Nghiên cứu, học tập và vận dụng kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực đào tạo sử dụng quản lý nhân lực là một công việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tham khảo và lựa chọn cần phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam nói chung, cụ thể tại một số thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ…
2.2.3.1 Về giáo dục - đào tạo
Quán triệt quan điểm về thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho từng đơn vị, cơ quan, tổ chức và từng địa phương.Thực hiện hiệu quả cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo, nhất là đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng cho người lao động, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo.Thực hiện cải cách về chương trình giáo dục, đào tạo, cách dạy và học, tăng cường kết hợp giáo dục –
đào tạo với sản xuất, kinh doanh, xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Tiến hành phân luồng học sinh sớm, định hướng nghề sớm, đảm bảo số lượng lao động kỹ thuật lành nghề tương ứng trong cơ cấu nguồn lao động Cơ cấu trình độ đào tạo ở Việt Nam hiện nay được coi là mất cân bằng nghiêm trọng, cơ cấu trình độ giữa đại học, cao đẳng với trung cấp và công nhân kỹ thuật được cho là tối ưu ở các nước công nghiệp là 1:4:20. Tuy nhiên, vì mở rộng số lượng các trường đại học mà không chú ý đúng mức đến quản lý chất lượng, cộng tâm lý thích học đại học của người dân làm cho tỷ lệ người theo học đại học cao hơn hẳn so với những người mong muốn trở thành công nhân kỹ thuật lành nghề ở nước ta. Điều này lần nữa đòi hỏi chúng ta phải tham khảo kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo số lượng lao động kỹ thuật lành nghề phù hợp trong cơ cấu nguồn nhân lực. Ở các nước này, ngay từ chương trình học ở cấp phổ thông đã có sự phân luồng rất sớm học sinh theo học đại học hay vào các trường cao đẳng, trung cấp nghề, thường là từ cấp trung học cơ sở.Ở Hàn Quốc, sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh được phân luồng vào trường trung học phổ thông và trung học nghề (bao gồm cả trường trung học thuộc các hãng công nghiệp). Ở Singapore, trong chương trình trung học cơ sở đã phân thành nhiều chương trình, trong đó những học sinh học chương trình bình thường (văn hóa, kỹ thuật), sau khi tốt nghiệp đạt trình độ N, sẽ vào học các trường dạy nghề và cao đẳng kỹ thuật. Những học sinh học chương trình đặc biệt và cấp tốc, đạt trình độ O, sau khi học một năm dự bị đại học, mới có thể vào học đại học. Tuy nhiên, Singapore vẫn mở ra khả năng linh hoạt cho những người đạt trình độ N nếu có năng lực và nhu cầu vẫn có thể học 1 năm đạt trình độ O để có cơ hội vào học đại học. Ngay cả những nước phát triển như Mỹ, Đức, khi mà các trường đại học được mở rộng tới mọi người dân, có tính chất đại chúng, vẫn có sự phân loại các trường đại học, thành trường đại học cộng đồng và đại học nghiên cứu (ở Mỹ),. Tất cả những điều này
đều nhằm mục đích đảm bảo cung cấp một nguồn lao động kỹ thuật dồi dào, có chất lượng cho nền kinh tế. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải học tập các nước, thiết kế các chương trình đào tạo ở cấp phổ thông, phân loại các trường theo hướng có sự tách bạch rõ ràng trong đào tạo những người lao động có kỹ năng để lao động trực tiếp với những người lao động có khả năng nghiên cứu cũng như đảm bảo số lượng lao động kỹ thuật đáp ứng đỏi hỏi của nền kinh tế.
