Dt ∆Dt Dt ∆Dt Dt ∆Dt
4.8.1. Kỹ thuật giống và gieo ươm
* Yêu cầu nguồn giống:
Nguồn hạt giống Keo lưỡi liềm phải được thu hái từ vườn giống được công nhận
Lô hạt giống thu hái có cấp chứng chỉ công nhận nguồn gốc lô hạt giống Hạt giống mua từ các đơn vị sản xuất kinh doanh giống có đầy đủ tư cách pháp nhân kèm theo chứng chỉ lô giống, lý lịch và phiếu kiểm nghiệm chất lượng hạt giống.
* Thiết lập vườn ươm:
Gần nguồn nước sạch và đảm bảo đủ nước tưới
Nên hướng về phía Đông và tránh bị che bóng mặt trời
Đặt ở nơi thoáng gió, tránh các yếu tố bất lợi như bão, gió Lào… Nơi địa hình bằng phẳng hoặc dốc thoải (nhỏ hơn 50)
Diện tích đủ rộng và gần nơi trồng rừng
Cách xa nguồn bệnh, an toàn, dễ bảo vệ, không bị gia súc và người phá hoại.
Hình 4.8. Mô hình vườn ươm keo lá liềm * Những yêu cầu khi xây dựng vườn ươm:
Hàng rào bảo vệ, đường đi
Nơi chứa đất túi bầu, phân bón, thuốc trừ sâu và dụng cụ làm vườn Khu vực luống cây con
Hệ thống tưới nước
- Hàng rào bảo vệ, đường đi:
Hàng rào chắc chắn, lối đi thông thoáng Có thể sử dụng tre nứa và các vật dụng có sẵn
- Nơi chứa đất và dụng cụ làm vườn:
Tuỳ mức độ đầu tư và quy mô sản xuất có thể xây kiên cố hoặc làm tạm bằng tre nứa.
Nền luống hơi dốc (0,5%) về phía nước thoát Thành luống cao 10 – 12cm
Luống rộng 1m, dài tuỳ theo diện tích vườn
Luống nên lập thành từng khối, mỗi khối 4-5 luống, cách nhau 0,3-0,4 m; các khối cách nhau 1,0-1,2 m.
Hình 4.9. Luống keo lá liềm ở vườn ươm - Hệ thống tưới nước:
Dùng thùng tưới nước (có vòi hoa sen) lấy ở giếng, sông suối,ao hồ hoặc nước được chứa trong các thùng phuyn
Có nơi dùng hệ thống tưới bằng vòi phun
bể chứa ở vườn ươm
* Thời vụ gieo ươm:
Thời vụ gieo ươm keo hạt đối với tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 6-7, Khi xuất vườn đạt 3-4 tháng tuổi, đúng vào thời vụ trồng rừng của Tỉnh
* Xử lý hạt:
Diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt trong dung dich thuốc tím KMnO4 nồng độ 0.1% (1g/100 lít), thời gian ngâm 30 phút
Giống sau khi ngâm đổ vào chậu hoặc thùng, ngâm trong nước sôi 100 độ và để nguội dần, sau 8 tiếng vớt ra cho vào nước lã, rửa sạch. Lượng nước xử lý hạt ít nhất gấp 3 lần lượng hạt
Hạt xử lý xong hong cho ráo và ủ vào túi vải.
Hàng ngày rửa chua 01 lần bằng nước ấm 30 độ và tiếp tục ủ cho đến khi nứt nanh với tỷ lệ 1/3 số hạt thì đem cấy vào bầu
Lưu ý: Trong suốt thời gian ủ phải giữ nhiệt độ ổn định 30-35 độ
* Chuẩn bị, đất phân
- Cách chọn đất làm ruột bầu
Chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ, tỷ lệ sét trong đất từ 15-20%, độ PH từ 5-6 Gạt lớp đất màu trên bề mặt, lấy lớp đất phía dưới với độ sâu 20 cm đưa về vườn ươm, chất thành đống để ủ khoảng 3-4 tuần
Có thể trộn thâm phân chuồng và cát để cho đất tới xốp
- Tiêu chuẩn đất ươm hạt:
Thoát nước tốt
Không có hạt to hơn 2mm Mịn, xốp
Có độ kết dính tốt và tơi xốp
- Tạo nguồn phân
+ Ủ phân chuồng
Phân chuồng trộn một ít phân lân( khoảng 2-3kg phân lân/tạ phân chuồng) hoặc vôi bột làm cho phân chóng hoai mục và cân bằng tỷ lệ các chất dinh dưỡng
Đắp phân thành đống nén chặt Thời gian ủ khoảng 1 tháng
+ Ủ phân xanh:
Cành lá cốt khí, đậu lạc... băm thành đoạn 10cm
Lần lượt xếp 4 lớp xen kẻ( 1 lớp dày 20cm): phân chuồng, phân xanh Trộn thêm phân lân hoặc vôi bột cho phân nhanh mục
Thời gia ủ khoảng 4-5 tháng
* Tạo bầu - Vỏ bầu:
Bằng P.E, kích thước 8*12cm, không đáy hoặc đục lỗ thoát nước.
