Thực trạng về công tác kế toán quản trị tại LTC:

Một phần của tài liệu công tác kế toán của công ty Cổ phần Điện nhẹ Viễn thông (Trang 57)

7. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây:

2.1. Thực trạng về công tác kế toán quản trị tại LTC:

2.1.1. Lý luận cơ bản về kế toán quản trị:

Kế toán quản trị trong doanh nghiệp có nhiệm vụ thu thập, cung cấp thông tin thích hợp, nhanh chóng và kịp thời cho Ban lãnh đạo để họ thực hiện viêc điều hành, kiểm soát hoạt động của tổ chức và ra quyết định phù hợp, chính xác.

Hệ thống kế toán quản trị sẽ thu thập và cung cấp những thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho Ban lãnh đạo bằng những báo cáo quản trị hàng tuần, hàng tháng… Các báo cáo này giúp Ban lãnh đạo đưa ra quyết định quản lý đúng đắn, và các báo cáo này thường bao gồm những thông tin sau:

+ Quản lý các tài sản lưu đông như báo cáo về quỹ tiền mặt, số dư tiền gửi Ngân hàng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản liên quan đến việc quản trị công nợ phải thu, các khoản tạm ứng của CBCNV, hàng tồn kho.

+ Quản lý các tài sản cố định như báo cáo về tình hình hiện có, tăng giảm tài sản cố định, các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản đầu tư tài chính dài hạn. + Quản lý các khoản nợ phải trả như báo cáo về các khoản vay Ngân hàng, phải trả người cung cấp, các khoản chi phí phải trả, chi phí phải trả khác.

+ Quản trị chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm như báo cáo về các khoản mục chi phí kinh doanh, các chi phí hình thành lên sản phẩm..

+ Quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh như báo cáo về tiến độ các công trình, báo cáo về các công trình đã hoàn thành…

Từ những lý luận cơ bản như trên,trong bài viết này em sẽ nêu ra thực trạng về công tác kế toán quản trị tại Công ty cổ phần điện nhẹ viễn thông (LTC) và những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị.

2.1.2. Thực trạng về công tác kế toán quản trị tại Công ty cổ phần điện nhẹ viễn thông :

Về các văn bản quản trị kế toán.

- Quy định về tạm ứng vốn, thu hồi tiền vốn vay và thanh quyết toán chứng từ chi phí cho các đơn vị thi công.

- Các quyết định về tính lãi vay vốn cho các đơn vị.

Về công tác hạch toán kế toán và hệ thống báo cáo quản trị .

- Kế toán quản trị vốn bằng tiền: gồm kế toán quản trị tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.

+ Kế toán quản trị tiền mặt tại quỹ:

Đơn vị đã bố trí 02 chuyên viên kiêm nhiệm, làm việc độc lập để quản trị tiền mặt tại quỹ, mở sổ theo dõi tiền mặt tồn quỹ riêng biệt, đảm bảo được tính khách quan và kiểm tra

chéo lẫn nhau. Đưa ra báo cáo quản trị tiền mặt tại quỹ kịp thời, nhanh chóng. Giúp cho Kế toán trưởng và Lãnh đạo nắm được tình hình biến động quỹ tiền mặt, từ đó có hướng điều hành linh hoạt và ra quyết định chính xác, kịp thời.

+ Kế toán quản trị tiền gửi tại Ngân hàng:

Đơn vị đã bố trí 01 chuyên viên kiêm nhiệm ,đã mở sổ kế toán chi tiết, đảm bảo tiền vốn trên tài khoản của Công ty không bị nhàn rỗi. Cung cấp thông tin quản trị kịp thời, chính xác.

- Kế toán quản trị các khoản phải thu:

Bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán.

Kế toán quản trị đã thực hiện mở sổ kế toán theo dõi chi tiết theo từng khách hàng. Do đặc thù đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, công nợ khách hàng không phát sinh thường xuyên và có xác nhận chắc chắn của khách hàng, nên hàng tháng kế toán quản trị không tiến hành lập báo cáo tình hình công nợ.