Trong đào tạo nguồn nhân lực, rất chú ý đến đào tạo kỹ năng lao động và phẩm chất của người lao động. Một trong những hạn chế rất nổi bật của đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam là quá nặng về lý thuyết, không chú ý đến phát triển kỹ năng lao động cũng như các phẩm chất của người lao động dẫn tới việc người học khi ra trường không thể tiếp cận được ngay với công việc, nhiều doanh nghiệp, công ty đã phải tiến hành đào tạo lại trước khi sử dụng. Chính điều này đòi hỏi chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực của các nước, đó là phải đặc biệt chú ý đến đào tạo kỹ năng và phẩm chất cho người lao động. Ở các nước như Singapore hay Hàn Quốc, kỹ thuật và công nghệ luôn là ưu tiên hàng đầu trong đào tạo, Hàn Quốc khuyến khích sinh viên theo học các ngành kỹ thuật, ở Singapore, tiếng anh, toán và các môn khoa học là môn học bắt buộc chiếm 1/3 thời lượng chương trình, trong chương trình trung học cơ sở đã chuẩn bị những kiến thức về mặt khoa học, kỹ thuật để cho học sinh dễ dàng tiếp cận với các chương trình dạy nghề, học kỹ thuật ở bậc cao hơn. Đặc biệt, trong các chương trình đào tạo nhân lực của các nước này, ở cả dạy nghề, cao đẳng kỹ thuật cũng như đại học, tính thực hành rất được đề cao, coi trọng. Ở Singapore, học viên được thực tập ở các công ty, làm việc như một người lao động thực thụ trong công ty và được trả lương. Ở Nhật Bản, người Nhật cho rằng chỉ với kỹ thuật phương Tây cộng với con người Nhật mới làm nên sự phát triển của Nhật, những phẩm chất đặc biệt là trong lao động của người Nhật luôn được chú ý giáo dục cho người lao động. Người Nhật quan niệm mặc dù có đầy đủ kỹ năng,
một người lao động vẫn không thể làm việc có hiệu quả nếu anh ta không được khuyến khích làm việc. Thậm chí khi anh ta có kỹ năng và được khuyến khích làm việc, anh ta vẫn có thể không hữu dụng trừ phi anh ta có thể thích nghi bản thân với những thay đổi liên tục trong môi trường sản xuất. Sự thích nghi này là cực kỳ quan trọng trong thời đại hiện nay khi mà công nghệ, hành vi tiêu dùng và thị hiếu người tiêu dùng thay đổi rất nhanh chóng, trong khi vòng đời của sản phẩm lại ngày càng ngắn. Cho dù người lao động có đạt được những kỹ năng gì trong công việc thì chắc chắn vòng đời sản phẩm vẫn cứ giảm, và chắn chắn là những kỹ năng này cũng sẽ trở nên lỗi thời trong một vài năm khi mà công nghệ mới thay thế công nghệ cũ. Vì vậy, Nhật Bản rất chú ý đến việc xây dựng khả năng thích nghi với môi trường công việc cho người lao động. Ở Singapore, ngay từ trong chương trình phổ thông đã rất chú ý đến việc giáo dục các bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh. Môn giáo dục quốc gia được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học. Về bản chất, môn này nhằm trang bị cho thế hệ trẻ những cách ứng xử cơ bản, những giá trị và những định hướng làm nên những công dân Singapore thực thụ.Thực hiện chính sách nâng cao thể lực và đạo đức người lao động.Cần quan tâm, phát huy những tiềm năng hiện có và tăng cường năng lực cho đội ngũ “lao động chất xám”. Từ đó hình thành đội ngũ các nhà khoa học giỏi, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, giáo dục đào tạo.Khuyến khích các mô hình đào tạo sử dụng quản lý nhân lực có hiệu quả tiến tới xây dựng quản lý phù hợp.
2.2.3.2 Về sử dụng và quản lý nhân lực
Có chính sách linh hoạt trong việc tuyển dụng và giữ chân người tài giỏi trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, quan tâm đến những quyền lợi về vật chất và tinh thần của người lao động.Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, thực hiện “chế độ tham dự’’ theo mô hình của Nhật Bản trong một số cơ quan, doanh nghiệp.Phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp (hoạt động theo hình thức “Công đoàn trong nhà’’ như tại
Nhật Bản), nhằm tăng cường sự ổn định và phát triển doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo những quyền lợi của người lao động. Tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu người lao động, chú trọng giới thiệu người lao động đến các nước có nền kinh tế phát triển, ổn định, quan tâm đến quyền lợi và đời sống của người lao động xuất khẩu. Khuyến khích Việt kiều, đặc biệt là các nhà khoa học, du học sinh – sinh viên tốt nghiệp về thành phố công tác, xây dựng kế hoạch đào tạo và thu hút nhân tài cho thành phố và đất nước.
Ở Các quốc gia, đặc biệt như, Nhật Bản, Singapore… do xây dựng được một chiến lược nguồn nhân lực, trong đó có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực đúng đắn, phù hợp thực tiễn nên tạo ra sự phát triển thần kỳ, bền vững dựa vào công nghệ và nguồn nhân lực có chất lượng. Do đó, Việt Nam cần phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, từ một nền kinh tế thâm dụng tài nguyên, vốn sang nền kinh tế thâm dụng tri thức để hội nhập và cạnh tranh được với thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu. Việt Nam chỉ có thể thực hiện được điều đó khi đưa ra được một chiến lược phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp.Vì vậy, việc học tập kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước trong đào tạo nguồn nhân lực luôn là cần thiết.