0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Định hƣớng quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cƣ huyện

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 70 -70 )

5. Ý nghĩa

3.4. Định hƣớng quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cƣ huyện

Lộc Hà đến năm 2020

3.4.1. Các dự báo cho định hướng phát triển quy hoạch hệ thống điểm dân cư

3.4.1.1. Căn cứ phát triển hệ thống điểm dân cư

Việc quy hoạch phát triển mạng lƣới dân cƣ trên địa bàn huyện dựa trên những căn cứ sau:

- Công văn số: 1034 HD/STNMT-QH, ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Tĩnh hƣớng dẫn trình tự, nội dung lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Thông tƣ số 13/2011/TTLT- BXD-BNNPTNT-BTN&MTcho các xã quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Căn cứ số liệu phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp xã, của UBND huyện Lộc Hà.

- Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Lộc Hà thời kỳ 2007 - 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Lộc Hà, giai đoạn 2012 - 2020.

- Căn cứ kết quả phân loại hệ thống điểm dân cƣ trên địa bàn huyện Lộc Hà năm 2012.

Qua nghiên cứu thực tế sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của huyện Lộc Hà, định hƣớng phát triển hệ thống điểm dân cƣ đến năm 2020 của huyện đƣợc chia thành 3 vùng. Đặc điểm chi tiết của các vùng đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.8. Phân vùng phát triển huyện Lộc Hà

Vùng Quy dân số (ngƣời) Diện tích đất ở (ha) Chức năng nhiệm vụ Vùng trung tâm Thạch Bằng Thạch Kim Thịnh Lộc 25961 9351 10697 5913 112,03 48,73 30,61 32,69 - Là vùng trung tâm về hành chính, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật của vùng, của cả huyện. Có vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng đồng bộ và hoàn thiện.

- Phát huy thế mạnh về công nghiệp và dịch vụ, lấp đầy cụm công nghiệp chế biển hải sản ở Thạch Kim, là nơi Tập trung đầu tƣ phát triển mạnh việc khai thác đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, hình thành các cơ sở thu mua và chế biến thủy sản. bố trí các khu thƣơng mại, các khu hành chính của huyện. Vùng sẽ phát triển mạnh về việc xây dựng các khu ở cao cấp, các khu chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Vùng Quy dân số (ngƣời) Diện tích đất ở (ha) Chức năng nhiệm vụ

cƣ, các trƣờng học các trung tâm đào tạo nghề và khu liên hiệp thể thao của huyện tại xã Thạch Bằng.

- Khai thác thế mạnh ven biển hình thành các khu du lịch, nghỉ dƣỡng, các nhà hàng, khách sạn cao cấp tại các khu vực bãi biển thuộc các thôn Xuân Hải - xã Thạch Băng, Thôn Yên Điềm - Xã Thịnh Lộc, Thôn Long Hải - xã Thạch Kim

- Xã Thạch Bằng giữ vai trò quan trọng trong vùng và phát triển thành khu đô thị mới, Quá trình phát triển các điểm dân cƣ gắn liền với phát triển du lịch, dịch vụ, thƣơng mại. Là vùng phát triển mạnh về kinh tế biển, dân cƣ sống tập trung, dân số đông, cơ sở hạ tầng tƣơng đối hoàn chỉnh.

Vùng Tây Tân Lộc Hồng Lộc Phù Lƣu Ích Hậu Bình Lộc An Lộc 37051 6694 8622 6816 7404 5371 3444 233,9 29,67 64,97 38,18 58,75 24.83 17,87

- Là vùng thuần nông, dân cƣ sống tập trung thành các làng lớn, cơ sở hạ tầng có một số xã còn bất cập.

- Vùng sẽ tập trung đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp, hình thành các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, là nơi giao thƣơng các hoạt động kinh tế văn hoá xã hội của vùng.

- Xu hƣớng phát triển dân cƣ trong vùng là hình thành các khu dân cƣ tập trung,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Vùng Quy dân số (ngƣời) Diện tích đất ở (ha) Chức năng nhiệm vụ

các hộ gia đình có diện tích đất rộng, xây dựng nhà ở kết hợp với phát triển kinh tế phụ vƣờn - ao - chuồng.

