồi thuộc

449 giống và 118 họ, trong đĩ 2 họ cá Thia (Pomacentridae) và cá Bống

(Gobiidae) cĩ sốlượng lồi lớn nhất (mỗihọ 106 lồi). Tác giả cũngnhậnđịnh rằng khu vựcvịnh BắcBộ, Nam Trung Bộ và Trường Sa là 3 vùng phân bố tập

trung của cá rạn san hơ.

Nguyễn Văn Khương và Chu Tiến Vĩnh (2008) [6] khi đánh giá nguồn lợi cá rạn tại 10 vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển (gồm Cơ Tơ, Bạch

Long Vỹ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, vinh Nha Trang, Nam Yết, Phú Quý, Cơn Đảo và Phú Quốc) đã thành lập một danh mục gồm 514 lồi thuộc

154 giống và 52 họ cá rạn. Trong đĩ những họ cá phổbiến và cĩ số lượng lồi phong phú cũng thuộc về các họ cá Thia (Pomacentridae: 95 lồi), cá Bàng

Chài (Labridae: 84 lồi), cá Bướm (Chaetodontidae) và cá Mĩ (Scaridae) mỗi họ cĩ 31 lồi, cá Mú (Serranidae: 26 lồi), cá Hồng (Lutjanidae: 21 lồi), cá

Đuơi Gai (Acanthuridae: 18 lồi, cá Phèn (Mullidae: 15 lồi), cá Bống Trắng

(Gobiidae: 14 lồi), cá Sơn Biển (Apogonidae), cá Sơn Đá (Holocentridae) và cá Lượng (Nemipteridae) mỗi họ cĩ 13 lồi. Cơng trình này bước đầu cũng đã đềcập đến mối quan hệ giữa cấu trúc nền đáy rạn, độ sâu với mộtsốhọ cá rạn

san hơ.

Gần đây, một số nghiên cứu đánh giá trữ lượng và giám sát sự thay đổi của quần xã cá rạn cũng đãđược quan tâm, nhưng nhìn chung cịn rất hạn chế.

Trên cơ sở tập hợp các tư liệu giám sát từ 1994 - 2004, Nguyen Van Long và

cộng sự (2006) [155] đã nêu lên mộtthực trạng là nguồn lợi cá rạn và sinh vật

khác trên rạn đang bị khai thác quá mức, trong đĩ các nhĩm cá cĩ kích thước lớn > 20cm cịn lại rất ít trên rạn và cĩ xu hướng suy giảm theo thời gian tại

khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Võ Sĩ Tuấn và cộng sự (2008) [24] tập hợp

các tư liệu giám sát liên tục tại 7 vùng rạn trọng điểm vùng ven bờ Việt Nam

từ năm 1994 đến 2007 đã nêu lên nhận định cĩ sự thay đổi mật độ của mộtsố họ cá rạn chủ yếu như cá Bướm, cá Đuơi Gai, cá Thiên Thần tại một số khu

vực theo thời gian. Các tác giả cho rằng sự suy giảm này là do tình trạng suy thối của các rạn san hơ dưới những tác động khai thác quá mức, khai thác hủy diệt, phát triển vùng ven bờ, trầm tích, ơ nhiễm, bão và sự bùng nổ của mộtsố

nhĩm lồi ăn san hơ (Sao Biển Gai, Ốc Gai Drupella).

Nguyễn VănKhương và Chu Tiến Vĩnh (2008) [6] ước tính trữ lượng cá

rạn tại 10 khu vực dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển ở vùng biển Việt Nam vào khoảng 2.906,6 tấn, trong đĩ nhĩm cá kinh tế cĩ 1.214,2 tấn(chiếm 37,8%

tổng trữ lượng). Vùng biển Lý Sơn cĩ trữ lượng cao nhất (629,0 tấn), tiếp theo là Phú Quý (625,8 tấn), Cơn Đảo (591,5 tấn), Bạch Long Vĩ (471,3 tấn) và

[157] ước tính trữ lượng cá rạn khu vực phía bắc quần đảo Trường Sa vào

khoảng 42,2 tấn/km2, trong đĩ nhĩm cá cĩ giá trịthựcphẩm (target fish) chiếm

36,9 tấn/km2 và nhĩm cá dữ (predatory fish) chiếm 5,2 tấn/km2.

