Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.5Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện kế toán quản trị

Thông tin là một nhân tố quan trọng trong hoạt động quản lý, là công cụ không thể thiếu để lãnh đạo, điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của các nhà quản trị doanh nghiệp.

Hệ thống thông tin kế toán bao gồm: nguồn nhân lực, các phương tiện, phương pháp kế toán được tổ chức khoa học nhằm thu thập và cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp... Để ngăn chặn các rủi ro đối với các hệ thống thông tin kế toán, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chú trọng đến việc áp dụng các chính sách, thủ tục để thực hiện việc kiểm soát và đảm bảo an toàn hệ thống thông tin này.

Trong điều kiện ứng dụng tin học, nhận diện được các đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát hệ thống thông tin kế toán để trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp an toàn đối với hệ thống thông tin kế toán nhằm bảo vệ nguồn dữ liệu khỏi tác động của môi trường tự nhiên hay nguy cơ dữ liệu kế toán bị mất hoặc bị sửa đổi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho những người trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng, giúp cho việc đưa ra các quyết định để vận hành công việc kinh doanh và vạch kế hoạch cho tương lai phù hợp với chiến lược và sách lược kinh doanh. Kế toán quản trị hữu ích trong việc kiểm soát chi phí cũng như hiệu quả của từng hoạt động, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và giúp cho nhà quản trị có thể đảo ngược được tình thế.

Kế toán quản trị bao gồm những nội dung cơ bản là: dự toán ngân sách, kế toán các trung tâm trách nhiệm, hệ thống kế toán chi phí và thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định nhằm giúp doanh nghiệp có những kiến thức cơ bản để vận dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp.

Khẳng định tầm quan trọng của kế toán quản trị trong việc quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán quản tốt giúp cho việc ra quyết định, giúp hiểu biết quá trình sản xuất kinh doanh, khuyến khích các hành vi thích hợp, phản ánh giá trị đạo đức và lòng tin. Và tất cả những cái đó nhằm đạt mục tiêu chiến lược: chất lượng, thời gian và giá cả. Điều này cũng có nghĩa là kế toán quản trị tự nó không phải là điểm kết thúc, nó là công cụ quan trọng để đạt mục tiêu chiến lược tổ chức.

Như vậy, việc nắm vững nội dung và điều kiện để thực hiện kế toán quản trị là cơ sở để tổ chức công tác kế toán quản trị cụ thể tại từng doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH ĐỒNG NAI

2.1 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Đồng Nai hiện nay

2.1.1 Thực trạng về tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Nam

Loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển khá phổ biến tại Việt Nam, và tại Đồng Nai nhóm doanh nghiệp này chiếm vị thế quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo điều 3 của Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 định nghĩa :

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký

kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.

- Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá

trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.

Theo điều 1 khoản 1a thông tư 16/2013/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2013 thì:

Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập, hợp tác xã (sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng).

Theo nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 thì tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) như sau:

Bảng 2.1: Phân loại DNVVN theo khu vực kinh tế Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người (Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP)

2.1.2 Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế Đồng Nai Nai

Đồng Nai có trên 20.000 doanh nghiệp, trong số đó DNVVN chiếm hơn 90%. Với quy mô về số lượng cho thấy DNVVN có vai trò rất quan trọng trong việc đóng góp vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Số lượng loại hình doanh nghiệp này gia tăng sẽ góp phần tạo điều kiện đổi mới công nghệ, thúc đẩy phát triển sản phẩm mới. Tính đến cuối năm 2011, khu vực DNVVN đã đóng góp hơn 40% giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) toàn ngành công nghiệp. Sự phát triển và đóng góp của DNVVN trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh còn thể hiện qua các nội dung sau:

xu hướng thu hút lao động tăng nhanh hơn so với toàn ngành, trong đó chủ yếu thu hút vào khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đến năm 2011, tỷ lệ này tăng hơn 36%. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết việc làm, giảm sức ép đối với hiện tượng di cư dân số do lao động tăng nhanh, nhất là hiện tượng di cư vào đô thị gây ra những khó khăn không nhỏ về công tác xã hội như nhu cầu nhà ở và các vấn đề khác,...

- Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh: Tăng trưởng của doanh thu và xuất khẩu bình quân của doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ cao hơn so với toàn ngành công nghiệp. Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực DNVVN chiếm 47,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Khu vực DNVVN đã tạo được ấn tượng tốt ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới, đặc biệt là các mặt hàng như: gố m mỹ nghê ̣, gỗ mỹ nghê ̣, mây tre đan… góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm gia tăng tỷ trọng về mặt giá trị các ngành nghề trong cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Đảm bảo tính năng động cho nền kinh tế: với quy mô kinh doanh gọn nhẹ, vốn nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều khả năng chuyển đổi mặt hàng nhanh phù hợp với nhu cầu thị trường mà ít gây biến động lớn, ít chịu ảnh hưởng và có khả năng phục hồi nhanh sau những cuộc khủng hoảng kinh tế.

- Một khía cạnh khác là các doanh nghiệp này chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa, hoạt động dựa trên nguồn lực, phát triển các công nghệ và kỹ năng trong nước, điều này có ý nghĩa đòn bẩy giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu gánh nặng từ những tiêu cực xã hội.

2.1.3 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều chuyên gia kinh tế trong nước nhận định, thế mạnh của DNVVN nước ta là vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh và hiệu quả; bộ máy tổ chức, quản lý sản xuất gọn nhẹ; có khả năng thâm nhập vào những thị trường ngách và lĩnh vực sản xuất kinh doanh có lợi nhuận không cao; khả năng ứng biến linh hoạt…

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng bộc lộ những mặt hạn chế như: tồn tại và phát triển tự phát, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết về kinh tế và kỹ thuật; trình độ quản lý và năng lực tài chính yếu, thị trường nhỏ hẹp và khả năng cạnh tranh không cao. Đặc biệt, vì quy mô “vừa và nhỏ” nên các DNVVN ngoài “nỗi khổ” vì “yếu, bé, nhẹ

cân” còn bị chịu ảnh hưởng cạnh tranh không lành mạnh do yếu thế về các quyền lợi tiếp cận tài nguyên quốc gia cũng như mặt bằng, lao động, công nghệ, đào tạo, thị trường... so với các doanh nghiệp Nhà nước. Ai cũng hiểu điều đó, nhưng thực tế, trong lĩnh vực quản lý, ít người có cách nghĩ sâu, mang tính khoa học và đồng bộ về những thế mạnh và yếu của DNVVN.

2.2 Khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Để đánh giá được tình hình thực tế về việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát tiến hành gửi phiếu khảo sát thực tế tại 100 doanh nghiệp vào tháng 06/2015, thu về 70 bảng trả lời, trong đó có 50 mẫu đáp ứng yêu cầu. Từ đó, có được kết quả khảo sát nhằm tìm ra những vấn đề còn tồn đọng trong công tác vận dụng kế toán quản trị vào việc quản lý và đưa ra các quyết định và các nguyên nhân cụ thể chưa vận dụng mô hình kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

2.2.1 Mô tả quá trình khảo 2.2.1.1 Mục đích khảo sát 2.2.1.1 Mục đích khảo sát

Mục đích khảo sát nhằm tìm hiểu các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đồng Nai có xây dựng mô hình kế toán quản trị cho doanh nghiệp của mình hay chưa. Nếu có xây dựng thì xây dựng đến mức độ nào, nếu chưa xây dựng thì các doanh nghiệp này cần thông tin gì từ bộ phận kế toán quản trị để phục vụ cho việc ra quyết định trong ngắn hạn và dài hạn.

Xác định nguyên nhân dẫn đến yếu kém về kế toán quản trị, từ đó đưa ra mô hình kế toán quản trị sử dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2.2.1.2 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Bảng khảo sát được gửi tới 50 doanh nghiệp qua email hay trực tiếp đến doanh nghiệp, kết hợp gọi điện thoại trao đổi với những người làm công tác kế toán, kế toán quản trị và nhà quản trị tại các doanh nghiệp.

2.2.1.3 Nội dung khảo sát

Nội dung chi tiết bảng khảo sát (phụ lục 1) gồm 4 nội dung lớn sau: - Phần 1: Phần câu hỏi gạn lọc

Phần này được thiết lập để đạt được mục tiêu là chỉ khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, người được khảo sát là nhân viên kế toán trong doanh nghiệp hoặc người nắm rõ công tác kế toán trong doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp được khảo sát đáp ứng được yêu cầu là DNVVN tại tỉnh Đồng Nai và có sử dụng mô hình kế toán quản trị, bảng khảo sát sẽ được chuyển cho nhân viên làm công tác kế toán quản trị. Còn nếu doanh nghiệp không sử dụng mô hình kế toán quản trị thì bộ phận kế toán sẽ trả lời bảng khảo sát.

