2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
3.6. Kết quả xây dựng mô hình
Để kiểm chứng lại kết quả thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trên diện tích rộng với hai giống đậu xanh có triển vọng đó là ĐX 11 và VN 99-3.
Bảng 3.10: Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm giống đậu xanh ĐX11 và VN99-3 vụ Hè Thu năm 2013 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
TT Hộ gia đình tham gia Diện tích (ha) Giống TGST (ngày) NSTT (tạ/ha)
1 Triệu Văn Rưởng
0,05 ĐX 11 70 13,7 0,05 Thúa khiêu 83 11,4 2 Hoàng Văn Cắm 0,05 ĐX 11 71 13,1 0,05 Thúa khiêu 82 11,1 3 Sầm Văn Tươi 0,05 ĐX 11 72 12,3 0,05 Thúa khiêu 84 10,7 4 Hoàng Văn Hàn 0,05 VN 99-3 69 13,1 0,05 Thúa khiêu 84 10,9 5 Sầm Văn Định 0,05 VN 99-3 67 11,9 0,05 Thúa khiêu 83 9,6 6 Hoàng Văn Thín 0,05 VN 99-3 68 13,8 0,05 Thúa khiêu 84 11,5
Số liệu bảng 3.10 cho thấy mô hình thử nghiệm bố trí theo ô lớn trong các hộ dân đã cho kết quả tương đối rõ rệt, cụ thể:
Thời gian sinh trưởng của hai giống đậu xanh không có sự chênh lệch lớn giữa các hộ trồng, dao động từ 70 – 72 ngày đối với giống ĐX 11 và 68 – 69 ngày đối với giống VN 99-3, 2 giống mới này có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng (Thúa khiêu: 82 – 84 ngày).
Năng suất là chỉ tiêu rất quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của người dân. Năng suất thực thu của hai giống ĐX 11 và VN 99-3 đều đạt khá cao và cao hơn giống Thúa khiêu. Năng suất trung bình của giống ĐX 11 là 13,1 tạ/ha , giống VN 99-3 là 12,9 tạ/ha, trong khi đó giống Thúa khiêu là 10,9 tạ/ha.
Ngoài hai chỉ tiêu chính trên, qua theo dõi mô hình chúng tôi thấy: Hai giống đậu xanh ĐX 11 và VN 99-3 có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng. Vụ Hè Thu 2013, trong điều kiện hạn hán các giống vẫn mọc đều với tỷ lệ cao, cây sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng phân cành khỏe (từ 1 – 3 cành), cây cao đồng đều (khoảng 50 – 60 cm), thân lá phát triển tốt, ra hoa và chín tập trung, khoảng cách giữa các lần thu hái khoảng 10 ngày, cho thu hái từ 2 – 3 lần. Ngoài ra, hai giống ĐX 11 và VN 99-3 đều bị nhiễm sâu bệnh ở mức độ trung bình như bệnh lở cổ rễ ở giai đoạn cây con, bệnh phấn trắng ở giai đoạn 4 – 5 lá, nhiễm rệp ở giai đoạn ra hoa hình thành quả. Đặc biệt giống ĐX 11 và VN 99-3 có vỏ quả dầy hơn giống Thúa khiêu nên không bị tách vỏ khi quả chín trên nương rẫy như giống Thúa khiêu địa phương. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong chọn giống đậu xanh trồng trên nương rẫy ở miền núi.
Như vậy, với điều kiện đất nương rẫy vùng Lục khu, Hà Quảng, nơi nổi tiếng là khô hạn nhất tỉnh Cao Bằng, mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân đều phụ thuộc vào nước trời, trồng cây đậu xanh đã cho kết quả tương đối khả quan, được người dân trong vùng đánh giá cao và đồng ý đưa vào cơ cấu giống nhằm mục đích luân canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho gia đình.
Chương 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận
- Thời gian sinh trưởng của các giống đậu xanh thí nghiệm: Biến động từ 68 – 84 ngày, phù hợp với điều kiện vụ Hè Thu trên đất nương rẫy của tỉnh Cao Bằng.
- Đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh: Các giống đều có kiểu sinh trưởng sinh trưởng hữu hạn, dạng thân đứng, gọn. Trong sáu giống tham gia thí nghiệm có hai giống là ĐX 14 và VN 99-3 có hạt màu xanh sẫm vỏ hạt mốc.
- Khả năng chống chịu của các giống đậu xanh: Các giống ĐX 11 và giống VN 99-3 là hai giống có khả năng chống chịu tốt nhất. Các giống khác có khả năng chống chịu từ nhẹ đến trung bình.
- Năng suất của các giống đậu xanh: Năng suất thực thu biến động từ 9,9 – 13,7 tạ/ha. Hai giống ĐX 11 và VN 99-3 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng. Các giống còn lại có năng suất cao tương đương với đối chứng.
- Phẩm chất hạt: Hàm lượng Protein của các giống đậu xanh thí nghiệm biến động từ 17,7 – 22,1%. Trong đó giống VN 99-3 có hàm lượng Protein tương đương đối chứng, các giống còn lại có hàm lượng Protein thấp hơn đối chứng. Hàm lượng Lipit biến động từ 1,5 – 2,3%. Trong thí nghiệm giống ĐX 11 và ĐX 17 có hàm lượng Lipit cao hơn đối chứng, các giống còn lại có hàm lượng Lipit tương đương đối chứng.
- Kết quả xây dựng mô hình: Đã triển khai xây dựng mô hình tại 6 hộ trên tổng diện tích 0,3 ha với hai giống ĐX 11 và VN 99-3. Theo đánh giá của người dân tại mô hình, hai giống ĐX 11 và VN 99-3 đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, phân cành khỏe, nhiễm sâu bệnh ở mức trung bình, chịu hạn tốt, ra hoa, hình thành quả và chín tập trung, không bị tách vỏ quả khi
chín. Năng suất thực thu của giống ĐX 11 và VN 99-3 đều đạt khá cao, lần lượt là 13,1 tạ/ha và 12,9 tạ/ha cao hơn giống đối chứng (Thúa khiêu 10,9 tạ/ha). Với các đặc điểm trên giống ĐX 11 và VN 99-3 đã được người dân chấp nhận đưa vào cơ cấu giống của địa phương.
4.2. Đề nghị
Qua tiến hành hai vụ thí nghiệm tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi có đề nghị sau: Mở rộng diện tích gieo trồng giống đậu xanh ĐX 11, VN 99-3 trong vụ Hè Thu không những ở vùng Lục Khu, Hà Quảng mà còn ở những vùng đất nương rẫy khác thuộc các huyện như Thạch An, Quảng Uyên, Nguyên Bình… nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng đồng thời góp phần tăng suất, hiệu quả kinh tế tiến tới phát triển bền vững cây đậu xanh trên toàn tỉnh./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Bùi Việt Ngữ, Kỹ thuật trồng cây đậu xanh – Semen Phaseoli Radiati, Nguồn: Khoa học phổ thông, số 454, 1999, http://agriviet.com, ngày 16/10/2013.
2. Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh, Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, http://agriviet.com, ngày 16/10/2013. 3. Nguyễn Trung Bình, Hoàng Minh Tâm (2010), Nghiên cứu một số giải
pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất đậu xanh ở Bình Định, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Thế Côn, Phạm Văn My, Nguyễn Hữu Tề (1994), Sản xuất cây họđậu ngắn ngày vụ Hè ở huyện Sóc Sơn, Tạp chí NN&CNTP, số 12.
5. Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Thị Nhiên, Phan Thị Phương Lan, Trần Văn Hiến, Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Văn Luật (2003), “Hiệu quả kinh tế của việc luân canh lúa với cây đậu xanh, lạc trong điều kiện
bón phân lân khác nhau”, Kết quả nghiên cứu khoa học đề tài KN01- 06, Trung tâm NC&TN Đậu đỗ.