Trên cơ sởtổng quan các tài liệu hiện cĩ, cĩ thểnhậnthấy rằngphần lớn những nghiên cứu về cá rạn san hơ ở Việt Nam chỉ tập trung vào khía cạnh

phân loại học và mơ tả tính chất thành phần lồi của khu hệ cá rạn san hơ ở từng khu vực xác định mà thiếunhững nghiên cứu và phân tích mang tính chất tổng hợp. Những nghiên cứu đánh giá một cách cĩ hệ thống và phân tích chi

tiết các vấn đề liên quan đếncấu trúc quần xã, sựbiếnđộng theo khơng gian và

thời gian, sự thay đổi cấu trúc của quần xã cá rạn san hơ và mối quan hệ sinh thái giữa chúng với thành phần và cấu trúc nền đáy trong hệ sinh thái rạn san hơ, sự thay đổi của quần xã cá rạn dưới những tác động của tự nhiên và con

người, diễn thế thay đổi của quần xã cá rạn theo thời gian ở những khu vực được quản lý và bảo vệ tại các khu bảo tồn biển ở vùng biển Việt Nam chưa được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy,việc nghiên cứu và nắm bắtđầy đủ các vấn đề nĩi trên sẽ nâng cao sự hiểu biết đầy đủ hơn về các đặc trưng và tính chất của quần xã cá rạn, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và quản lý đối với nguồnlợi quan trọngnhưng chưa đượchiểu biếtnhiều này.

CHƯƠNG 2: TÀI LIỆUPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NGUỒN SỐ LIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

Nguồn tư liệu về cá rạn san hơ sử dụng trong luận án là kết quả nghiên

cứu trong khuơn khổcủa nhiềuđề tài, dự án liên quan đến rạn san hơ được tiến

hành từ năm 2002 đến 2007 mà tác giả là người trực tiếp thu thập. Các số liệu về độ phủ các thành phần nền đáy rạn san hơ đưa vào phân tích trong luận án khơng phải do chính tác giả thu thập đã được sựđồng ý của các chủ nhiệm đề

tài và đồng nghiệp cho phép sửdụng. Các đề tài, dự án đã đượctiến hành trong vùng biển nghiên cứu Nam Trung Bộ cụthểnhư sau:

- Vịnh Vân Phong: Đề tài “Điều tra hiện trạng phân bố rạn san hơ vùng

biển ven bờ Khánh Hịa làm cơ sở quy hoạch, bảo vệ, phụchồi và sửdụng bền vững” và đề tài “Đa dạng sinh học” thuộc dự án “Nuơi trồng và Quản lý ven

bờ Việt Nam: Mơ hình hĩa – Đa dạng sinh học và Bệnh cá trong các hệ thống

nuơi” do NUFU – Na Uy tài trợtừ năm 2003 đến 2006.

- Vịnh Nha Trang: Đề tài “Đánh giá đa dạng sinh học khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang” năm 2002 thuộc dự án khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang và

năm 2007 do Hợp phần LMPA – Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn tài

trợ;đề tài “Đadạng sinh học”thuộc dự án “Nuơi trồng và Quản lý ven bờViệt

Nam: Mơ hình hĩa – Đa dạng sinh học và Bệnh cá trong các hệthống nuơi” do NUFU – Na Uy tài trợtừ năm 2003 đến 2006.

- Vùng ven bờ Ninh Thuận: Đề tài “Giám sát đa dạng sinh học rạn san hơ Vườn quốc gia Núi Chúa” do WWF tài trợ năm 2005 và đề tài “Giám sát

rạn san hơ vùng ven bờ Ninh Hải – Ninh Thuận” do Sở Khoa học và Cơng

nghệ Ninh Thuận tài trợ từnăm 2006 đến 2010.

- Vịnh Cà Ná: Đề tài “Giám sát rạn san hơ vịnh Cà Ná” do Total Foundation tài trợ.

Đối với các khu vực bên ngồi Nam Trung Bộ, nguồn tư liệu đưa vào phân tích và so sánh được tác giả thu thập từ các chuyến khảo sát tại 10 điểm rạn vùng ven bờĐà Nẵng vào tháng 5 năm 2005 thuộc đề tài “Điều tra nghiên

cứu rạn san hơ và các hệ sinh thái liên quan vùng biển từ Hịn Chảo đến nam

đèo Hải Vân và bán đảo Sơn Trà”, tại 15 điểm rạnở Cù Lao Chàm vào tháng 6

năm 2004 thuộc đề tài “Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và chất lượng

mơi trường nước vùng biển Cù Lao Chàm”, 7 điểm rạn tại Cơn Đảo vào tháng 4 năm 2004 thuộc đề tài “Xây dựng dự án đầu tư Vườn quốc gia Cơn Đảo –

Hợp phần biển năm 2004”, 21 điểm rạn ở Phú Quốc trong khuơn khổ của dự

án “Điểm trình diễn rạn san hơ và cỏ biển Phú Quốc” (UNEP/GEF/SCS) vào tháng 5 năm 2006.

Riêng tư liệu thành phần lồi của các khu vực phía bắc từ Thừa Thiên

Huế trở ra đưa vào phân tích trong luận án được tham khảo và tổng hợptừ các tài liệu đã cơng bố [5; 12, 17, 18, 19, 20].

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Các thơng tin liên quan gồm khu vực, số trạm và thời gian tiến hành

khảo sát của từng nội dung trong luận án được tĩm tắt trong Bảng 1.1. Tọađộ của các điểm khảo sát được trình bày trong Phụlục 1. Các chuyếnkhảo sát thu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa quần xã cá rạn với một số đặc trưng và hiện trạng rạn san hô ở vùng biển ven bờ nam trung bộ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)