Hoàn thiện phân tích thông tin về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợ

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 80)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3 Hoàn thiện phân tích thông tin về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợ

lượng – lợi nhuận phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh

Hoàn thiện phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận.

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là cơ sở khoa học đề ra các quyết định như: định giá bán đơn vị sản phẩm, tăng, giảm biến phí, xác định số lượng sản phẩm bán ra để đạt lợi nhuận tối đa.

Cơ sở của việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là phân loại chi phí theo cách ứng xử và lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí.

Ta có thể phân tích qua các chỉ tiêu như số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, chỉ tiêu phân tích điểm hòa vốn, kết cấu chi phí, đòn bẩy kinh doanh…

Có thể tổng hợp việc phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động thông qua bảng sau:

Bảng 3.1: Bảng phân loại chi phí theo mối quan hệ chi phí – khối lượng

Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợp

- Chi phí nguyên vật liệu

-Chi phí nhân công trực tiếp

-Chi phí vật liệu dùng cho máy móc sản xuất -Chi phí khác bằng tiền trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị.

-Chi phí nhân công trực tiếp

-Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng

-BHXH, BHYT,

KPCĐ trên tiền lương trả theo thời gian

-Chi phí trong chi phí quản lý doanh nghiệp: vật liệu, đồ dùng văn phòng, khấu hao…

-Chi phí điện thoại, tiền nước, Internet……

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận gọi tắt là CVP cơ bản gồm doanh thu, chi phí, sản lượng và lãi lỗ. Mô hình CVP được áp dụng phổ biến vì nó đưa ra cái nhìn tổng quát về hoạt động tài chính của doanh nghiệp với LN = (G – BPđv)QTT – ĐP.

Trong đó: LN là lợi nhuận kinh doanh, G là giá bán đơn vị sản phẩm, BPđv

là biến phí đơn vị, QTT là sản lượng bán ra. ĐP là định phí chung của doanh nghiệp, (G – BPđv) được định nghĩa là số dư đảm phí đơn vi.

Để xác định chi phí nào là định phí, chi phí nào là biến phí đối với một số loại chi phí là rất khó, mang nặng tính chủ quan. Người kế toán phải vận dụng khả năng chuyên môn của mình để phân loại chi phí thành biến phí và định phí một cách hợp lý nhất để phục vụ cho việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn và ra các quyết định kinh doanh quan trọng. Đây là cơ sở để kế toán quản trị tiếp tục việc phân tích, cung cấp thông tin có ích nhất cho nhà quản lý ra quyết định.

Thiết lập hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định

Để doanh nghiệp có được những thông tin hữu ích, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thường xuyên xác định được những nhân tố tích cực để phát huy ảnh hưởng và hạn chế những nhân tố tiêu cực có tác động xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải dựa vào hệ thống thông tin kế toán, đây là một trong những điều kiện tiên quyết của sự thành công và giúp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả tốt.

Sau khi lập dự toán ngân sách, xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán quản trị, phân tích biến động chi phí, bước kế tiếp sẽ là phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Thường mô hình phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận được sử dụng nhiều trong các thời kỳ mà doanh nghiệp đã đạt được thị phần quan trọng, mục tiêu sản lượng trong giai đoạn này là phụ, lợi nhuận qua phân tích hòa vốn là mục tiêu chính. Vì vậy, việc áp dụng có lẽ được khá nhiều nhà quản trị quan tâm là xem xét rủi ro không có lợi nhuận của doanh nghiệp, trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa mức động hoạt động và sản lượng hòa vốn.

Các áp dụng của mô hình phân tích phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận rất phong phú thường sẽ đi từ việc tìm kiếm đơn giản nhất là điểm hòa vốn đến các áp dụng phức tạp khác của mô hình như dự toán, phân tích

mô tả các ảnh hưởng do sự thay đổi các biến số, xem xét rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo quan niệm thông thường, điểm hòa vốn của doanh nghiệp được xem xét là mức độ hoạt động có thể biểu hiện bằng không. Có nghĩa là tại mức độ hoạt động này, doanh thu của công ty chỉ đủ bù đắp các chi phí của doanh nghiệp như

biến phí, định phí. Như vậy tại điểm hòa vốn LN = (G – BPđv)QTT – ĐP = 0 do đó

sản lượng hòa vốn QHV = ĐP/(G – BPđv), doanh thu hòa vốn sẽ là DTHV = ĐP/( (G –

BPđv)/G) hoặc DTHV = ĐP/TLSDĐP với TLSDĐP là tỷ lệ số dư đảm phí được định

nghĩa bằng thương số của sự chênh lệch giữa doanh thu và biến phí so với doanh thu. Từ điểm hòa vốn trở đi, doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận bằng với khối lượng tiêu thụ vượt trên so với điểm hòa vốn nhân với số dư đảm phí đơn vị.

Ví dụ: Trong quý 1 năm 2016, định phí hoạt động của Công ty In Ấn Ban Sao là 1.500.000.000đ, đơn giá bán 3.000đ /1 cái, biến phí đơn vị là 1.900.