Nếu doanh nghiệp được khảo sát không phải là DNVVN tại tỉnh Đồng Nai thì dừng cuộc khảo sát.

- Phần 2: Phần thông tin chung

Bảng câu hỏi được thiết kế ở phần này để đạt mục đích thu nhập các thông tin chung về các doanh nghiệp được khảo sát. Như loại hình doanh nghiệp được khảo sát (là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân/trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hay liên doanh,…); chế độ kế toán doanh nghiệp đang sử dụng theo quyết định 15 hay quyết định 48 của Bộ Tài chính; lĩnh vực hoạt động của công ty là công ty sản xuất, thương mại dịch vụ hay là cả hai lãnh vực này; và cuối cùng biết được doanh nghiệp đã sử dụng mô hình kế toán quản trị hay chưa sử dụng.

Nếu doanh nghiệp đã sử dụng mô hình kế toán quản trị thì người được khảo sát – nhân viên kế toán tài chính sẽ trả lời các câu hỏi về nguyên nhân chưa xây dựng mô hình kế toán quản trị. Doanh nghiệp ngại chi phí bỏ ra lớn không tương xứng với lợi ích từ thông tin kế toán quản trị cung cấp, hay thiếu nhân sự có chuyên môn thực hiện kế toán quản trị, hay chỉ tập trung vào phần kế toán tài chính và chưa thấy được tầm quan trọng của thông tin do bộ phận kế toán quản trị cung cấp.

Bảng câu hỏi được thiết kế ở phần này để tìm hiểu được những nội dung kế toán quản trị các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Nai đang thực hiện.

Mục tiêu của kế toán quản trị trong doanh nghiệp là gì, doanh nghiệp sử dụng hệ thống kế toán quản trị để lập kế hoạch, để tổ chức điều hành và kiểm soát hiệu quả hoạt động và trách nhiệm quản lý của tất cả các bộ phận hay để ra quyết định…

Bộ phận kế toán quản trị doanh nghiệp đang tổ chức thuộc bộ phận nào trong doanh nghiệp, thuộc phòng kế toán, thuộc ban giám đốc hay bộ phận nào khác.

Nhiệm vụ của nhân viên kế toán quản trị chỉ làm công tác kế toán quản trị hay vừa làm công tác kế toán tài chính vừa lập báo cáo kế toán quản trị. Nhân viên kế toán quản trị có được đào tạo chuyên môn về kế toán quản trị hay không?

Công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp có sử dụng chứng từ, số sách của kế toán tài chính hay thiết kế riêng hệ thống chứng từ, sổ sách cho kế toán quản trị.

Doanh nghiệp có lập dự toán ngân sách hàng năm không? Nếu lập thì lập dự toán cố định hay dự toán linh hoạt.

Dự toán ngân sách do bộ phận nào lập? Do bộ phận kế toán quản trị, liên quan đến bộ phận nào bộ phận đó lập hay có một bộ phận nào khác chuyên lập dự toán ngân sách. Các dự toán thường được lập tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có phân loại, kiểm soát và nhận diện chi phí, phân thành các loại chi phí: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí kiểm soát, chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch hay không?

Doanh nghiệp phân thành các trung tâm trách nhiệm như: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư không?

Doanh nghiệp có lập định mức chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) không? Có phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí phân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, sau đó quy trách nhiệm cho bộ phận liên quan do chênh lệch giữa thực tế so với định mức không?

Doanh nghiệp có dùng các chỉ số ROI, RI để đánh giá thành quả hoạt động của từng trung tâm, bộ phận.

Phương pháp xác định giá bán ở doanh nghiệp, doanh nghiệp có lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí, có lập báo cáo phục vụ nội bộ không? Nếu có thì các loại báo cáo đó là gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, còn có một số câu hỏi về phần mềm doanh nghiệp sử dụng như doanh nghiệp có sử dụng phần mềm kế toán hay phần mềm phục vụ cho kế toán

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 43)