2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
* Chỉ tiêu về sinh trưởng:
- Thời gian sinh trưởng: Ngày gieo, ngày mọc, ngày ra hoa, thời gian ra hoa.
+ Ngày mọc: Là ngày có khoảng 50% số cây/ô mọc 2 lá mầm.
+ Ngày ra hoa: Là ngày có khoảng 50% số cây/ô có ít nhất một hoa nở. + Thời gian ra hoa:
Ra hoa không tập trung: Hoa nở kéo dài > 30 ngày. Trung bình: Hoa nở kéo dài 16 – 30 ngày.
+ Thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày gieo đến ngày thu hoạch đợt cuối.
- Đặc điểm thực vật học:
+ Kiểu sinh trưởng: Hữu hạn, vô hạn. + Dạng cây: Đứng, nửa đứng, ngang. + Màu hoa: Vàng nhạt, vàng, màu khác.
+ Màu sắc hạt khi chín: Vàng xanh, vàng, xanh nhạt, xanh sẫm, màu khác.
+ Dạng hạt: Tròn, ôvan, trụ, khác. + Vỏ hạt: Sáng bóng, mốc.
+ Chiều cao cây: Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính lúc thu hoạch của 10 cây mẫu/ô.
+ Số cành cấp 1/cây: Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô.
* Các chỉ tiêu về chống chịu:
- Chỉ tiêu chống chịu sâu hại:
+ Sâu đục quả (Eitiella zinekenella) %: Tỷ lệ quả bị hại = Số quả bị hại/tổng số quả điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.
+ Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata) %: Tỷ lệ lá bị hại = Số lá bị cuốn/tổng số lá điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.
- Chỉ tiêu chống chịu bệnh hại:
+ Bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi Sydow): Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.
+ Bệnh đốm nâu (Septoria glycines Hemmi): Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.
Phân cấp:
Điểm 1: Rất nhẹ (<1% diện tích lá bị hại); Điểm 3: Nhẹ (1% đến 5 % diện tích lá bị hại);
Điểm 5: Trung bình (>5% đến 25% diện tích lá bị hại); Điểm 7: Nặng (> 25%-50% diện tích lá bị hại);
Điểm 9: Rất nặng (>50% diện tích lá bị hại).
+ Bệnh lở cổ rễ cây con (Rhizoctonia solani, Fusarium sp): Tỷ lệ cây bị bệnh = Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra. Điều tra toàn bộ các cây trên ô.
Phân cấp:
Điểm 1: Không nhiễm (<5% số cây có vết bệnh); Điểm 2: Nhiễm nhẹ (6 – 25 % số cây có vết bệnh);
Điểm 3: Nhiễm trung bình (26 -50% số cây có vết bệnh); Điểm 4: Nhiễm nặng (51 – 75% số cây có vết bệnh); Điểm 5: Nhiễm rất nặng (>76% số cây có vết bệnh).
+ Bệnh khảm lá (Mosaic Virus): Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.
Phân cấp:
Điểm 1: Không nhiễm (<5% số lá có vết bệnh); Điểm 2: Nhiễm nhẹ (6 – 25 % số lá có vết bệnh);
Điểm 3: Nhiễm trung bình (26 -50% số lá có vết bệnh); Điểm 4: Nhiễm nặng (51 – 75% số lá có vết bệnh); Điểm 5: Nhiễm rất nặng (>76% số lá có vết bệnh).
- Tính tách quả: Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.
Phân cấp:
Điểm 1: Không có quả tách vỏ;
Điểm 3: Trung bình (25% đến 50% quả tách vỏ); Điểm 4: Cao (51% đến 75% quả tách vỏ);
Điểm 5: Rất cao (>75% quả tách vỏ).
- Tính chống đổ: Sau khi gặp điều kiện bất thuận. Phân cấp:
Điểm 1: Không đổ (Hầu hết các cây đều đứng thẳng); Điểm 2: Nhẹ (<25% số cây bị đổ rạp);
Điểm 3: Trung bình (25%-50% số cây bị đổ rạp, các cây khác nghiêng ≥ 45%);
Điểm 4: Nặng (51-75% số cây bị đổ rạp); Điểm 5: Rất nặng (>75% số cây bị đổ rạp).
* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:
- Số cây thực thu trên ô: Đếm số cây thực tế mỗi ô thí nghiệm.
- Số quả/cây: Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô; tính trung bình 1 cây.
- Số quả chắc/cây: Đếm số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô; tính trung bình 1 cây.
- Số hạt/quả: Đếm tổng số hạt trên quả của 10 cây mẫu/ô; tính trung bình 1 quả.
- Khối lượng 1000 hạt: Cân 3 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt ở độ ẩm hạt 12%, chia trung bình, kết quả lấy 1 chữ số sau dấu phẩy.
- Năng suất lý thuyết được tính bằng công thức: NSLT (tạ/ha) = Số cây/m
2 x Số quả chắc/cây x Số hạt/quả x P1000hạt 10.000
- Năng suất hạt thu hoạch lần thứ nhất: Thu riêng hạt khô sạch của từng ô, gồm cả khối lượng hạt của 10 cây mẫu (độ ẩm hạt ở 12%).
- Năng suất hạt thu hoạch các lần sau: Thu riêng hạt khô sạch của từng ô, gồm cả khối lượng hạt của 10 cây mẫu (độ ẩm hạt ở 12%).
- Năng suất hạt khô: Tính năng suất toàn ô (độ ẩm hạt 12%) và qui ra năng suất trên 1 ha, lấy 2 chữ số sau dấu phẩy.
* Chỉ tiêu về chất lượng:
- Hàm lượng Protein tổng số (%): Theo TCVN 4328:2001 (ISO 5983:1997);
- Hàm lượng Lippit thô (%): Được xác định trên máy SOXTHERM. Các chỉ tiêu về chất lượng được phân tích tại Phòng Thí nghiệm Sinh hóa, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.