a) Thành tựu:
- Về dịch vụ bảo hiểm: Tổ chức bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam được ra đời từ năm 1964. Kể từ đó tới nay, ngành bảo hiểm đã từng bước trưởng thành và liên tục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 1994 tới nay là giai đoạn thị trường bảo hiểm Việt Nam định hình rõ nét nhất, có sự thay đổi mang tính bước ngoặt, hoạt động trên cơ sở nghị định số 100/CP của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, đó là:
+ Đã hình thành được thị trường dịch vụ bảo hiểm với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, bước đầu hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong tổng số 18 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm của cả nước thì có tới 5 công ty liên doanh, 5 công ty 100% vốn nước ngoài (trong đó có một công ty môi giới bảo hiểm) và 40 văn phòng đại diện công ty bảo hiểm nước ngoài.
+ Đã góp phần thu hút một lượng vốn khá hơn, tăng khả năng tích luỹ và đầu tư cho nền kinh tế.
+ Từng bước ổn định sản xuất và đời sống dân cư, giảm bớt gánh nặng cho NSNN, tăng nguồn thu cho NSNN tăng bình quân 25%/năm.
+ Hình thành cơ chế thị trường bảo hiểm và đổi mới hệ thống các công cụ quản lý Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm.
+ Từng bước đổi mới công nghệ bảo hiểm và nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ bảo hiểm.
- Về dịch vụ kế toán và kiểm toán: Đã có các qui định pháp lý cụ thể về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và kiểm toán. Từ năm 1994 đến nay, từ chỗ chỉ có 2 công ty kiểm toán đã có 34 công ty với tổng số 35 chi nhánh và văn phòng giao dịch, gồm 6 công ty nước ngoài, 5 công ty tư nhân, 1 công ty liên doanh, 4 công ty 100% vốn nước ngoài. Xét về khía cạnh chế độ chính sách, cũng có các qui định khác nhau đối với các công ty kiểm toán trong và ngoài nước. Ví dụ: về nhân sự và vốn pháp định; Các công ty kiểm toán trong nước phải có 5 kiểm toán viên và vốn pháp định là 1 tỷ đồng; Các công ty nước ngoài không có qui định chung mà chỉ qui định cho từng trường hợp cụ thể. Về phạm vi hoạt động, các công ty kiểm toán Việt Nam có đối tượng là tất cả các doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, DNTN, HTX, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chứcđoàn thể xã hội, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam. Trong khi đó, các công ty kiểm toán nước ngoài chỉ được phép kiểm toán cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về giá cả, đã qui định cho phép thực hiện theo giá cả thoả thuận.
Nhìn chung, qui mô của cả thị trường bảo hiểm và kiểm toán tuy có phát triển nhanh loại hình nghiệp vụ khá đa dạng, nhưng so với nhu cầu và khả năng thì còn rất rộng lớn, chưa đáp ứng nhu cầu và tiềm năng sẵn có.
b) Bất cập:
Tuy ngành bảo hiểm và dịch vụ kiểm toán đã tương đối phát triển song nhìn chung, mức độ độc quyền trong khu vực này có khá cao, hầu như không có cạnh tranh trong khu cực này nền các công ty bảo hiểm của ta hầu như không có uy tín với các khách hàng nước ngoài, độ mở cửa còn rất thấp. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Các loại hình bảo hiểm của ta còn rất đơn điệu (chủ yếu mới có BHXH, bảo hiểm vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, tàu biển, tai nạn hành khách trong nước..., tái bảo hiểm). Nhiều loại dịch vụ bảo hiểm tuy đã được triển khai song quy mô và phạm vi thực hiện cũng vẫn rất hạn chế. Bảo hiểm nhân thọ - một trong những công cụ có hiệu quả nhất để thu hút tiền tiết kiệm trong dân cư mới chỉ đang trong giai đoạn thí điểm. Hoạt động dịch vụ kiểm toán mới bó hẹp trong khu vực các DNNN và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Quy mô của ngành bảo hiểm và kiểm toán cũng còn hạn chế (số lượng các công ty bảo hiểm và kiểm toán còn ít), khả năng tài chính còn hạn hẹp: tổng số vốn điều lệ của các doanh nghiệp bảo hiểm khoảng 400 tỷ đồng.
- Mức độ độc quyền Nhà nước trong thị trường bảo hiểm và kiểm toán còn rất cao, hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và kiểm toán chủ yếu là các công ty độc quyền Nhà nước:
- Trong hoạt động tái bảo hiểm các dịch vụ bảo hiểm lớn như hàng không, hàng hải, dầu khí phải tái bảo hiểm với các công ty nhận tái bảo hiểm của nước ngoài dẫn đến tình trạng phải chuyển ra ngoài một lượng ngoại tệ rất lớn.
- Doanh thu của ngành bảo hiểm và kiểm toán còn thấp (chẳng hạn, bảo hiểm chỉ chiếm 0,48% GDP) trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển lên tới 14%, các nước trong khu vực là 5%.
- Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm còn hạn chế, các nguồn vốn nhàn rỗi chủ yếu (70%) mới chỉ gửi vào ngân hàng lấy lãi, chưa xây dựng được quỹ đầu tư và chưa xác định được mục tiêu đầu tư trở lại nền kinh tế.
- Môi trường hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn hạn chế, thị trường dịchvụ tài chính kế toán và kiểm toán còn chưa phát triển.