- Xã Bình Lộc là xã trung tâm của vùng, là nơi giao thƣơng các hoạt động kinh tế văn hoá xã hội của vùng; Là cầu nối giao thuong giữa các huyện Can Lộc; Nghi Xuân và quan trọng là nối Thành phố Vinh với huyện Lộc Hà., tạo thành tụ điểm giao lƣu hàng hoá, kinh tế, văn hoá xã hội của một vùng thuần nông.

- Trong tƣơng lai nếu nhƣ đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, ứng dụng trang thiết bị mới vào sản xuất nông nghiêp, chuyển đổi giống cây trồng, tăng hiệu quả việc sử dung đất thì chính nơi đây sẽ đƣa lại một nguồn lợi cao về phát triển nông nghiệp, đem lại cho huyện một nguồn lợi kinh tế khá cao.

Vùng Đông Hộ Độ Mai Phụ Thạch Châu Thạch Mỹ 28598 7800 6050 5933 7515 147,59 35,54 30,17 39,18 42,33

Điểm dân cƣ nơi đây hình thành từ lâu đời, sẽ tập trung đầu tƣ cho lĩnh vực: Diêm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ, là nơi giao thƣơng các hoạt động kinh tế văn hoá xã hội của vùng.

- Là vùng đệm để mở rộng thành phố Hà Tĩnh và huyện Lộc Hà, hệ thống hạ tầng trong vùng tƣơng đối hoàn chỉnh. - Tập trung đầu tƣ phát triển mạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Vùng Quy dân số (ngƣời) Diện tích đất ở (ha) Chức năng nhiệm vụ

việc khai thác đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, hình thành các cơ sở thu mua và chế biến thủy sản.

- Xã Thạch Châu giữ vai trò là xã trung tâm của vùng, là đầu mối các cơ quan hành chính, khu công nghiệp và cũng là trung tâm giao lƣu các hoạt động kinh tế thƣơng mại của vùng. - Tất cả các điểm dân cƣ ở nơi đây đều có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, cùng với sự phát triển các điểm dân cƣ này sẽ mở rộng thêm để lớn mạnh về quy mô và tính chất.

3.4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020

Huyện tập trung chỉ đạo các ngành, chú trọng đầu tƣ thâm canh nông nghiệp, đẩy nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp; Mở rộng các cơ sở công nghiệp hiện có để chế biến nông lâm hải sản và lấp đầy 60 - 70% các cụm công nghiệp Thạch Kim; từng bƣớc hoàn thiện khu du lịch biển Xuân Hải; từng bƣớc đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề cần thiết cho phát triển nhanh trong các giai đoạn tiếp theo.

Tăng trƣởng kinh tế và cơ cấu kinh tế nhƣ sau:

Thời kỳ 2011 - 2015:

Tốc độ tăng trƣởng bình quân thời kỳ: 11,3 %, trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 31,39 %; Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp tăng bình quân 4.01 %; Dịch vụ - thƣơng mại tăng 34,93%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thời kỳ 2016 - 2020:

Tốc độ tăng trƣởng bình quân chung toàn huyện 11,98%, trong đó công nghiệp tăng: 19,21%; Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp tăng: 5,35%; Dịch vụ - thƣơng mại tăng: 13,03%.

* Cơ cấu kinh tế chuyển theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ - thƣơng mại.

+ Năm 2015: Nông nghiệp: 32,56%; Công nghiệp - xây dựng cơ bản: 29,05%; Dịch vụ - thƣơng mại: 38,40%.

+ Năm 2020: Nông nghiệp: 22,81%; Công nghiệp - xây dựng cơ bản: 36,85%; Dịch vụ - thƣơng mại: 40,34%.

Bên cạnh sự phát triển về mặt kinh tế, huyện sẽ đầu tƣ hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống điểm dân cƣ đô thị và dân cƣ nông thôn. Theo nhƣ kết quả đánh giá, phân tích và dự báo dân số trên địa bàn huyện đến năm 2020 sẽ có 107893 ngƣời và 22605 hộ. Trong tƣơng lai cần phải bố trí quy hoạch đất ở cho các hộ tăng thêm trong giai đoạn này.

