Điều kiện để thực hiện kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2Điều kiện để thực hiện kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ

nhỏ

nhỏ

Ở Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ, quy định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến 200 người lao động và nguồn vốn 20 tỷ đồng trở xuống được coi là doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động và nguồn vốn từ 20 đến 100 tỷ đồng thì được coi là doanh nghiệp vừa. Riêng đối với khu vực thương mại và dịch vụ thì doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động từ 10 đến 50 và nguồn vốn 10 tỷ đồng trở xuống, doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 50 đến 100 và nguồn vốn từ 10 đến 50 tỷ đồng.

Như vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu.

1.2.2 Các mô hình tổ chức kế toán quản trị

1.2.2.1 Mô hình kết hợp

Mô hình kết hợp là mô hình gắn kết hệ thống kế toán quản trị và hệ thống kế toán tài chính trong một hệ thống kế toán thống nhất với bộ máy kế toán chung và công tác kế toán chung. Mô hình này sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành hệ thống kế toán cho các doanh nghiệp.

Theo mô hình này công tác kế toán quản trị nói chung và quản trị chi phí nói riêng sẽ được thực hiện như sau:

Về chứng từ: Kế toán quản trị chi phí và giá thành sẽ sử dụng hệ thống chứng từ chung với hệ thống kế toán tài chính.

Về tài khoản kế toán và sổ kế toán: Kế toán quản trị chi phí và giá thành sẽ sử dụng hệ thống sổ chi tiết mà kế toán tài chính của đơn vị đã sử dụng để cung cấp thông tin cho việc lập các báo cáo kế toán quản trị chi phí và giá thành.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 36)