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, kế toán tiến hành lập biên bản đối chiếu công nợ khách hàng nhưng số liệu cũng chưa thống nhất giữa Công ty và khách hàng (do việc quyết toán công trình của bên khách hàng phải được phê duyệt qua nhiều cấp). Vấn đề này ảnh hưởng lớn đến việc quản trị doanh thu và luân chuyển vốn của Công ty.

- Kế toán quản trị thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước.

Đối với khối Văn phòng Công ty và các đơn vị phụ thuộc (Văn phòng Công ty, XNĐNVT 1, XNĐNVT III, Trung tâm KTVTTH, XN TVTK) có trụ sở tại Hà Nội: Kế toán quản trị đã tiến hành mở sổ kế toán hạch toán và kê khai các khoản thuế phải nộp Ngân sách nhà nước với Cục thuế Thành phố Hà Nội.

Đối với các đơn vị trực thuộc (XNĐNVT II, XNĐNVT IV, XNĐNVT V) có trụ sở ngoài địa phận Thành phố Hà Nội. Kế toán quản trị đã yêu cầu các đơn vị kê khai, quyết toán và nộp thuế GTGT với cơ quan thuế tại địa phương. Tại Văn phòng Công ty, kế toán phát

hành hoá đơn GTGT cho khách hàng và kê khai thuế GTGT đầu ra với cơ quan thuế tại Hà Nội.

- Kế toán quản trị khoản tạm ứng:

Kế toán đã mở sổ theo dõi chi tiết các khoản tạm ứng cho từng CBCNV theo từng công việc cụ thể. Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho Ban lãnh đạo Công ty về các khoản tạm ứng của từng CBCNV theo từng công việc.

- Kế toán quản trị khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang:

Kế toán sử dụng tài khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang để tập hợp các khoản chi phí về vật liệu, nhân công, máy thi công và các khoản chi phí chung khác phát sinh tại các công trình, phục vụ mục đính tính giá thành sản phẩm, Kế toán chỉ phản ánh các khoản chi phí tính giá thành theo định mức kinh tế kỹ thuật đã được các cơ quan có thẩm quyền quy định, ngoài các khoản định mức này kế toán quản trị phải loại trừ ra khỏi giá thành sản phẩm..

Kế toán đã mở sổ kế toán chi tiết để tập hợp các khoản chi phí theo từng công trình, đảm bảo có thể cung cấp thông tin kịp thời cho Ban lãnh đạo về tổng chi phí của từng công trình.

Kế toán sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính để tập hợp các khoản chi phí này. Do đặc thù của đơn vị, các công trình có thời gian hoàn thành vượt quá năm tài chính nhưng phần mềm kế toán sử dụng tại đơn vị chỉ phản ánh chi phí từng công trình theo từng năm tài chính, chưa phản ánh được tính luỹ kế từ năm này sang năm khác.

- Kế toán quản trị khoản mục tài sản cố định.

Kế toán đã mở thẻ tài sản cố định cho từng tài sản cố định để phản ánh nguyên giá và giá trị hao mòn. Từ đó, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về nguyên giá, tình hình tăng giảm tài sản cố định, phục vụ tốt công tác kiểm soát và ra quyết định của Ban lãnh đạo Công ty.

Kế toán đã mở sổ kế toán chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư vào từng công ty con và công ty liên kết. Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho Ban lãnh đạo đơn vị về các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư khác.

- Kế toán quản trị các khoản vay ngắn hạn: bao gồm các khoản tiền vay ngắn hạn từ Ngân hàng, các Công ty tài chính và vay của CBCNV.

Kế toán đã mở sổ chi tiết theo dõi các khoản tiền vay theo từng khế ước vay, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho Ban lãnh đạo trong việc điều hành, kiểm soát và ra quyết định chính xác trong việc sử dụng tiền vốn vay một cách hiệu quả.

