Tình hình sản xuất đậu xanh ở Cao Bằng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh vụ hè thu trên đất nương rẫy tại huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 32 - 37)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

1.5.3. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, có 670.758,6 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 94.383,3 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 534.050 ha. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 89.753,2 ha, riêng đất trồng lúa là 34.275,3 ha; diện tích đất trồng ngô 38.971 ha, còn lại là diện tích đất trồng cây hàng năm khác (lạc, đậu tương, thuốc lá...) (Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, 2011) [12]. Bên cạnh đó, đặc trưng của địa hình Cao Bằng là thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có vùng ôn đới mát mẻ, có lạnh kèm theo sương mù, nhiệt độ bình quân 19,80C - 22,20C, tổng lượng mưa bình quân 1.450 mm/năm nhìn chung thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng. Mặt khác, với đặc thù là tỉnh vùng cao, diện tích đồi núi là chính, đất của khu vực chủ yếu là đất feralit màu đỏ, nâu đỏ phát triển trên đá sét biến chất. Độ dốc phổ biến là 25 – 300 nên địa hình khá hiểm trở, sườn dốc và bụ chia cắt mạnh. Đất đồi núi độ cao trung bình chiếm tỷ lệ nhỏ, tầng đất thô dày, tất đất mịn. Thành phần cơ giới nhẹ, keo sét ít, lực liên kết các hạt đất yếu, đất núi thấp chiếm tỷ lệ cao tập trung chủ yếu ở các sườn đồi, đặc điểm đất thể hiện tính chất gió mùa, đất có nhiều đá lẫn, hàm lượng dinh dưỡng nghèo.

Bng 1.4: Din tích, năng sut sn lượng mt s loi cây trng chính ti tnh Cao Bng năm 2011

STT Cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Ngô 38.971 32,0 124.849 2 Lúa 30.072 39,0 117.234 3 Đậu tương 5.533 8,3 4.580 4 Mía 3.431 570,8 195.844 5 Thuốc lá 3.144 18,3 5.756 6 Sắn 2.464 136,4 33.609 7 Lạc 1.678 13,7 2.297 8 Khoai lang 1.544 54,4 8.405 9 Rau 3.109 81,3 25.294 10 Đậu các loại 1295 6,7 874

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, 2011[12].

Số liệu bảng 1.4 cho thấy: Các cây trồng chính của Cao Bằng là lúa, ngô, đậu tương, mía, thuốc lá. Trong đó ngô là cây trồng chính với diện tích cả năm là 38.971 ha, năng suất đạt 32 tạ/ha, sản lượng đạt 124.849 tấn. Đây là cây trồng chủ lực trên đất chuyên màu, đất một lúa, một màu và đất nương rẫy. Với sản lượng ngô hạt như vậy đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thức ăn cho ngành chăn nuôi của tỉnh. Lúa là cây trồng có diện tích đứng thứ hai sau cây ngô với diện tích trồng cả năm 30.072 ha, năng suất đạt 39 tạ/ha, sản lượng đạt 117.234 tấn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu về lương thực cho người dân địa phương.

Đậu tương là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Tuy nhiên, diện tích đậu tương đang giảm dần. Năm 2011, diện tích đậu tương là 5.533 ha, năng suất 8,3 tạ/ha, sản lượng 4.580 tấn. Hiện nay ngành nông nghiệp đang có chương trình phục hồi lại diện tích đậu tương nhưng cũng gặp nhiều khó khăn do:

- Rét kéo dài nên vụ Xuân thu hoạch muộn, sau Đại thử 23 tháng 7 trồng đậu tương năng suất thấp hoặc không cho thu hoạch.

- Vụ Hè Thu thường hạn nặng nên năng suất đậu tương không cao. - Giá đậu tương thấp không khuyến khích được người nông dân sản xuất. Để giải quyết các vấn đề nêu trên cần tăng hệ số sử dụng đất, tăng giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác. Ngành nông nghiệp đang triển khai chương trình nâng cao thu nhập trên đất nương rẫy, bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng các giống ngắn ngày có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng đồi núi, đặc biệt là các giống đậu xanh năng suất, chất lượng.

Đậu xanh là cây trồng rất quen thuộc đối với người dân miền núi Cao Bằng đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên người dân chỉ quen với tập quán sản xuất nhỏ lẻ, không có đầu tư, sản xuất phục vụ nhu cầu hàng ngày là chủ yếu nên diện tích, năng suất sản lượng cây đậu xanh còn thấp và không có số liệu thống kê cụ thể. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh nhất là các huyện miền núi cao như Hà Quảng, Thông Nông, Thạch An... người dân vẫn sử dụng công thức luân canh cây trồng giữa ngô xuân và đỗ nho nhe trên đất nương rẫy. Đỗ nho nhe là cây họ đậu sinh trưởng vô hại, có tác dụng che phủ chống xói mòn đất dốc, cho sinh khối lớn, làm thức ăn gia súc và làm chất hữu cơ giàu đạm cải tạo đất, rễ có nốt sần có khả năng cố định đạm cho đất. Sau khi thu hoạch ngô người dân giữ lại đỗ nho nhe ở những diện tích đất xấu, không trồng lạc, đậu tương.

