Kết quả nghiên cứu một số giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh vụ hè thu trên đất nương rẫy tại huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 45)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

3.1. Kết quả nghiên cứu một số giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu

đậu xanh thí nghiệm

Theo Sabinin, sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây (các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới), thường dẫn tới tăng kích thước của cây. Còn phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua chu kỳ sống của mình. Theo quan điểm di truyền học, sự phát triển của cá thể là quá trình thực hiện dần các chương trình di truyền đã được mã hóa trong phân tử ADN của quá trình phát triển cá thể. Sinh trưởng, phát triển có quan hệ mật thiết với nhau, đây là hai mặt của quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể, có tác dụng thúc đẩy và không thể tách rời nhau.

Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây đậu xanh là kết quả tổng hợp về đặc tính di truyền của giống và môi trường canh tác. Do đó thời gian sinh trưởng của các giống thường bị chi phối bởi các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng của từng mùa vụ của từng vùng sinh thái khác nhau. Việc nghiên cứu về thời gian sinh trưởng của các giống đậu xanh trên đất nương rẫy ở Cao Bằng là cơ sở khoa học để tuyển chọn giống nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng được đất bỏ hóa tại địa phương.

Kết quả theo dõi về các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1:

Bng 3.1: Mt s giai đon sinh trưởng, phát trin ca các ging

đậu xanh thí nghim v Hè Thu năm 2012

ĐV: Ngày

STT Giống

Thời gian từ gieo đến… Mọc Ra hoa Thời gian

ra hoa Chín (TGST) 1 Thúa khiêu (đ/c) 4 40 25 84 2 ĐX 208 4 37 23 75 3 ĐX 11 3 36 17 71 4 ĐX 14 4 38 20 78 5 ĐX 17 3 35 18 72 6 VN 99-3 3 35 17 68 3.1.1. Giai đon t gieo đến mc

Đây là giai đoạn đầu tiên để bắt đầu vòng đời sinh trưởng của đậu xanh, nó có ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại của mỗi giống. Dưới những điều kiện thích hợp về nước, oxy, nhiệt độ, hạt được gieo sẽ hút nước, trương lên và bắt đầu mọc. Điều kiện đầu tiên để hạt nảy mầm trong đất là nước. Độ ẩm thường xuyên cho cây đậu xanh mọc tốt nhất là từ 70 - 80%. Nhiệt độ mà cây đậu xanh mọc được là từ 30 - 400C. Nếu nhiệt độ chỉ 180C thì sẽ mọc chậm, yếu và sau cùng sinh trưởng kém. Nếu nhiệt độ ở 140C thì cây sẽ không mọc và mọi quá trình trao đổi chất sẽ không xảy ra. Nhiệt độ từ 150C trở lên thì hạt giống mới nẩy mầm được thuận lợi, do đó không nên gieo đậu xanh khi thời tiết còn lạnh (< 150C). Bên cạnh đó quá trình nảy mầm còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại như: Độ ẩm hạt, tính nguyên vẹn, yếu tố di truyền quyết định độ bật mầm lên khỏi mặt đất.

Trong giai đoạn này diễn ra hàng loạt các hoạt động về sinh lý, sinh hóa, các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ, cung cấp năng lượng để phục vụ quá trình nảy mầm.

Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy trong điều kiện vụ Hè Thu năm 2012, đầu vụ khi gieo gặp mưa, nhiệt độ trung bình 26,50C, ẩm độ trung bình 86% (phụ lục 1) nên thuận lợi cho quá trình nảy mầm và mọc của các giống đậu xanh. Sau gieo 3 – 4 ngày các giống đều mọc với tỷ lệ rất cao. Các giống ĐX 11, ĐX 17 và VN 99-3 có thời gian từ gieo đến mọc là 3 ngày, ngắn hơn so với giống đối chứng (Thúa khiêu: 4 ngày).

3.1.2. Giai đon t gieo đến ra hoa

Khoảng thời gian từ gieo đến ra hoa thường chiếm ½ thời gian sinh trưởng của cây đậu xanh. Hạt nảy mầm, mọc thành cây con và lớn lên phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng của hệ rễ và thân, lá. Đặc điểm của thời kỳ này là sự phát triển của thân, lá, rễ, nốt sần. Nốt sần là nơi cố định đạm, nhờ có nốt sần đậu xanh không cần bón nhiều phân đạm.