Sản lượng hòa vốn = 1.500.000.000 / (3.000 – 1.900) = 1.667.000 cái Doanh thu hòa vốn : 1.667.000 x 3.000 = 5.001.000.000 đ

Như vậy nếu tiêu thụ 1.667.000 cái bao bì thì công ty sẽ đạt mức hòa vốn, nếu tiêu thụ trên mức này sẽ có lãi, nếu tiêu thụ dưới mức này thì sẽ bị lỗ.

Ngoài ra còn có thể tính điểm hòa vốn theo phương pháp số dư đảm phí: Ví dụ : Trong quý 1 năm 2016, Công ty Công ty In Ấn Ban Sao có doanh thu thực hiện là 5.500.000.000 đ, sản lượng tiêu thụ 1.700.000 cái bao bì. Điểm hòa vốn (Bảng 3.2) được tính như sau:

Bảng 3.2: Bảng tính điểm hòa vốn theo phương pháp số dư đảm phí STT Chỉ tiêu Số tiền 1 Doanh thu 5.500.000.000 2 Tổng biến phí 3.850.550.000 3 Số dư đảm phí 1.649.450.000 4 Định phí 1.500.000.000 5 Lợi nhuận 149.450.000 6 Số dư đảm phí đơn vị 900 7 Tỷ lệ số dư đảm phí 29.99% 8 Sản lượng hòa vốn 1.667.000

9 Doanh thu hòa vốn 5.001.000.000

(Nguồn: Dữ liệu tác giả nghiên cứu) Ví dụ trên cho thấy tổng số dư đảm phí được sử dụng để bù đáp định phí, phần còn lại sau khi bù đáp định phí chính là lợi nhuận. Khái niệm này chỉ cho doanh nghiệp thấy được khi số lượng bán biến động sẽ làm cho doanh thu thay đổi, sự thay đổi đó sẽ tác động như thế nào đến lợi nhuận.

Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhưng phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có những giải pháp nhằm đạt một doanh số mà kinh doanh không bị lỗ. Như vậy, phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt được. Ngoài ra, phân tích hòa vốn còn cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến các cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau. Đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác trong ngắn hạn.

Thực hiện phân tích thông tin chi phí phục vụ quá trình ra quyết định của nhà quản trị trong doanh nghiệp bao gồm:

-Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Đây là mối quan hệ nội tại giữa các nhân tố trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp các nhà quản trị lựa chọn các quyết định về giá bán sản phẩm, khối lượng sản phẩm sản xuất, kết cấu mặt hàng…nhằm đạt được mức lợi nhuận mong muốn.

-Phân tích thông tin chi phí thích hợp trong doanh nghiệp giúp lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, sản phẩm, xác định chiến lược tiêu thụ sản phẩm, xác định trình độ sử dụng năng lực sản xuất, là một công cụ tốt nhất của nhà quản trị, nhằm khai thác có hiệu quả nhất mọi khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giúp doanh nghiệp dự tính được những rủi ro có thể gặp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

(Nguồn: Dữ liệu tác giả nghiên cứu)

Sơ đồ 3.3: Quy trình thu thập thông tin chi phí để ra quyết định quản trị 3.3.4 Đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin cho việc thực hiện kế toán quản trị

Tùy vào quy mô và hoạt động của các DNVVN hiện nay, doanh nghiệp có thể ứng dụng những phần mềm đơn giản sẵn có như Excel, Access rồi đến các phần mềm kế toán có tích hợp KTQT hoặc tự xây dựng phần mềm kế toán riêng phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp, đến sử dụng phần mềm KTQT riêng chuyên biệt.

Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các KTQT có thể đề xuất như sau:

Thông tin chi phí ban đầu

Phân loại chi phí (xử lý thông tin):

 Xây dựng định mức và các tiêu chí phân bổ chi phí

 Phân tích: chi phí – khối lượng – lợi nhuận

 Lập dự toán Lập và phân tích báo cáo quản trị Ra quyết định

(Nguồn: Dữ liệu tác giả nghiên cứu)

Sơ đồ 3.4: Phát triển công nghệ thông tin trong kế toán quản trị

Đối với các doanh nghiệp nhỏ: các doanh nghiệp nhỏ căn cứ vào khối lượng thông tin xử lý của hệ thống kế toán không nhiều, trình độ lao động kế toán còn nhiều hạn chế, thường sử dụng các phần mềm Microsoft Office như bảng tính Excel, cơ sở dữ liệu Access để thực hiện công việc của KTQT và lập báo cáo. Microsoft Office là một bộ phận phần mềm rất phổ biến, dễ sử dụng và có nhiều công cụ và hàm tương đối đầy đủ để lập báo cáo. Với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, bảng tính Excel và Access là một giải pháp tiết kiệm và hiệu quả.

Đối với các doanh nghiệp vừa: với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, hệ thốngt KTQT trên cơ sở ứng dụng Excel và Access không còn phù hợp nữa. Hệ thống trở nên nặng nề do khối lượng thông tin nhiều, đồng thời không cho phép nhiều nhân viên cùng lúc truy cập và cơ sở dữ liệu của hệ thống.