Đây là biện pháp canh tác hạn chế xói mòn đất rất tốt đã được người dân nơi đây áp dụng. Tuy nhiên, sản phẩm thu được từ đỗ nho nhe chỉ là các bộ phận rễ, thân, lá, không cho năng suất hạt, do đó không mang lại hiệu quả kinh tế triệt để cho người dân. Cùng chung với chương trình phát triển nông nghiệp của tỉnh nhằm tăng hệ số sử dụng đất, tăng giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác, đặc biệt là nâng cao thu nhập trên đất nương rẫy, bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng các giống ngắn ngày có khă năng thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng đồi núi thì việc sử dụng các giống đậu xanh năng suất, chất lượng thay thế cho các giống cũ như đỗ nho nhe là vấn đề hết sức cần thiết.

Xét tình hình thực tế địa phương, Cao Bằng có nhiều lợi thế để phát triển cây đậu xanh như diện tích và chủng loại đất phong phú, khí hậu thích hợp cho sinh trưởng và phát triển đậu xanh 2 vụ/năm, có nguồn lao động dồi dào... Đây là cơ hội để đầu tư và phát triển cây đậu xanh nói riêng và cây đậu đỗ nói chung nhằm góp phần vào phát triển nền nông nghiệp của tỉnh.

Mặt khác, sử dụng cây đậu xanh vào trong cơ cấu luân canh cây trồng có những lợi thế sau:

- Cây đậu xanh có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ hè thu 70 ngày); - Dễ trồng, hầu như không bón phân, chăm sóc nhưng vẫn cho thu hoạch; - Giá bán đậu xanh hiện nay cao gấp 2,5 lần so với đậu tương và nhu cầu ngoài thị trường là rất lớn;

- Khả năng cải tạo đất lớn; - Khả năng chịu hạn cao;

- Thời vụ rộng, vụ hè thu trồng muộn sau 25/8 vẫn cho thu hoạch khoảng 1 tấn/ha.

Tuy nhiên để phát triển cây đậu xanh với diện tích lớn, mang lại hiệu quả thật sự, không rủi ro cho sản xuất thì cần phải có những cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu như sau:

- Xác định bộ giống đậu xanh có khả năng chịu hạn cao và phù hợp với vùng sinh thái của tỉnh Cao Bằng.

- Xác định khoảng thời vụ cho phép hiệu quả nhất.

- Chế độ canh tác: mật độ, phân bón, phòng trừ sâu bệnh.

- Giá trị thương phẩm, giá trị hàng hoá, sức cạnh tranh của mỗi giống. - Bảo quản sau thu hoạch.

Bình quân thu nhập năm 2010 ở Cao Bằng là 20 triệu đồng/ha/năm, tuy nhiên đất nương rẫy thì thấp hơn. Tỉnh đã có nhiều chương trình cho đất ruộng, cho các vùng xung quanh thị xã, thị trấn những vùng đồng bào dân tộc ít người như mông, dao,... vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới khó khăn hầu như đầu tư còn ít và hiệu quả không cao.

Để chính sách Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống ở những vùng khó khăn thì việc nâng cao giá trị thu nhập trên đất nương rẫy thực sự có ý nghĩa đối với người dân Cao Bằng. Với mục tiêu thu nhập bình quân/ha đạt 50 triệu đồng thì việc đưa cây đậu xanh trồng trên đất nương rẫy sẽ giải quyết bài toán đó.

Tóm lại: Qua các nghiên cứu về đậu xanh ở trong và ngoài nước đã cho thấy: Ở Việt Nam có điều kiện thích hợp để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất đậu xanh nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật ở vùng miền núi đặc biệt là ở Cao Bằng đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu về khảo nghiệm tính thích ứng của các giống đậu xanh để chọn ra những giống tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, đặc biệt là khả năng chịu hạn. Trong khi đó người nông dân vẫn chủ yếu sử dụng các giống đậu xanh địa phương năng suất thấp, mất nhiều công thu hái vì ra hoa không tập trung, chịu hạn kém. Để đạt được mục đích như vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cu kh năng sinh trưởng, phát trin ca mt s ging đậu xanh v Hè Thu trên đất nương ry ti huyn Hà Qung, tnh Cao Bng”.

Chương 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh vụ hè thu trên đất nương rẫy tại huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)