Nghiên cứu thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống đậu xanh qua các mùa vụ phục vụ cho công tác bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý và né tránh các điều kiện thời tiết bất thuận khi đậu xanh ra hoa. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu thời gian từ gieo đến ra hoa và đặc điểm ra hoa của các giống đậu xanh nhằm chọn ra được các giống có đặc điểm phù hợp cho điều kiện vụ Hè Thu trên đất nương rẫy của tỉnh nhằm tận dụng đất đai bỏ hóa, tăng thu nhập cho người dân nghèo.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống đậu xanh thí nghiệm đều sớm hơn đối chứng, dao động từ 35 – 38 ngày. Trong thí nghiệm giống ĐX 17 và VN 99-3 có thời gian từ gieo đến ra hoa ngắn nhất (35 ngày), tiếp đến là giống ĐX 11 (36 ngày). Giống Thúa khiêu đối chứng có thời gian từ gieo đến ra hoa dài nhất (40 ngày).

3.1.3. Đặc đim ra hoa ca các ging đậu xanh

Ra hoa là đặc trưng cho sự phát dục của cây vào giai đoạn mạnh nhất. Thời kỳ này, về yếu tố nội tại diễn ra hai quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Mối quan hệ giữa hai quá trình này có sự thống nhất và thúc đẩy nhau nhưng đôi khi lại là ngược lại, nếu sinh trưởng quá mạnh sẽ làm cho cây bị lốp đổ dẫn đến cây ra hoa chậm và rụng hoa. Còn nếu giai đoạn này mà quá trình sinh trưởng sinh dưỡng kém sẽ làm cho cây ra hoa sớm, ít quả. Tuy nhiên, đặc điểm giống cũng là nhân tố quyết định đến đặc tính ra hoa của cây. Về yếu tố ngoại cảnh, sự ra hoa của đậu xanh có thể bị ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như độ ẩm, cường độ chiếu sáng và số giờ chiếu sáng. Hoa đậu xanh thường nở rải rác, các hoa trên thân chính nở trước, hoa trên cành nở sau và chậm hơn, có khi còn chậm hơn hoa cuối cùng trên thân chính.

Thời gian ra hoa của các giống đậu xanh cũng là đặc điểm quan trọng để đánh giá khả năng thích ứng của giống với thời vụ. Trong thí nghiệm các giống đậu xanh có thời gian ra hoa trung bình từ 17 – 25 ngày. Như vậy, các giống đều thuộc nhóm có thời gian ra hoa trung bình.

3.1.4. Thi gian sinh trưởng ca các ging đậu xanh

Thời gian sinh trưởng của mọi cây trồng nói chung và cây đậu xanh nói riêng là khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành chu kỳ sống của cây. Đánh giá được thời gian sinh trưởng của cây sẽ phục vụ cho công tác bố trí thời vụ, luân canh, xen canh và trồng gối. Thời gian sinh trưởng của đậu xanh được tính từ gieo đến thu hoạch đợt cuối cùng. Kết quả theo dõi trong vụ Hè Thu năm 2012 cho thấy TGST của các giống đậu xanh thí nghiệm đều ngắn hơn đối chứng, biến động từ 68 - 78 ngày. Trong đó giống VN 99-3 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (68 ngày) ngắn hơn so với giống đối chứng (Thúa

khiêu: 84 ngày). Các giống còn lại đều có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với giống đối chứng từ 6 – 13 ngày.

Như vậy, thời gian từ gieo đến mọc, ra hoa và thu lần cuối (thời gian sinh trưởng) trong điều kiện vụ Hè Thu 2012 của giống VN 99-3 là ngắn nhất, tiếp đến là giống ĐX 11 và ĐX 17; dài nhất là giống đối chứng. Đây là đặc điểm quan trọng để xác định được giống có triển vọng phục vụ cho công tác tuyển chọn giống của địa phương.

3.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh thí nghiệm đậu xanh thí nghiệm

Đặc điểm hình thái của một giống cây trồng có ý nghĩa để phân biệt ra các giống, đồng thời nó tham gia quyết định cho kết quả tuyển chọn các dạng hình mong muốn để sản xuất cho từng điều kiện sinh thái, mùa vụ và tập quán khác nhau. Kết quả nghiên cứu được trình bày qua bảng 3.2, 3.3 và 3.4:

Bng 3.2: Mt sđặc đim sinh trưởng chính ca các ging đậu xanh

STT Tên giống Dạng thân Kiểu sinh trưởng Hình dạng lá cuối

1 Thúa khiêu (đ/c) Đứng Hữu hạn Thuôn nhọn

2 ĐX 208 Đứng Hữu hạn Bầu

3 ĐX 11 Đứng Hữu hạn Tam giác

4 ĐX 14 Đứng Hữu hạn Thuôn bầu

5 ĐX 17 Đứng Hữu hạn Tam giác

Số liệu bảng 3.2 cho thấy: Các giống đậu xanh thí nghiệm đều có dạng thân đứng, gọn. Với dạng hình này có khả năng tăng mật độ gieo trồng đồng thời thuận lợi cho việc chăm sóc và công tác bảo vệ thực vật. Về kiểu sinh trưởng của các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm đều có kiểu sinh trưởng hữu hạn. Đây là dạng hình mong muốn của các nhà tạo giống. Với kiểu hình sinh trưởng này ta có thể tập trung đầu tư thâm canh cũng như tác động các biện pháp kỹ thuật để cây hấp thu dinh dưỡng và tăng năng suất. Về hình dạng lá cuối của các giống chia ra làm bốn dạng hình, trong đó phổ biến nhất là dạng lá tam giác (chiếm 3/6 giống là ĐX 11, ĐX 17, VN 99-3), còn lại là dạng lá bầu (giống ĐX 208), dạng lá thuôn bầu (giống ĐX 14) và dạng lá thuôn nhọn (giống Thúa khiêu địa phương).

Bng 3.3: Mt sđặc đim thc vt hc ca các ging đậu xanh

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy: Màu sắc lá của các giống đậu xanh thí nghiệm có hai dạng là xanh nhạt và xanh đậm. Trong đó giống ĐX 208 và ĐX 14 có lá màu xanh đậm, các giống còn lại có lá màu xanh nhạt.

Về màu sắc hoa, tất cả các giống đều có hoa màu vàng nhạt là màu sắc hoa đặc trưng của giống đậu xanh nói chung.

Tên giống Màu sắc Dạng hạt Vỏ hạt Hoa Hạt khi chín

Thúa khiêu (đ/c) Xanh nhạt Vàng nhạt Vàng xanh Trụ Mốc ĐX 208 Xanh đậm Vàng nhạt Xanh nhạt Tròn Sáng bóng

ĐX 11 Xanh nhạt Vàng nhạt Xanh nhạt Trụ Sáng bóng ĐX 14 Xanh đậm Vàng nhạt Xanh sẫm Trụ Mốc ĐX 17 Xanh nhạt Vàng nhạt Xanh nhạt Tròn Sáng bóng VN 99-3 Xanh nhạt Vàng nhạt Xanh sẫm Ô van Mốc

Về màu sắc hạt khi chín, ngoài giống địa phương có màu vàng xanh thì các giống còn lại đều có màu xanh nhạt ( ĐX 2008, ĐX 11, ĐX 17) và màu xanh sẫm (ĐX 14 và VN 99-3).

Khi đánh giá màu sắc vỏ hạt thông thường không có ý nghĩa lớn đối với công tác chọn tạo giống, song màu sắc vỏ hạt lại có ý nghĩa rất lớn đối với người tiêu dùng, đôi khi nó đã trở thành tập quán canh tác của người sản xuất. Ở nước ta hiện nay nhu cầu thị hiếu của người đân ở miền Bắc có xu hướng thích đậu xanh hạt mốc; còn các tỉnh từ miền Trung trở vào đến miền Nam người dân thích sử dụng loại đậu mỡ có màu vỏ hạt xanh nhạt hơn. Trong sáu giống đậu xanh thí nghiệm thì giống ĐX 14 và VN 99-3 có hạt màu xanh sẫm vỏ hạt mốc, giống Thúa khiêu có vỏ hạt mốc hạt màu xanh vàng; còn lại là hạt màu xanh nhạt vỏ hạt sáng bóng.

Bng 3.4: Mt sđặc đim hình thái ca các ging đậu xanh thí nghim

TT Giống CCC (cm) Số CCI (cành) ĐK thân (cm) 1 Thúa khiêu (đ/c) 60,4 1,2 0,60 2 ĐX 208 62,3 0,8 0,70 3 ĐX 11 61,9 1,2 0,70 4 ĐX 14 56,9 0,9 0,57 5 ĐX 17 58,7 0,3 0,63 6 VN 99-3 56,5 1,0 0,60 P < 0,05 <0,05 >0,05 CV (%) 3,3 7,0 5,0 LSD 5% 3,55 0,11 0,58

Đậu xanh là loại thân thảo, mọc thẳng đứng hoặc hơi nghiêng, hình tròn, có một lớp lông màu nâu sáng bao bọc, lớp lông này dày hay mỏng là do giống, thân cây yếu.

Thời kỳ trước khi cây có ba lá kép thì tốc độ tăng trưởng của thân chậm, sau đó mới tăng nhanh dần đến khi ra hoa và ra hoa rộ, đạt chiều cao tối đa lúc đã có quả chắc.

