Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng keo lá liềm (Acacia crassicarpa) trên vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 52 - 54)

Dt ∆Dt Dt ∆Dt Dt ∆Dt

4.6. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây:

Vai trò của phân bón:

Nâng cao được tỷ lệ sống

Tăng lượng sinh trưởng, nâng cao được sản lượng gỗ

Tăng sức đề kháng cho cây trồng với các điều kiện bất lợi như: thiên tai, sâu bệnh...

Cải tạo lý hoá tính của đất...

Khi bón phân cần căn cứ một số nhân tố như sau:

Khí hậu: Ảnh hưởng của khí hậu đến phân bón NTN? Năng lực hấp thu chất dinh dưỡng của thực vật

Quá trình biến hoá các chất dinh dưỡng Hoạt động của VSV trong đất

Hiệu suất của phân bón

Cho nên, phải chọn loại phân và kỹ thuật bón cho thích hợp. Nói chung, trong đều kiện mưa lớn, nhiệt độ cao sự khoáng hoá phân bón nhanh, tác dụng rửa trôi mạnh, phải bón nông, bón làm nhiều lần và ngược lại.

Đất: Khi bón phân cần nghiên cứu đất về các mặt: hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng khoáng có trong đất, thành phần cơ giới, độ chua, khả năng hấp thu của đất... để quyết định chọn loại phân, liều lượng và nồng độ bón cho thích hợp.

Loài cây: Khi bón phân cần dựa vào:

Đặc tính sinh vật học của từng loại cây

Nhu cầu sử dụng phân bón theo các thời kỳ khác nhau...

Loại phân bón: Mỗi loại phân bón có tính chất khác nhau. Sau khi bón vào đất, hiệu quả đối với cây trồng và đất có khác nhau. Vì vậy, trước khi bón cần hiểu rõ loại phân bón, hàm lượng chất khoáng và hiệu quả của phân nhanh hay chậm để quyết định chọn loại phân và phương pháp bón.

Phương thức và phương pháp bón phân:

Phương thức: Trong trồng rừng có 2 phương thức bón chủ yếu là: Bón thúc và bón lót

Bón lót: Bón trước hoặc đồng thời với lúc trồng cây

Bón thúc: Bón sau khi rừng đã trồng, 1 hay nhiều lần, thường bón vào giai đoạn mà tuổi cây sinh trưởng là mạnh nhất.

Phương pháp: Tuỳ theo mục đích, loại phân, cây trồng, điều kiện hoàn cảnh và kinh tế mà chọn phương pháp bón cho thích hợp như: Bón tập trung vào gốc, vào rãnh, bón vòng quanh gốc cây, rãi đều trên gốc cây.

Bảng 4.19. Sinh trưởng keo lá liềm sau 3 năm bón phân NPK 10-10-5

Đơn vị: cm

Chỉ tiêu D0 H Dt

Năm 1 1.3 50 10

Năm 2 2.5 70 30

Năm 3 3.9 145 80

Sau 3 năm bón phân NPK 10 - 10 - 5 cây keo lá liềm trên vùng cát ven biển đã tăng trưởng bình quân về đường kính là ∆D = Dnăm 3/3 = 3.9/3 = 1.3cm, bình quân về chiều cao là ∆H= Hnăm 3/3 = 145/3 = 48cm.

Đối với loài keo lưỡi liềm, qua quá trình nghiên cứu thực tiễn cây trồng ở các xã Điền Môn, Điền Hương huyện Phong Điền và tài liệu từ Chi cục Lâm nghiệp,

keo lá liềm chủ yếu dùng phương pháp là bón thúc phân NPK, nên chọn thời gian cây ổn định, đã ra rễ. Thường sau khi trồng 20-30 ngày ta tiến hành bón thúc, không nên bón lót NPK vì phân NPK nóng dễ làm chết cây. Nếu có điều kiện thì tiến hành bón lót 3kg/hố phân hữu cơ để cây có đủ dinh dưỡng sinh trưởng tốt trong thời gian đầu. Bón thúc NPK với lượng phân bón là 0,1Kg/1cây/1năm, sử dụng phân NPK 10-10-5 với hàm lượng các chất dinh dưỡng

- Đạm (N) : 10% - Lân (P2O5): 10% - Kali (K2O): 5% - Canxi (CaO): 20% - Magiê (MgO): 8% - Si líc (SiO2): 15% - Lưu huỳnh (S): 1%

- Các nguyên tố vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, Co, ...

Tiến hành cuốc hố bón phân 2 hố đối diện nhau, cách gốc 20cm, hố kích thước 10×10×10. Sau 1 năm tiến hành bón ở 2 phía còn lại. Qua năm 3, nếu cây phát triển mạnh thì không cần bón phân nữa mà tiến hành tỉa bớt cành nhánh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng keo lá liềm (Acacia crassicarpa) trên vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w