Bầu đảm bảo độ bền để khi đóng bầu, chăm sóc cây, vận chuyển cây không bị hư hỏng
- Thành phần hỗn hợp ruột bầu:
88% đất thị nhẹ đến trung bình 10% phân chuồng hoai
2% phân lân không vón cục
- Kỹ thuật trộn đất đóng bầu:
Đất để đóng bầu và phân chuồng được đập nhỏ, sàng dưới mắt lưới 1-2cm để loại bỏ tạp chất như rễ cây, lá khô…
Trộn đều hỗn hợp theo quy định vun thành đống cao 15-20cm. Sau đó phun ẩm và dùng vải mưa phủ kín, ủ 4-5 ngày ngoài nắng
* Tạo luống đặt bầu:
Luống rộng 1m, Dài khoảng 10m, Rãnh luống 30-40cm,
Mặt luống dọn sạch cỏ dại, san phẳng và nện chặt
Cho hỗn hợp vào 1/3 bầu, nén chặt để tạo đáy bầu,
Tiếp tục cho hỗn hợp vào đầy bầu, dùng tay ém cho vừa chặt
Bầu được xếp thành sát nhau trên luống cứ 2 hàng chừa một hàng, hàng chừa lấp đất 2/3 thân bầu, phía ngoài mép luống đắp gờ cao ít nhất 2/3 thân bầu xung quanh luống để giữ bầu không bị nghiêng ngả
* Gieo thẳng hạt vào bầu:
Dùng que chọc một lỗ sâu 0.5cm ngay chính giữa bầu, gieo 1-2 hạt qua xử lý. Khi gieo xong phủ lớp đất 3-5mm và tưới đủ tẩm.
Dùng rơm rạ phủ trên mặt luống hoặc có thể cắm ràng ràng, làm giàn che giữ độ ẩm và tránh nắng, mưa
* Chăm sóc cây con - Tưới nước:
Thường xuyên tưới nước đủ ẩm, tùy thuộc vào tình hình thời tiết mà điều chỉnh lượng tưới cho phù hợp.
Trong 2 tuần đầu tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, sau đó giảm dần chỉ tưới khi đất khô. Lượng nước tưới 3-4l/m2.
Trước khi xuất vườn 15-20 tuyệt đối không được bón thúc, hạn chế tưới nước để hãm cây
- Điều chỉnh cây và cấy dặm:
Những bầu mọc 2 cây cần nhỏ đi một cây yếu hơn
Những bầu không có cây tiến hành cấy dặm từ những cây nhổ đi hoặc hạt qua xử lý
Chọn những ngày có thời tiết mát mẻ để cấy dặm. Thường cấy dặm sau 2 tuần, tỷ lệ mọc trên 70%
- Nhổ cỏ, phá váng:
Làm sạch cỏ trên mặt bầu theo định kỳ 15 ngày/lần, kết hợp phá váng
Dùng que vót nhọn xới nhẹ lớp ván trên mặt bầu không được làm tổn thương hệ rễ
Mục đích phá váng: cung cấp oxy để rễ hô hấp, tạo điều kiện nước thấm sâu vào bầu không chảy tràn bề mặt
Keo là cây ưa sáng, giai đoạn đàu cần cần che bóng 40-50% đề hạn chế ánh sáng trực xạ
Khi cây đạt 20-25 ngày tuổi tháo dỡ toàn bộ vật liệu che
Hình 4.11. Dàn che mưa nắng cho cây con mới cấy ở vườn ươm - Bón thúc:
Khi cây con đạt 20 ngày tuổi có thể bón thúc và cách 20 ngày bón một lần, mỗi lần bón 0.2kg NPK/1000 bầu.
Khi cây có biểu hiện tím lá dùng supe lân để bón, với nồng độ 0.5% (1kg/200l)
Sau khi tưới phân phải tưới nước lã để rữa lá
Không bón thúc vào các ngày nắng gắt, vào ban trưa hoặc mưa to, nên bón thúc vào ngày râm mát có mưa phùn
- Đảo bầu phân loại:
Từ tháng thứ 2 trở đi phải tiến hành kiểm tra khi rễ ngọc phát triển ra ngoài đáy bầu, tiến hành đảo bầu.
Dùng dao cắt phần rễ cây ra ngoài đáy bầu, kết hợp phân loại chất lượng cây tốt, cây xấu, sắp xếp lại cây con để có chế độ chăm sóc phù hợp
Hình 4.12. Đảo bầu phân loại cây con * Phòng trừ sâu bênh hại
- Bệnh thối cổ rễ:
Triệu chứng cổ rễ cây bị thối nhũn làm cây con bị chết, thường xuất hiện ở cây con 1 tháng tuổi.
Phun Benlat 0.5%, liều lượng 24m2/lit, cứ 7-10 ngày phun một lần.
- Bệnh nấm phấn trắng:
Triệu chứng lá cây bị nấm phấn trắng xâm nhiễm, thườn xuất hiện vào mùa mưa. Ngoài Benlat có thể dùng hỗn hợp lưu huỳnh vôi nồng độ 3-5ppm, phun với lượng 24m2/1 lít, với định kỳ 10-15 ngày/lần
* Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: - Cây con đạt tiêu chuẩn
Đủ 3-4 tháng tuổi
Đường kính cổ rễ; >0.3 cm Chiều cao vút ngọn: 25-35cm
Cây sinh trưởng khỏe mạnh, thân thẳng hóa gỗ, không sâu bệnh, không cụt ngọn, bộ rễ phát triển tốt, nhiều rễ phụ