Số liệu bảng 3.4 cho thấy: Chiều cao cây của các giống đậu xanh thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2012 trên đất nương rẫy biến động từ 56,5 – 62,3 cm. Trong thí nghiệm giống VN 99-3 có chiều cao cây thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%, các giống còn lại có chiều cao cây tương đương đối chứng.

Cành cấp I là cành mọc ra từ thân chính, khả năng phân cành cấp I rất quan trọng đối với cây đậu đỗ nói chung và cây đậu xanh nói riêng, vì cành là nơi mang chùm quả. Kết quả theo dõi khả năng phân cành cho thấy số cành cấp I của các giống đậu xanh thí nghiệm biến động từ 0,3 – 1,2 cành. Trong thí nghiệm, giống ĐX 11 có số cành cấp I tương đương đối chứng (Thúa khiêu 1,2 cành), các giống còn lại đều có số cành cấp I ít hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Đường kính thân của các giống đậu xanh thí nghiệm tương đương đối chứng, biến động từ 0,57 – 0,7 cm.

3.3. Đánh giá khả năng chống chịu của các giống đậu xanh thí nghiệm

Khả năng chống chịu và thích nghi của một giống cây trồng quyết dịnh sự tồn tại của giống đó trong sản xuất. Những giống cây trồng thích nghi được với điều kiện môi trường sinh thái không những sinh trưởng tốt, cho năng suất cao mà còn giảm chi phí bảo vệ thực vật, giúp an toàn cho môi trường sinh thái. Trong công tác tuyển chọn giống cây trồng, việc đánh giá về khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và thích nghi với môi trường là rất cần thiết.

3.3.1. Kh năng chng chu đối vi sâu, bnh hi chính

Cây đậu xanh từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch có khá nhiều đối tượng sâu bệnh hại. Tuy nhiên mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển gắn liền với một số loại sâu bệnh nhất định. Có những đối tượng gây hại nguy hiểm làm ảnh hưởng mạnh đến năng suất như bệnh lở cổ rễ, khi bị nhiễm gây chết cây hoặc tổn thương làm suy giảm sức sống của cây. Nhưng thực sự nguy hiểm và khó phòng trừ là bệnh khảm lá và bệnh đốm lá do nấm, khi bị bệnh làm mất diệp lục và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quang hợp trong giai đoạn ra hoa và làm hạt. Do đó đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chọn giống. Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại của các giống đậu xanh thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.5 và 3.6.

Bng 3.5: Tình hình sâu hi ca các ging đậu xanh thí nghim v Hè Thu năm 2012

ĐV: %

STT Giống (% số quả bị hại) Sâu đục quả (% số lá bị cuốn) Sâu cuốn lá

1 Thúa khiêu (đ/c) 6,6 6,5 2 ĐX 208 4,6 3,3 3 ĐX 11 3,1 4,6 4 ĐX 14 3,3 5,7 5 ĐX 17 3,8 2,8 6 VN 99-3 1,7 3,7

Số liệu bảng 3.5 cho thấy vụ Hè Thu 2012 các giống đậu xanh thí nghiệm bị hai loại sâu hại chính:

- Sâu đục quả (Eitiella zinekenella) xuất hiện và gây hại ở tất cả các giống vào thời điểm cây bắt đầu ra hoa tạo quả cho tới khi thu hoạch. Tỷ lệ quả bị hại biến động từ 1,7 – 6,6%. Trong thí nghiệm, giống VN 99-3 có số quả bị hại ít nhất (1,7%) và giống Thúa khiêu (đối chứng) bị nhiễm cao nhất (6,6%); các giống còn lại nhiễm ở mức trung bình từ 3,1 – 4,6 % và đều thấp hơn so với đối chứng. Tuy nhiên, đặc thù sâu đục quả xuất hiện theo lứa và sự ra hoa đậu quả của các giống cũng không trùng nhau nên rất khó nhận định.

- Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata) gây hại phổ biến trên các giống trong suốt chu kỳ sinh trưởng của đậu xanh, tỷ lệ lá bị hại dao động từ 2,8 – 6,5%. Trong đó giống Thúa khiêu (đ/c) là giống có số lá bị cuốn cao nhất (6,5%), thấp nhất là giống ĐX 17 (2,8%), các giống còn lại có mức độ nhiễm sâu cuốn lá trung bình.

Vụ Hè Thu năm 2012, các giống đậu xanh thí nghiệm bị nhiễm một số loại bệnh hại như lở cổ rễ, gỉ sắt, khảm lá và đốm nâu. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.6.

Bng 3.6: Tình hình nhim bnh ca các ging đậu xanh thí nghim

ĐV: Điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh vụ hè thu trên đất nương rẫy tại huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)