Ảnh hưởng của các phương pháp làm đất đến sinh trưởng thể tích (V) của keo lá liềm 5 năm tuổi vùng nội đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng keo lá liềm (Acacia crassicarpa) trên vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36 - 39)

d. Thông tin, văn hóa

4.3.3. Ảnh hưởng của các phương pháp làm đất đến sinh trưởng thể tích (V) của keo lá liềm 5 năm tuổi vùng nội đồng

tán ( Dt) của keo lá liềm 5 năm tuổi vùng nội đồng

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các phương pháp làm đất đến sinh trưởng và tăng trưởng đường kính tán Dt

Đơn vị: m

Ô tiêu chuẩn

Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính tán (Dt) Cuốc hố Cày lên luống

rộng 2m

Cày lên luống rộng 10m Dt Dt Dt Dt Dt Dt 1 3.44 0.688 3.43 0.686 4.33 0.866 2 3.67 0.734 1.98 0.396 3.44 0.688 3 2.72 0.544 3.32 0.664 3.96 0.792 Trung bình 3.27 0.654 2.91 0.582 3.91 0.782

Biểu đồ 4.3. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các phương pháp làm đất đến sinh trưởng đường kính tán Dt keo lá liềm 5 năm tuổi ở vùng nội đồng

Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy:

+ Ftính = 2.09< F05 = 5.11 điều này chứng tỏ sinh trường về đường kính tán lá của keo lá liềm đối với mỗi phương pháp làm đất không có sự chênh lệch

4.3.3. Ảnh hưởng của các phương pháp làm đất đến sinh trưởng thể tích (V)của keo lá liềm 5 năm tuổi vùng nội đồng của keo lá liềm 5 năm tuổi vùng nội đồng

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của các phương pháp làm đất đến sinh trưởng và tăng trưởng thể tích V

Đơn vị: m3

Ô tiêu chuẩn

Sinh trưởng và tăng trưởng thể tích V Cuốc hố Cày lên luống

rộng 2m

Cày lên luống rộng 10m V V V V V V 1 0.0088 0.00176 0.0144 0.00288 0.02 0.004 2 0.009 0.0018 0.012 0.0024 0.018 0.0036 3 0.0097 0.00194 0.012 0.0024 0.0168 0.00336 Trung bình 0.0092 0.00184 0.0128 0.00256 0.018 0.0036

Biểu đồ 4.4. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các phương pháp làm đất đến sinh trưởng thể tích V keo lá liềm 5 năm tuổi ở vùng nội đồng

Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy:

+ Ftính = 39.7 > F05 = 5.14 điều này chứng tỏ sinh trường về thể tích của keo lá liềm đối với mỗi phương pháp làm đất đã có sự chênh lệch với độ tin cậy ≥ 95%.

+ Chọn phương pháp làm đất cho keo lá liềm có sinh trưởng thể tích lớn nhất: Dùng tiêu chuẩn t so sánh 2 phương pháp làm đất cho keo lá liềm có giá trị trung bình về thể tích lớn nhất và nhì được kết quả sau: Áp dụng công thức:

49. . 15 " 2−Χ2 = Χ = n S t I II tính

Kết quả tính toán tiêu chuẩn t xác định loài có sinh trưởng thể tích lớn nhất được kết quả ttính= 15.49 > t05 = 4.3, cho thấy sinh trường thể tích của keo lá liềm đối với hai phương pháp làm đất là lên luống rộng 2m và lên luống rộng 10m trên vùng đất cát nội đồng là có sự sai khác nhau và phương pháp làm đất lên luống rộng 10m có sinh trưởng thể tích lớn nhất.

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ so sánh tất cả các giá trị D13, Hvn, Dt , V và giá trị F, t ta có thể nhận thấy

Phương pháp làm đất là cuốc hố trồng cho kết quả là keo lá liềm có sinh trưởng và tăng trưởng thấp nhất có D13= 6.20cm, Hvn= 4.92m, Dt= 3.27m, V = 0.0092m3,

Phương pháp làm đất cày lên luống rộng 10m giúp cho keo lá liềm sinh trưởng và tăng trưởng cao nhất có D13 = 7.12cm, Hvn = 7.14m, Dt = 3.91m, V = 0.018m3

Tuy nhiên đối với 2 phương pháp làm đất là lên luống rộng 2m và lên luống rộng 10m, mặc dù phương pháp lên luống 10m cho cây sinh trưởng mạnh hơn nhưng nếu so về mặt trữ lượng thì ta nhận thấy:

Đối với phương pháp làm đất lên luống rộng 2m thì mật độ trồng là 1650cây/ha, với sinh trưởng thể tích trung bình là V = 0.0128 nên ta có trữ lượng

M = 0.0128 × 1650 = 21.12m3.

Đối với phương pháp làm đất lên luống rộng 10m thì mật độ trồng là 1000cây/ha, với sinh trưởng thể tích trung bình là V = 0.018 nên ta có trữ lượng

M = 0.018× 1000 = 18m3

Qua việc so sánh trữ lượng M thì ta nhận thấy phương pháp làm đất là lên luống rộng 10m cho trữ lượng không bằng phương pháp làm đất lên luống rộng 2m vì vậy phương pháp được phổ biến và sử dụng rộng rãi hiện nay là phương pháp trồng lên luống 2m.

Qua đó ta có thể rút ra kết luận: đối với trồng ở nội đồng thì việc lên luống + cuốc hố giúp làm tăng tốc độ sinh trưởng của keo,dùng máy cày cày lên luống có bề rộng luống là 2m, băng chừa 1m, mặt luống rộng 1,4m, cao 40cm; trên luống bố trí trồng 1 hàng. Riêng vùng cát di động và bán di động thì chỉ có một phương pháp duy nhất đó là cuốc hố trồng toàn diện, hố đào 30×30×30 vì ở đây gió mạnh, việc lên luống sẽ càng làm cho hiện tượng cát bay cát chạy diễn ra mạnh hơn, làm bật gốc, ngã cây hay thậm chí bị vùi lấp.

Hình 4.6. Keo lá liềm được trồng theo phương pháp cày lên luống ở vùng nội đồng

Hình 4.7. Keo lá liềm được trồng theo phương pháp cuốc hố trồng trên vùng cát di động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng keo lá liềm (Acacia crassicarpa) trên vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w