6. Đường Hồng Dật (2006), Cây đậu xanh - kỹ thuật trồng và biện pháp canh tác tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
7. Lê Xuân Đính (1991), Những giống đậu xanh tốt cho cho Vù ng Đông Nam Bộ, Tạp chí NN&CNTP số 345.
8. Trần Văn Lài, Trần Nghĩa, Ngô Quang Thắng, Lê Trần Tùng, Ngô Đức Dương (1993), Kỹ thuật gieo trồng Lạc, Đậu, Vừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Tâm, Nguyễn Thị Trường, Nguyễn Tấn Hinh, Trần Văn Lâm, Lê Khả Tường và các CTV (2006), Kết quả nghiên cứu và phát triển đậu đỗ
giai đoạn 2001-2005, Kỷ yếu hội nghị tổng kết khoa học và công nghệ
nông nghiệp2001-2005, NXB Nông nghiệp.
10. Nguyễn Thị Luyện (2009), Phát triển hệ thống tái sinh ở cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) phục vụ chọn dòng chịu hạn và chuyển gen, Luận văn thạc sĩ sinh học, Thái Nguyên.
11. Nguyễn Tiến Mạnh, Ngô Hải, Nguyễn Ngọc Quế (1995), Hiệu quả
kinh tế của sản xuất đậu đỗ ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí NN&CNTP, số 5.
12. Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2011. 13. Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2013.
14. Đoàn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự, Bùi Xuân Sửu (1996) Giáo trình Cây Công
nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Bùi Việt Nữ (1995), Nghiên các mẫu giống đậu xanh nhập nội và hiện có trong công tác chọn tạo giống cho vùng Đông Nam Bộ, Luận án PTSNN, Hà Nội.
16. Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Danh (2010), “Mô hình trồng đậu xanh xen sắn trên đất đồi gò cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững về môi trường tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”, Tạp chí khoa học,
Đại học Cần Thơ.
17. Nguyễn Ngọc Quất, Nguyễn Thị Chinh (2008), Nghiên cứu phát triển một số dòng, giống đậu xanh triển vọng cho vùng Đồng bằng Sông Hồng, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Hà Nội.
18. Tạ Minh Sơn, Hoàng Minh Tâm, Hồ Huy Cường, Nguyễn Ngọc Thành, Đặng Thị Thu Trang và CTV (2006), Kết quả nghiên cứu chọn
lọc giống đậu xanh NTB01 - Kỷ yếu hội nghị tổng kết khoa học và công nghệ nông nghiệp 2001-2005, NXB Nông nghiệp năm 2005. 19. Nguyễn Thị Thanh, Đào Quang Vinh, Nguyễn Kim Lệ, Đỗ Ngọc
Giao, Bùi Thị Bộ (2006), Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương và đậu xanh của Viện Nghiên cứu Ngô năm 2006. Tuyển tập kết quả KH&CN Nông nghiệp 2006-2007.
20. Phan Thị Thanh (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh hoá của một số giống đậu xanh có triển vọng làm cơ sở hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh đậu xanh năng suất cao tại Nghệ An, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Hà Nội.
21. Phạm Văn Thiều (1999), Cây đậu xanh, kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 23 - 28.
22. Lê Khả Tường (2000), Nghiên cứu chọn tạo giống đậu xanh có khả
năng thích ứng trong vụ Thu Đông ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam,
Luận án tiến sĩ nông nghiệp.
23. Nguyễn Thị Út, Nguyễn Thúc Nhàn (1986), So sánh một số giống đậu xanh triển vọng Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, số 293. 24. Đào Quang Vinh và CTV (1990), Một số giống đậu xanh triển vọng,
Tạp chí NN&CNTP số 336.
II. Tiếng Anh
25. Aboola, AA. And Fayemi, A.A.A (1972), Fixation and exeretion of
nitrogen by tropical legumes, Agronomy Journal, No64, pp. 409 - 412.
26. APO (1982), Grain legumes production is Asia Tokyo, Asian productivity organization.
27. Bohuah A.R., Hazarica B.D. và Paul A.M. (1984), “Multiple cropping
under rainfed condition”, Indian Journal of Agricultural Sciences,
28. Chang Soon Ahn (1985), International Mungbean Nursery.
Performance of the ninth (1981) and Tenth (1983) IMN. AVRDC, Publication. Taiwan.
