Các mô hình tổ chức kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 36 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2Các mô hình tổ chức kế toán quản trị

1.2.2.1 Mô hình kết hợp

Mô hình kết hợp là mô hình gắn kết hệ thống kế toán quản trị và hệ thống kế toán tài chính trong một hệ thống kế toán thống nhất với bộ máy kế toán chung và công tác kế toán chung. Mô hình này sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành hệ thống kế toán cho các doanh nghiệp.

Theo mô hình này công tác kế toán quản trị nói chung và quản trị chi phí nói riêng sẽ được thực hiện như sau:

Về chứng từ: Kế toán quản trị chi phí và giá thành sẽ sử dụng hệ thống chứng từ chung với hệ thống kế toán tài chính.

Về tài khoản kế toán và sổ kế toán: Kế toán quản trị chi phí và giá thành sẽ sử dụng hệ thống sổ chi tiết mà kế toán tài chính của đơn vị đã sử dụng để cung cấp thông tin cho việc lập các báo cáo kế toán quản trị chi phí và giá thành.

Về báo cáo kế toán: Theo mô hình kết hợp hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí và giá thành sẽ được tổ chức lập và nộp các báo cáo bộ phận dựa vào số liệu kế toán chi tiết đã ghi trên các sổ chi tiết chi phí và giá thành của đơn vị.

Về bộ máy kế toán: Theo môn hình này đơn vị không tổ chức bộ máy kế toán quản trị riêng mà nhân sự thực hiện công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành sẽ được bố trí ngay trong phòng kế toán tài chính, nhân viên kế toán phần hành chi phí và giá thành sẽ thực hiện kết hợp việc ghi sổ tổng hợp chi phí và giá thành để lập các báo cáo tài chính vừa ghi sổ chi tiết về kế toán quản trị chi phí và giá thành để phục vụ cho việc lập các báo cáo kế toán quản trị.

1.2.2.2 Mô hình tác biệt

Mô hình tách biệt là mô hình mà KTQT sử dụng hệ thống kế toán riêng, tách rời hoàn toàn với kế toán tài chính. Hệ thống KTQT được tổ chức thành bộ máy riêng (phòng KTQT hay bộ phận KTQT) sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán nội bộ tách rời với kế toán tài chính. Kế toán tài chính thu thập, xử lý, lập báo cáo tài chính cung cấp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Kế toán tài chính tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc, quy định của Nhà nước, trong khi đó kế toán quản trị được coi là công việc riêng của doanh nghiệp, các doanh nghiệp tự xây dựng hệ thông hoá thông tin một cách chi tiết nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý và tổ chức hệ thống sổ sách, báo cáo phục vụ cho mục tiêu quản trị doanh nghiệp. Cụ thể:

Về chứng từ kế toán: ngoài việc sử dụng hệ thống chứng từ chung, KTQT chi phí còn sử dụng rộng rãi hệ thống chứng từ nội bộ trong doanh nghiệp.

Về tài khoản kế toán: các tài khoản KTQT chi phí được xây dựng thành hệ thống riêng, có ký hiệu riêng, nội dung ghi chép cũng có những đặc điểm khác với kế toán tài chính.

Về sổ kế toán: KTQT chi phí xây dựng hệ thống sổ kế toán riêng phục vụ cho việc ghi chép các nghiệp vụ thuộc KTQT.

Về báo cáo kế toán: các báo cáo KTQT được lập riêng dưới dạng báo cáo dự toán sản xuất, báo cáo lỗ lãi từng bộ phận…Ngoài các chỉ tiêu quá khứ, các chỉ tiêu thực hiện kế toán quản trị còn thiết lập các cân đối dự toán, kế hoạch.

Mô hình tách rời là mô hình tổ chức hệ thống kế toán quản trị độc lập với hệ thống kế toán tài chính cả về bộ máy kế toán và công tác kế toán. Với mô hình này, hệ thống kế toán quản trị chi phí sẽ phát huy được tối đa vai trò của mình, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải trang trải rất nhiều chi phí để vận hành mô hình này.

1.2.2.3 Mô hình hỗn hợp

Mô hình hổn hợp là mô hình vừa có tính tách rời vừa có tính kết hợp. Đối với các phần hành có tính tương đồng giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị thì sẽ được áp dụng theo mô hình kết hợp, còn đối với các phần hành có sự khác biệt căn bản và có ý nghĩa cung cấp thông tin đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp thì sẽ được tổ chức theo mô hình tách rời. Mô hình này có tính linh hoạt và ý nghĩa cung cấp thông tin cao, tuy nhiên cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những đầu tư tương đối lớn về tổ chức bộ máy và công tác kế toán so với mô hình kết hợp.

1.2.3 Điều kiện để thực hiện kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhỏ

Việc xây dựng và thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp phải hướng đến tính linh hoạt, hữu ích và quyền lựa chọn ở doanh nghiệp. Để đảm bảo định hướng này, chúng ta cần phải phối hợp đồng bộ những giải pháp cơ bản sau:

- Về phía Nhà nước: không nên ràng buộc và can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ kỹ thuật kế toán quản trị ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bằng chính sách kế toán hay những quy định trong hệ thống kế toán doanh nghiệp mà chỉ nên dừng lại ở sự công bố khái niệm, lý luận tổng quát và công nhận kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà nước cần hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong đào tạo nhân lực, nghiên cứu, triển khai, phát triển kế toán quản trị và về lâu dài nhà nước cần tổ chức các ngân hàng tư liệu thông tin kinh tế tài chính có tính chất vĩ mô để hỗ trợ tốt hơn trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán quản trị ở doanh nghiệp.

- Về phía các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để áp dụng kế toán quản trị cần phải giải quyết căn bản những cơ sở sau:

 Tổ chức và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh, từng bước

xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản xuất kinh doanh.

 Xác lập hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh để làm cơ sở xác lập, định hướng thiết kế, xây dựng mô hình kế toán quản trị.

 Xác lập và cải tiến nội dung, mối quan hệ trong công tác kế toán hiện nay (đa

số nội dung công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay chỉ tập trung vào công tác kế toán tài chính), cải tiến mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận quản lý, sản xuất kinh doanh.

 Nhanh chóng tuyển dụng và đào tạo lại nhân sự kế toán với định hướng đa

dạng hoá nghiệp vụ và sử dụng thành thạo các công cụ xử lý thông tin hiện đại.

 Nhanh chóng phát triển và kiện toàn hệ thống xử lý thông tin hoạt động sản

xuất kinh doanh tự động hoá. Đây là điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tiền đề áp dụng kế toán quản trị và kế toán quản trị chỉ có thể áp dụng, tác động tích cực, hiệu quả với điều kiện xử lý thông tin hiện đại.

- Về phía các tổ chức đào tạo:

 Hoàn thiện chương trình đào tạo kế toán quản trị phù hợp với tình hình thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiễn ở Việt Nam và kết hợp với xu hướng phát triển kế toán quản trị hiện nay của thế giới.

 Phân tích rõ chương trình, cấp bậc đào tạo từ thấp đến cao để giúp doanh nghiệp có một nhận định đúng về trình độ kế toán của người học trong việc xây dựng chiến lược nhân sự.

 Thực hiện phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn và phục vụ cho việc

phát triển thực tiễn thông qua tổ chức hội thảo kế toán, liên kết đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 36 - 40)