- Kế toán quản trị khoản chi phí phải trả:

Khoản mục chi phí phải trả tại Công ty là những khoản chi phi của các công trình đã được đơn vị lập quyết toán công trình, đã ghi nhận doanh thu, giá vốn nhưng các đơn vị trực thuộc của Công ty chưa hoàn thành những chứng từ chi phí công trình để chuyển về cho Phòng Tài chính Kế toán.

Kế toán đã mở sổ sách chi tiết theo dõi những khoản chi phí này theo từng công trình, từng đơn vị. Khi các đơn vị trực thuộc hoàn thành chứng từ chuyển về Phòng TCKT, kế toán chi tiết sẽ thực hiện bình toán các khoản chi phí này

Số dư trên tài khoản chi phí phải trả là rất lớn đồng nghĩa với việc các đơn vị trực thuộc chậm trễ trong công tác luân chuyển chứng từ, điều này sẽ dẫn đến những sai sót không đáng có trong công tác quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế. Vì thế việc quản trị khoản chi phí này một cách hiệu quả là điều hết sức cần thiết mà kế toán quản trị cần phải quan tâm.

- Kế toán quản trị các khoản phải trả, phải nộp khác:

Khoản mục phải trả, phải nộp khác là những khoản tiền phải trả cho các đơn vị trực thuộc khi Công ty thực hiện quyết toán theo từng công trình nhưng chưa trả tiền và không tiến hành hạch toán bù trừ công nợ tạm ứng cho các công trình khác của đơn vị.

Đây là một tài khoản mà kế toán quản trị có thể tiến hành bù trù với khoản công nợ tạm ứng của các công trình.

Kế toán đã mở sổ chi tiết theo dõi các khoản phải trả cho các đơn vị trực thuộc theo từng đơn vị, từng công trình. Đảm bảo cung cấp thông tin một cách nhanh chong, kịp thời và chính xác cho Ban lãnh đạo Công ty các khoản phải trả các đơn vị trực thuộc.

- Kế toán quản trị các khoản chi phí kinh doanh.

Quản trị chi phí kinh doanh là nội dung quan trọng và chủ yếu trong công tác kế toán quản trị tại đơn vị. Theo đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị, kế toán quản trị cần phải phân loại các khoản mục chi phí cho phù hợp với hoạt động, từ đó cung cấp những thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác cho Ban lãnh đạo, giúp cho Ban lãnh đạo đơn vị lập kế hoạch chi phí hàng năm, có quyết định phù hợp để tối đa hoá lợi nhuận.

Tại Công ty cổ phần điện nhẹ viễn thông, nhận thấy tầm quan trọng của các khoản chi phí kinh doanh, kế toán quản trị đã mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí, đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho Ban lãnh đạo Công ty.

2.1.3. Quy định chung về hạch toán kế toán quản trị:

Công ty tổ chức kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết theo yêu cầu của Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, ngoài ra còn tổ chức kế toán quản trị để đáp ứng yêu cầu quản lý tại Công ty và đơn vị. Tại văn bản này, Công ty đưa ra những quy định về kế toán quản trị. Các nhóm nghiệp vụ phải tổ chức kế toán chi tiết và kế toán quản trị bao gồm:

- Kế toán vốn bằng tiền.

- Kế toán chuyên quản các xí nghiệp trực thuộc bao gồm các nhóm nghiệp vụ: Kế toán các khoản phải thu, phải trả nội bộ, Kế toán hàng tồn kho, Kế toán thuế GTGT tại các xí nghiệp, Kế toán các khoản chi phí phải trả, Kế toán công nợ phải thu và phải trả..

- Kế toán thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước. - Kế toán tài sản cố định và các khoản đầu tư.

- Kế toán các khoản tiền vay. - Kế toán Nguồn vốn, các quỹ.

Trong điều kiện thực hiện hình thức kế toán trên máy vi tính, để đảm bảo tính thống nhất, Công ty quy định về Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết như sau:

- Kế toán tổng hợp thực hiện mở các sổ tổng hợp theo các tài khoản kế toán quy định trong hệ thống tài khoản.

- Kế toán chi tiết thực hiện mở các sổ chi tiết theo yêu cầu quản lý.

Kế toán vốn bằng tiền.