29. Firth P., Thitipoca H., Suthipradit S., Wetselaar R., and Beech D.F. (1973), “Nitrogen balance studies in the central Plain of Thailand”,
Soil Biology and Biochemistry, Vol5, pp. 41 - 46.
30. Khatik K.L., Vaishnava C.S.; Lokesh Gupta (2007), “Nutritional evaluation of greengram (Vigna radiata L.) straw in sheep and goat”,
Indian Journal Small Rumin, Vol 13, pp196-198.
31. K.L.M Kim S.C. (1984), Rice based cropping systems research and development activities in Korea, IRRI. Los Banos, Philippine.
32. Lantican R.M. (1982), Desirable characteristics of upland crops for planting before or after wetland Rice, Cropping systems Research in
Asia, IRRI, Philippine.
33. Lawn, R.J and C.S. Ahn (1985), “Mungbean (Vigna radiata L.
Wileczek)”, Grain legume crop, William Collins Sons and Co. Ltd,
London, pp.584 - 623.
34. Poehlman J.M. (1991), Mungbean, Mohan Primlani in Indian for
Oxford & IBH Publishing Co. Newdelhi.
35. Rao N.G.P. và Rana B.S. (1980), “Sorghum based croping system to
meet shortage of pulses and edible oilseed”, Current Science, 49, pp.
622 - 626.
36. Reddy K.C., Soffer A.R. và Prine G.M. (1986), “Nitrogen production
and the effect on succeeding crop yeild”, Agronomy Journal, 78, pp. 1
- 4.
37. Shaikh, M.A.Q.S.O. Ahmed and R.N. Oram (1988), Winter and summer mungbean, breeing for improved disease resistance,
Mungbean proceeding of the 2nt int.symp Bangkok, Thailand, 16-20
Nov, 1987 shanhua, Taiwan: AVRDC.
38. S. Shanmugasundaran, G. Singh và H.S. Sekhon (2004), Role of mungbean in Asian farming system and relevane of coordinated reseach and development program in Asia, AVRDC, Taiwan.
PHỤ LỤC 1
Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Hè Thu năm 2012, 2013 tại tỉnh Cao Bằng
Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Độ ẩm trung bình (%) Lượng mưa (mm) Vụ Hè thu 2012 7 26,9 86 428 8 26,6 85 323 9 24,2 85 106 Vụ Hè thu 2013 7 26,6 87 250 8 26,4 86 269 9 24,5 85 50
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM
Ảnh 01: Đất nương rẫy bị bỏ hóa sau vụ ngô Xuân
Ảnh 02: Lu chứa nước mưa dùng để sinh hoạt của người dân vùng Lục khu, Hà Quảng, Cao Bằng
Ảnh 03, 04: Thí nghiệm đậu xanh vụ Hè Thu 2012
Ảnh 05, 06: Mô hình thử nghiệm đậu xanh vụ Hè Thu 2013
67
PHỤ LỤC 3
TÓM TẮT KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU
CHIỀU CAO CÂY
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE CC CAY 15/8/13 11:22
--- :PAGE 1 phan tich ANOVA ket qua thi nghiem so sanh chieu cao cay bo tri kieu RCBD
VARIATE V003 CCCAY do bang cm LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 64.7645 32.3822 8.51 0.007 3 2 GIONG$ 5 92.6245 18.5249 4.87 0.017 3 * RESIDUAL 10 38.0622 3.80622 --- * TOTAL (CORRECTED) 17 195.451 11.4971 --- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CC CAY 15/8/13 11:22
--- :PAGE 2 phan tich ANOVA ket qua thi nghiem so sanh chieu cao cay bo tri kieu RCBD
MEANS FOR EFFECT NL
--- NL NOS CCCAY 1 6 61.9667 2 6 57.3667 3 6 59.1000 SE(N= 6) 0.796474 5%LSD 10DF 2.50972 --- MEANS FOR EFFECT GIONG$
---