3.4.1.3. Quan điểm sử dụng đất khu dân cư

Để đảm bảo thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra, quan điểm tổng thể trong khai thác sử dụng quỹ đất khu dân cƣ của huyện Lộc Hà là:

a) Khai thác đất đai một cách khoa học, hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ

b) Định hƣớng sử dụng đất dài hạn - dành quỹ đất thích hợp cho nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá với một tầm nhìn xa đến sau năm 2020.

c) Phải bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sống trong đô thị, nông thôn và các khu công nghiệp. Quy hoạch hợp lý các khu dân cƣ, khu ở để đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bảo cho cuộc sống của ngƣời dân trong huyện đƣợc tốt hơn.

3.4.1.4. Tiềm năng đất đai cho mở rộng các khu đô thị và các khu dân cư

Hiện tại diện tích đất phi nông nghiệp của huyện là 3311,97 ha, diện tích đất nông nghiệp của huyện là 6856,79 ha, đất chƣa sử dụng là 1684,30 ha. Với cơ cấu đất đai nhƣ vậy thì tiềm năng mở rộng nhƣ sau:

+ Nâng cấp, mở rộng các khu công trình sự nghiệp, cơ sở hạ tầng đáp ứng cho việc phát triển dân sinh. Phát triển mạnh khu vực đô thị: phát triển thị trấn Lộc Hà về mọi mặt, ngoài ra còn phát triển khu đô thị ven các khu công nghiệp.

+ Các khu dân cƣ nông thôn đều có nhu cầu mở rộng cấp đất ở mới cho số hộ phát sinh và chỉnh trang xây dựng khu trung tâm xã cùng với cơ sở hạ tầng nông thôn theo yêu cầu quy hoạch chi tiết cấp xã.

3.4.2. Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cư

3.4.2.1. Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị và đô thị hóa

Định hƣớng phát triển chung của tỉnh Hà Tĩnh về hệ thống đô thị của huyện Lộc Hà đó là quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả các khu vực phát triển công nghiệp, trên trục đƣờng chính. Chỉnh trang, phát triển mở rộng huyện Lộc Hà.

Việc phát triển hệ thống các đô thị dựa trên việc phát triển kinh tế các vùng trong huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn Lộc Hà đến năm 2020 là: 11853,06 ha. Trong đó; diện tích đất nông nghiệp là 6192,81ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 4052,71.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là 624,44ha. Huyện Lộc Hà đóng vai trò là đô thị trung tâm của huyện và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Vì vậy định hƣớng của huyện Lộc Hà là quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm thị trấn Lộc Hà nhằm khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực, tận dụng các cơ hội về đầu tƣ để xây dựng đƣợc đô thị Lộc Hà có bộ mặt đô thị khang trang, cơ sở hạ tầng đô thị phát triển đồng bộ, đảm nhận đƣợc chức năng là đô thị hạt nhân thúc đẩy quá trình đô thị hoá, CNH-HĐH vùng đô thị cửa ngõ ven biển phía Đông Bắc thành phố Hà Tĩnh, đồng thời là đô thị hậu cho mỏ sắt Thạch Khê về khu ở, dịch vụ văn phòng, cũng nhƣ là trung tâm nghỉ dƣỡng phục hồi sức khoẻ, nghỉ cuối tuần cho thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận. Để phát triển kinh tế đô thị, theo tiêu chí đô thị loại 5, thị trấn Lộc Hà phải có tỉ lệ phi nông nghiệp < 35%, có nghĩa là thị trấn phải đồng thời tăng chỉ tiêu phát triển công nghiệp, TTCN và thƣơng mại dịch vụ > 8-10%. Trong đó tập trung chủ yếu vào phát triển dịch vụ thƣơng mại, du lịch nghỉ dƣỡng trên cơ sở khai thác tiềm năng biển.

