7. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây:
2.2. Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại đơn
- Cần xây dựng và ban hành quy định về hệ thống hạch toán kế toán và hệ thống báo cáo quản trị áp dụng tại Công ty cổ phần điện nhẹ viễn thông. Theo ý kiến chủ quan, để xây dựng và ban hành quy định này cần một khoảng thời gian nhất định với sự kết hợp của Ban lãnh đạo,kế toán trưởng và chuyên viên tổng hợp đã có kinh nghiệm kế toán tạ đơn vị.
Khi đã ban hành được quy định này, hệ thống quản trị của Công ty sẽ có những điểm thuận lợi như sau:
- Đối với Ban lãnh đạo Công ty: Cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác cho Ban lãnh đạo Công ty về các khoản tiền vốn tại khối văn phòng Công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Đối với các chuyên viên kế toán quản trị: Giúp cho các chuyên viên kế toán có thể kiểm soát được các thông tin chính xác về tình hình hoạt động và tiến độ thực hiện các dự án của các đơn vị trực thuộc.
Giúp cho các chuyên viên kế toán có thể hạch toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
- Đối với các lãnh đạo tại phòng Tài chính kế toán: Từ những báo cáo của các chuyên viên, các đơn vị trực thuộc và quy trình hạch toán rõ ràng, sẽ giúp cho lãnh đạo Phòng TCKT chỉ đạo công tác kế toán thông suốt, đúng chế độ quy định.
- Hệ thống kế toán quản trị xây dựng mới cần phải phân cấp lại thẩm quyền hạch toán kế toán tại Văn phòng Công ty và các đơn vị trực thuộc. Đảm bảo đúng chế độ kế toán đã được Bộ Tài chính quy định, đảm bảo việc kê khai, quyết toán các khoản thuế tại Văn phòng Công ty và các xí nghiệp trực thuộc đúng quy định của luật thuế và không bị trùng lặp giữa đơn vị trong Công ty.
- Giải quyết được sự tồn tại trong công tác hạch toán kế toán, kê khai thuế trùng lắp giữa khối văn phòng Công ty và các đơn vị trực thuộc.
+ Kế toán quản trị phải lập báo cáo hàng ngày về lượng tiền tồn quỹ tiền mặt tại Công ty và bào cáo tổng hợp lượng tiền tồn quỹ hàng tháng của toàn đơn vị (cần thiết lập biên bản kiểm kê lượng tiền tồn quỹ tiền mặt) trình Ban lãnh đạo Công ty.
+ Kế toán quản trị phải theo dõi và lập báo cáo hàng tháng gửi Ban lãnh đạo Công ty về tình hình thực hiện công nợ tạm ứng của các đơn vị (lưu ý việc bù trừ công nợ giữa các tài khoản).
+ Kế toán quản trị cần phải đôn đốc các đơn vị trực thuộc nhanh chóng hoàn thiện chứng từ của các công trình đã thi công xong, bàn giao, lập quyết toán. Hàng tháng, lập báo cáo gửi Ban lãnh đạo Công ty về tình hình thực hiện công tác hoàn thiện các chứng từ chi phí thể hiện trên khoản mục chi phí phải trả.
+ Kế toán quản trị cần phải linh hoạt đối chiếu, bù trừ công nợ giữa các khoản tạm ứng và các khoản phải trả phải nộp khác.
Các công trình đã hoàn thanh, bàn giao, hạch toán doanh thu, đơn vị đã tập hợp đầy đủ chứng từ nhưng Công ty chưa thanh toán tiền cho các đơn vị theo từng công trình thì kế toán quản trị cần đối chiếu công nợ với các đơn vị để tiến hành bù trừ công nợ mà đơn vị đã tạm ứng. Tránh tình trạng số dư trên các tài khoản công nợ nội bộ lớn nhưng thưc tế lượng tiền mặt tồn quỹ tại các đơn vị trực thuộc lại nhỏ hơn so với sổ sách kế toán.
- Quản trị khoản phải thu của khách hàng.
Quản trị khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, liên quan đến tình hình luân chuyển vốn lưu động của Công ty. Có rất nhiều giải pháp để quản trị khoản phải thu. Dựa vào tình hình thực tế tại đơn vị, tác giả đề xuất giải pháp để thúc đẩy thu hồi các khoản phải thu như sau:
+ Phòng Tài chính Kế toán cần phải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nhằm thúc đẩy quan hệ với các khách hàng. Tìm hiểu những vấn đề khó khăn trong việc tạm ứng và quyết toán vốn cho công trình từ đó đề ra những giải pháp thích hợp trong công tác thanh quyết toán các công trình.
+ Phối hợp và giúp đỡ các đơn vị trực thuộc đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng, Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng để thu hồi các khoản tạm ứng cho các công trình đã thực hiện theo đúng tiến độ hợp đồng đã ký.
- Quản trị các khoản chi phí tại Công ty.
Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, kế toán quản trị phân loại chi phí theo lĩnh vực chức năng. Theo đó, chi phí có thể được phân loại thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
Chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí mày thi công và chi phí sản xuất chung.
Phương pháp ứng xử với các loại chi phí này, Công ty đã quản trị theo đúng quy định ban hành
Chi phí ngoài sản xuất bao gồm khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Phương pháp ứng xử với các loại chi phí này đã được Công ty thực hiện tốt, sử dụng chi phí hiệu quả.