Vốn bằng tiền tại Công ty bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển và các nghiệp vụ khác liên quan đến Ngân hàng. Theo chế độ kế toán hiện hành đơn vị phải theo dõi chi tiết các khoản tiền gửi ngân hàng theo từng ngân hàng nơi mở tài khoản, theo dõi các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các Ngân hàng. Để thuận lợi cho quá trình theo dõi, Công ty thống nhất mở thêm các tài khoản chi tiết để theo dõi cho từng ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản.

Kế toán chuyên quản các đơn vị trực thuộc.

Theo yêu cầu quản trị đặc thù tại đơn vị, Công ty đã tổ chức các kế toán chi tiết theo dõi từng Xí nghiệp theo từng công trình cụ thể, bao gồm các tài khoản phải thu, phải trả nội bộ (136, 336), tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (154), các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố (621,622,627), tài khoản chi phí phải trả (335), tài khoản phải thu khách hàng (131).

Để theo dõi chi tiết từng công trình của từng Xí nghiệp, các kế toán chuyên quản phải thực hiện mở sổ kế toán chi tiết theo dõi theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

Kế toán thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước .

Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước tại Công ty bao gồm: thuế GTGT, thuế Thu nhập doạnh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước khác theo quy định.

Để thuận lợi cho quá trình theo dõi chi tiết và chính xác các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, Công ty thực hiện mở các tài khoản chi tiết để theo dõi các khoản thuế tại từng địa phương nơi Công ty có các đơn vị trực thuộc.

Kế toán tài sản cố định và các khoản đầu tư.

Tài sản cố định bao gồm: các loại tài sản cố định hữu hình, vô hình, hao mòn tài sản cố định, Bất động sản đầu tư.

Kế toán theo dõi tài sản cố định cần phải mở thẻ tài sản cố định cho từng tài sản để theo dõi chi tiết nguyên giá, giá trị còn lại. Ngoài ra cần phải theo dõi chi tiết các bất động sản đầu tư để cung cấp thông tin về tình hình cho thuê tài sản.

Các khoản đầu tư bao gồm các khoản góp vốn vào các Công ty con, công ty liên doanh, liên kết. Kế toán cần mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng khoản đầu tư.

Kế toán thanh toán và các khoản tạm ứng CBCNV.

Nghiệp vụ thanh toán và tạm ứng cho CBCNV bao gồm: kiểm tra bộ chứng từ thanh toán của CBCNV và trình lãnh đạo ký duyệt, theo dõi cấc khoản tạm ứng công tác cho CBCNV.

Kế toán thanh toán và các khoản tạm ứng cho CBCNV cần phải lập phiếu thu chi, mở sổ kế toán chi tiết tiền mặt và mở sổ chi tiết theo dõi tạm ứng của từng CBCNV.

Kế toán các khoản tiền vay.

Khoản tiền vay của Công ty bao gồm: vay của Ngân hàng, vay của các tổ chức tín dụng, vay của CBCNV.

Kế toán khoản tiền vay cần phải mở sổ chi tiết theo dõi các khoản vay và lãi vay phải trả cho các bên cho vay.

Kế toán nguồn vốn, quỹ.

Kế toán nguồn vốn, các quỹ bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế và các quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế,.

Kế toán nguồn vốn, quỹ cần phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi tình hình biến động của nguồn vốn kinh doanh, thặng dư vốn và các quỹ tại Công ty.

Các khoản phải thu, phải trả nội bộ là các khoản phải thu, phải trả phát sinh giữa Công ty và các đơn vị thành viên (các Xí nghiệp, trung tâm), giữa các đon vị thành viên trong Công ty.

Để phản ánh các khoản phải thu, phải trả nội bộ, kế toán sử dụng tài khoản 136 - Phải thu nội bộ và 336 - Phải trả nội bộ.

Nội dung phản ánh vào Tài khoản 136, Tài khoản 336, bao gồm:

- Tạm ứng vốn kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc.

Một phần của tài liệu công tác kế toán của công ty Cổ phần Điện nhẹ Viễn thông (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w