Ngành du lịch sẽ là ngành kinh tế chính, xác định đối tƣợng khách chính là trong tỉnh và các tỉnh lân cận, sau đó là khách từ miền Bắc và một số ít khách nƣớc ngoài. Để có thể phát triển du lịch, cần có những giải pháp thu hút nhân lực lành nghề và hƣớng nghiệp sớm cho thanh niên. Nên mở một trƣờng dạy nghề đào tạo về nghiệp vụ du lịch. Trƣờng này sẽ là trƣờng đầu tiên trong tỉnh và có thể sẽ có vai trò đi đầu ở miền Trung. Hiện nay, những khu du lịch khác của miền trung nhƣ Cửa lò, Đà nẵng v.v. cũng có dự định mở trƣờng dạy nghề, nhƣng cần có nhiều trƣờng mới có độ cạnh tranh và mỗi trƣờng có thể có những đặc trƣng riêng, quảng cáo cho du lịch Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cũng có thể hình thành tại Lộc Hà một dạng triển lãm thủ công mỹ nghệ trong nƣớc, với nhiều sản vật của các miền, vì Hà tĩnh là một tỉnh nghèo, bình thƣờng không tập trung đƣợc nhiều đặc sản các miền nên cũng là một hạn chế trong du lịch. Việc tổ chức này không dễ, cần làm sao có sự đa dạng ngay cả khi sức mua chƣa cao. Tuy nhiên điều đó vẫn còn dễ thực hiện hơn là phát triển một ngành nghề đặc trƣng cho địa phƣơng.

Đi đôi với việc đào tạo ngành nghề du lịch là việc phát triển dịch vụ đào tạo, dạy nghề nói chung. Ngoài ra, về du lịch, nên phát triển nhiều loại hình hoạt động nhƣ bơi thuyền, đánh cá, cƣỡi ngựa, bắn cung, đi xe đạp, nhảy dù v.v. chứ không tập trung vào dịch vụ khách sạn cao cấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống quy hoạch khu trung tâm đô thị

Cảnh quan thiên nhiên Lộc Hà là tài nguyên quý báu cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, cần phải có một số giải pháp tôn tạo, tăng thêm giá trị cảnh quan.

- Các khu ở cải tạo và xen cấy thuộc xã Thạch Kim và xã Thạch Bằng tập trung chủ yếu trên tỉnh lô 9 có tổng diện tích khoảng 65 ha.

- Các khu ở xây dựng mới tập trung chủ yếu tại xã Thạch Bằng, tổng diện tích khoảng trên 55ha.

Dự kiến bố trí 5-6 khu ở trong thị trấn bao gồm:

-Khu ở Thạch Kim: trên cơ sở hiện trạng thuộc xã Thạch Kim. -Khu ở Thạch Bằng: trên cơ sở hiện trạng thuộc xã Thạch Bằng.

-Khu ở trung tâm huyện: là các khu nhà phố trong khu vực trung tâm huyện mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

-Khu ở làng xóm đô thị hoá thuộc phía Tây Thạch Bằng giáp đƣờng 22/12 và tỉnh lộ 9, và một phần dân cƣ hiện hữu thuộc xóm 4 Thịnh Lộc dự kiến đƣa vào thị trấn Lộc Hà.

* Khu làng xóm cải tạo:

Đối với khu làng chài xã Thạch Kim, quan điểm thiết kế là không giải toả, không mở rộng, tôn trọng tối đa cấu trúc hiện trạng, chỉ cải tạo nâng cấp, mở thêm một số đƣờng nội bộ và một loạt sân, quảng trƣờng công cộng nhỏ trong các nhóm nhà, theo nguyên tắc một nhóm nhà cùng dành chung ra một khoảng sân công cộng, không gian quanh các khoảng sân công cộng sẽ là không gian tiềm năng để phát triển các dịch vụ du lịch nhƣ hàng quán, khách sạn mini... Đây là khu vực mang đậm bản sắc của địa phƣơng, góp phần làm tăng sự đa dạng trong cấu trúc đô thị và hấp dẫn khách du lịch muốn tìm hiểu, khám phá.

Bố trí nhiều không gian xanh công cộng trong làng, tận dụng tối đa mặt nƣớc tự nhiên. Tạo ra mối liên kết bằng các tuyến không gian cây xanh, mặt nƣớc hoặc tuyến giao thông (liên khu ở hoặc giao thông đi bộ), các làng nghề đƣợc gắn kết với nhau bằng các tuyến tham quan tạo ra không gian du lịch chuyên biệt.

Tổ chức thêm các không gian đệm và vành đai xanh bảo vệ không gian kiến trúc cho các làng nghề (hoàn thiện các bụi tre, hào hoặc mƣơng thoát

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 70 -70 )

×