Các doanh nghiệp thường sử dụng phần mềm kế toán tài chính mua sẵn trên thị trường để thực hiện KTQT. Sử dụng chung cơ sở dữ liệu trên nền tảng của dữ liệu KTTC cho phép tiết kiệm chi phí và giảm bớt công việc nhập số liệu, tuy nhiên cơ sở dữ liệu của KTTC không thể cung cấp thông tin thích hợp cho nhu cầu của KTQT. Thông tin từ cơ sở dữ liệu KTTC cần phải được, chọn lọc, bổ sung, xử lý mới có thể trở thành hữu ích cho quá trình ra quyết định quản lý. Các doanh nghiệp có thể tự xây dựng phần mềm kế toán. Các bộ phận trong doanh nghiệp đều tham gia xây dựng phần mềm. Giải pháp này tương đối rẻ, nhưng tốn nhiều thời gian và có thể mang lại hiệu quả hoặc không hiệu quả phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của nhân viên xây dựng phần mềm và các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp.

Mirosoft Office như Excel, Access, v.v... Sử dụng phần mềm KTTC để thực hiện KTQT Phần mềm KTQT tự xây dựng Phần mềm KTQT chuyên nghiệp Phần mềm ERP có tích hợp module KTQT

Giải pháp nhiều khi trở nên lãng phí và không hiệu quả hơn là tiết kiệm vì tính chuyên môn không cao.

Ứng dụng công nghệ thông tin KTQT sẽ khắc phục được những khó khăn và hạn chế của kế toán thủ công. Bên cạnh đó thấy được những khó khăn của tổ chức kế toán ứng dụng công nghệ thông tin đặt ra như vấn đề về an ninh thông tin cũng như vấn đề phân quyền truy cập trong bộ máy kế toán doanh nghiệp, do không có hệ thống số liệu, sổ sách rõ ràng để tra cứu hoặc có sự kế thừa số liệu và sổ sách các năm dẫn đến thất thoát hoặc xảy ra các hệ lụy rủi ro về hàng hóa, tiền hoặc lãng phí các chi phí trong quản lý và kinh doanh mà lẽ ra nếu có hệ thống công nghệ thông tin chuẩn sẽ dễ dàng phát hiện ra tức thời.

3.4 Những giải pháp hỗ trợ hoàn thiện công tác kế toán quản trị

Nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công - thất bại của các doanh nghiệp trên thương trường chính là thông tin cung cấp cho các nhà quản trị, để từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, nền tảng cơ bản để doanh nghiệp giữ vững và phát triển vị thế của mình trên thương trường chính là sử dụng kế toán quản trị.

Ở Việt Nam, kế toán quản trị được chính thức thừa nhận trong Luật Kế toán được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2003. Ngày 12/06/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực thi kế toán quản trị trong các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện chưa được chú trọng. Để đảm tính khả thi của công tác tổ chức kế toán quản trị cần phải có sự kết hợp và hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan chức năng và bản thân doanh nghiệp.

3.4.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

Tại Việt Nam hiện nay KTQT chỉ được biết đến chủ yếu về mặt lý thuyết, được giảng dạy ở một số trường đại học có đào tạo ngành kế toán và quản trị kinh doanh. Trên thực tế thì KTQT hầu như chỉ mới được áp dụng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, vốn đầu tư nước ngoài. Còn lại các doanh nghiệp khác, mặc dù Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư số 53/2006/BTC hướng dẫn thực hiện KTQT nhưng chưa có chi tiết cách thức thực hiện nên chưa có điều kiện và nhận thức đầy đủ triển khai vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

Do vậy, Bộ Tài Chính cần ban hành các quy định chung có tính hướng dẫn cụ thể hơn về tổ chức KTQT cho từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, các quy định này không nên can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ, kỹ thuật của KTQT. Khi đã có các quy định chung của nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có khả năng nghiên cứu, triển khai và vận dụng KTQT vào doanh nghiệp.

Cải tiến thống nhất chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo KTQT trong các cơ sở giáo dục có đào tạo chuyên ngành kinh tế theo hướng chuyên sâu.

3.4.2 Về phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những biện pháp đổi mới, hoàn thiện và giải quyết một số vấn đề sau :

- Đổi mới về nhận thức vai trò của KTQT: thực tế cho thấy một bộ phận các nhà quản lý doanh nghiệp vẫn quản lý, điều hành doanh nghiệp của mình qua phán đoán và kinh nghiệm chứ chưa am hiểu và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của KTQT trong quản lý doanh nghiệp. Vì vậy chưa chủ động xây dựng mô hình kế toán quản trị phù hợp với doanh nghiệp mình. Do vậy, việc đầu tiên mà các nhà quản trị cần làm là đổi mới nhận thức về KTQT.

- Hoàn thiện tổ chức quản lý, quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý, kiểm soát nội bộ, tổ chức, hoàn thiện bộ máy quản lý đảm bảo sự kết nối giữa các bộ phận trong bộ máy một cách chặt chẽ, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 80)