d. Thông tin, văn hóa
4.3. Ảnh hưởng của phương pháp làm đất trồng rừng đến sinh trưởng của cây:
4.2.2 Đặc điểm sinh thái cây keo lá liềm
Độ cao thích hợp dưới 200m, cũng có thể trồng tới độ cao 700m so với mặt biển. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.000-2.500mm, mưa theo mùa hoặc mưa tập trung vào mùa hè, chịu được khô hạn, gió Lào… Chịu nhiệt độ bình quân các tháng nóng nhất là 31-340C, nhiệt độ bình quân các tháng lạnh nhất 15-220C, không có sương giá. Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát sâu và đất sét khó thoát nước. Có thể chịu được độ mặn, đất cằn cỗi và khả năng chịu lửa tốt.
Gỗ keo lưỡi liềm khá nặng, gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm ván ghép thanh; gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, dăm, ván ép, cọc trụ mỏ… Do tán lá rộng thường xanh, mọc chồi khỏe, có khả năng cạnh tranh với cỏ dại nên dùng để trồng trên đồi trọc làm cây che bóng cho các cây ăn quả, cây công nghiệp rất tốt. Trên các vùng đất dốc có thể trồng thành hàng rào hay băng xanh để chống xói mòn, làm băng cản lửa, chắn gió để bảo vệ đất rất hữu hiệu. Với các vùng đất cát ven biển, đặc biệt là các đồi cát nội đồng hoặc đồi cát di động, bán di động… là cây trồng lý tưởng để hình thành rừng phòng hộ bảo vệ đất, điều hóa khí hậu, chống cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đời sống dân sinh.
4.3. Ảnh hưởng của phương pháp làm đất trồng rừng đến sinh trưởng củacây: cây:
Tuỳ vào điều kiện đất, loài cây trồng và phương thức trồng rừng mà đất có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau.Thông thường sau khi xử lý thực
bì, đất được đào thành hố theo kích thước và mật độ thiết kế. Tuy nhiên trong một số điều kiện nhất định, đất được xử lý bằng cách cày toàn diện hoặc lên líp trước khi đào hố. Đã có một vài thí nghiệm nhằm nâng cao sản lượng rừng trồng thông qua việc làm đất.