0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội tác động

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 45 -48 )

5. Ý nghĩa

3.2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội tác động

việc hình thành và phát triển các điểm dân cư

Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi thấy rằng sự hình thành và phát triển hệ thống các điểm dân cƣ trên địa bàn huyện Lộc Hà chịu ảnh hƣởng mạnh của hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện. Phần lớn các thôn xóm của huyện đƣợc hình thành từ lâu đời, do lịch sử để lại đều đƣợc bố trí gần các trục đƣờng giao thông, các làng chài ven biển, cửa sông (Thạch Kim, Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Bằng) và gần các tụ điểm kinh doanh buôn bán nhƣ Chợ: Chợ Đón, Chợ Chiều, Chợ huyện, Chợ Trại, Chợ Thạch Châu, chợ Cồn và các điểm giao của đƣờng giao thông.

Ngày nay, khi mà nền kinh tế - xã hội phát triển thì quan điểm đó vẫn tồn tại trong việc quy hoạch và phát triển hệ thống điểm dân cƣ của huyện. Phần lớn các điểm dân cƣ đều có xu hƣớng hình thành và phát triển dọc theo các tuyến đƣờng, nơi thuận lợi về giao thông đi lại, thuận lợi cho kinh doanh buôn bán. Dọc theo tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 7, đƣờng 22/12 và các đƣờng các đƣờng liên xã... các điểm dân cƣ này đƣợc hình thành và phát triển rất nhanh cả về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quy mô và tính chất. Tại các điểm dân cƣ này điều kiện sinh hoạt, mức sống cao hơn so với các điểm dân cƣ phân bố ở vị trí xa các tuyến đƣờng giao thông, xa trung tâm.

Ngoài ra các điểm dân cƣ của huyện còn có xu hƣớng phát triển ở những nơi là trung tâm xã, cụm xã, trung tâm kinh tế, những nơi gần các dịch vụ xã hội nhƣ trƣờng học, trạm y tế, chợ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các điểm công nghiệp... để đảm bảo đáp ứng cho cuộc sống đƣợc tốt hơn. Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại về môi trƣờng, tình trạng an ninh trật tự và tệ nạn xã hội.

Với điều kiện kinh tế phát triển, mức sống của ngƣời dân trong huyện ngày một nâng cao thì nhu cầu về một cuộc sống với đầy đủ các tiện nghi, đầy đủ các dịch vụ, với một kiến trúc không gian sống ngày càng hiện đại. Đây cũng là cơ sở cho việc hình và phát triển thành các đô thị trên địa bàn huyện trong tƣơng lai.

Đối với những xã ở các vị trí xa các trung tâm xa các trục đƣờng giao thông chính, có cơ sở hạ tầng thấp kém thì xu hƣớng phân bổ dân cƣ chủ yếu là gần với nơi sản xuất, có thể phân bố phân tán hay mở rộng ngay trên phần đất vƣờn của các hộ gia đình.

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, quá trình phát triển kinh tế xã hội và tình hình thực tế sản xuất tại địa phƣơng, hệ thống điểm dân cƣ huyện Lộc Hà đƣợc chia thành 5 vùng:

* Vùng Trung tâm gồm xã: Thạch Bằng và xã Thạch Kim. Vùng Trung tâm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của cả huyện. Đây là vùng có lợi thế về vị trí địa lý trong việc phát triển khu công nghiệp, dịch vụ thƣơng mại, và du lịch biển. Phần lớn các điểm dân cƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong vùng đƣợc hình thành từ lâu đời do lịch sử để lại, đó là các điểm dân cƣ tập trung mang tính chất làng quê Việt Nam. Hình thức sinh hoạt cộng đồng của dân cƣ sống ở các điểm dân cƣ này mang tính tập trung tại các đình làng, các nhà văn hoá thôn.

Đối với các điểm dân cƣ tại các trung tâm xã, dọc các đƣờng giao thông chính, do tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và giá trị của mảnh đất phần lớn kiểu kiến trúc nhà là nhà ống kiên cố và cao tầng đƣợc xây dựng bám dọc các trục đƣờng giao thông chính. Huyện Lộc Hà đƣợc thành lập theo Nghị định số 20/2007/NĐ-CP ngày 7/2/2007 của chính phủ, các điểm dân cƣ huyện đƣợc hình thành do tách ra từ các điểm dân cƣ của Thạch Bằng, và một phần khu dân cƣ xã Thạch Kim là trung tâm kinh tế xã hội của vùng và toàn huyện.

* Vùng Tây Bắc gồm 2 xã: Hồng Lộc, Tân Lộc. Đây là vùng thuần nông, chủ yếu là canh tác nông nghiệp, các hoạt động công nghiệp tiểu thƣơng diễn ra rất ít, với quy mô nhỏ. Các điểm dân cƣ trong vùng này phần lớn là các điểm dân cƣ tập trung đƣợc hình thành từ lâu đời, do có cùng tập quán sinh sống và sản xuất. Các hộ gia đình vùng này có diện tích đất thổ cƣ rộng, ngoài việc bố trí xây dựng nhà cửa, một số hộ dân vẫn đảm bảo đủ đất để phát triển thêm mô hình vƣờn, ao, chuồng

* Vùng Đông Bắc gồm 3 xã: Thịnh Lộc, An Lộc, Bình Lộc. Vùng Đông Bắc giữ vai trò phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng ven biển và vùng triều cửa sông của huyện cả các điểm dân cƣ ở nơi đây đều có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, cùng với sự phát triển các điểm dân cƣ này sẽ mở rộng thêm để lớn mạnh về quy mô và tính chất. Các điểm dân cƣ cũng đƣợc xây dựng trên các triền đất cao ven biển, xen lẫn với các vùng sóng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trũng là nơi để trồng lúa, canh tác.

* Vùng Đông Nam gồm 3 xã. Hộ Độ, Mai Phụ,Thạch Châu.Vùng Đông Nam gồm các điểm dân cƣ nơi đây hình thành từ lâu đời, đƣợc phát triển chủ yếu là: Diêm nghiệp,nuôi trồng thủy sản, tiểu thủ công nghiệp,thƣơng mại dịch vụ.

* Vùng Tây Nam gồm 3 xã: Phù Lƣu ; Ích Hậu và Thạch Mỹ. Với tập quán sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, phát triển các lang nghề truyền thống nhƣ: Làm chổi, làm hƣơng, trồng rau sạch. Các điểm dân cƣ nơi đây đƣợc hình thành từ rất lâu năm do có cùng tập quán sinh sống và sản xuất, trên các thân đất với địa hình đa dạng, ,...

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 45 -48 )

×