Tăng cường công tác quản lý tài sản cố định.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty viễn thông lào cai (Trang 66 - 70)

b. Cơ cấu tổ chức của Công ty viễn thông Lào Cai.

3.2.3. Tăng cường công tác quản lý tài sản cố định.

Hoàn thiện việc phân công, phân cấp quản lý và phân loại tài sản cố định. Thực tế ở Công ty thời gian qua, công tác quản lý tài sản cố định nhìn chung tương đối chặt chẽ. Việc phân công, phân cấp quản lý tới từng phòng, trung tâm, đài, trạm cũng như việc áp dụng các biện pháp khen thưởng, xử phạt thích hợp và kịp thời là những ưu điểm mà Công ty đã đạt được. Nhờ đó:

Công ty đã hạn chế được việc hỏng hóc hay mất mát tài sản cố định, nắm bắt được hiện trạng tài sản cố định để có những biện pháp tác động kịp thời như sửa chữa, bảo dưỡng hay thanh lý để đầu tư, thay thế mới.

Công ty cần hoàn thiện việc phân công, phân cấp quản lý tài sản cố định bằng việc giao trách nhiệm quản lý tài sản cố định tới từng cá nhân người lao động. Việc giao quyền lợi tới từng cá nhân cụ thể tất yếu sẽ làm tăng trách nhiệm của cá nhân họ đối với tài sản cố định mà mình được giao trách nhiệm quản lý. Các

biện pháp thưởng phạt cũng phát huy tác dụng hơn bởi thường thì bản thân họ được hưởng, không phải chia cho người khác và có quản lý tốt thì mới được khen thưởng chứ không phải hưởng trong phần chung thành tích của cá nhân khác trong đơn vị mình, còn nếu quản lý không tốt, gây mất mát hay hư hỏng tài sản cố định (do nguyên nhân chủ quan) thì bản thân họ phải chịu trách nhiệm. Do vậy mỗi một công nhân đều ý thức, trách nhiệm hơn đối với việc quản lý tài sản cố định được giao.

Việc giao quyền quản lý, sử dụng tài sản cố định đối với từng cá nhân cụ thể cũng có thuận lợi là người lao động được giao trách nhiệm quản lý chính tài sản cố định mà mình sử dụng. Vì vậy họ nắm khá vững về đặc điểm cũng như hiện trạng của tài sản cố định đó. Nhờ vậy mà việc quản lý sẽ chặt chẽ và có hiệu quả hơn.

Trong thực tế thời gian qua, công ty đã tiến hành phân loại các tài sản cố định theo nguồn hình thành, theo tình hình sử dụng và phân nhóm tài sản cố định thành các nhóm, nhà cửa, vật kiến trúc, tổng đài, thiết bị viễn thông, thiết bị khác và phương tiện văn phòng.

Tận dụng tối đa năng lực mạng lưới, thiết bị, tiết kiệm chi phí, đồng thời tăng doanh thu Công ty. Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo doanh thu (hiệu suất sử dụng tài sản cố định ) của Công ty sẽ tăng lên.

Mạng lưới, thiết bị được đầu tư mua sắm cần nghiên cứu kỹ về cấu hình, dung lượng và công nghệ. Đối với Công ty hiện nay, cần khai thác triệt để năng lực của mạng lưới, thiết bị trên cơ sở tổ chức sản xuất, kinh doanh và phục vụ có hiệu quả.

Cần quan tâm tới hiệu quả sửa chữa tài sản cố định, quản lý tốt chi phí sửa chữa, tổ chức tốt hơn công tác bảo dưỡng, sửa chữa của Công ty.

Thực tế công tác sửa chữa của Công ty thời gian vừa qua đã được thực hịên một cách kịp thời trên cơ sở việc theo dõi, giám sát, kiểm tra tình hình hoạt động của tài sản cố định khá chặt chẽ. Nhờ vậy mà đã hạn chế được thiệt hại do tài sản cố định bị hỏng hóc, khôi phục được năng lực sản xuất của tài sản cố định.

Công ty đã tiến hành lập kế hoạch sửa chữa dựa trên nhu cầu của cả năm. Đây là kế hoạch về số lượng, loại tài sản cố định cụ thể cần sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp trong năm. Việc lập kế hoạch này là cần thiết và cần được tiếp tục thực hiện. Nhưng Công ty cũng cần lập ra kế hoạch về chi phí sửa chữa đối với từng loại tài sản cố định cụ thể cũng như toàn bộ tài sản cố định cần được sửa chữa trong năm.

Cần tiếp tục sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định theo định kỳ để kéo dài tuổi thọ của mạng lưới, thiết bị nhưng càn phải tính toán để tránh kéo dài thời gian sửa chữa lớn, sẽ có tác dụng tiết kiệm được chi phí và không làm tăng chi phí sửa chữa thường xuyên giữa các chu kỳ sửa chữa.

Đẩy mạnh vai trò của bộ phận quản lý, kế toán của Công ty đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Hiện nay các tài sản cố định của Công ty đang được thực hiện trích khấu hao theo quy định của tổng Công ty bưu chính Viễn thông Việt Nam. Hầu hết các loại tài sản cố định đang sử dụng tại Công ty đều có mức khấu hao theo thời gian tối thiểu theo quyết định sô 116/QĐ/BTC của Bộ Tài chính. Do đó đã góp phần làm tăng doanh thu của đơn vị song cũng làm tăng chi phí vốn đầu tư cho tài sản cố định. Song từ đó cũng là yếu tố quan trọng góp phần tăng lợi nhuận của Công ty và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Bộ phận quản lý, kế toán của Công ty - nơi đánh giá cuối cùng về hiệu quả tổng hợp sử dụng tài sản cố định phải tham gia ngay từ đầu khâu lập, trình kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất, sửa chữa, kế hoạch nhượng bán thanh lý tài sản cố định. Hàng năm định kỳ vào 31/12 tiến hành đánh giá tài sản cố định theo yêu cầu của Nhà nước hoặc yêu cầu của Bưu điện tỉnh để xác định đúng giá trị còn lại của tài sản cố định, tránh tình trạng xác định sai.

Bộ phận quản lý, kế toán của Công ty phải tiến hành kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý và sử dụng tài sản cố định trong nội bộ Công ty. tính toán kịp thời các khoản tiết kiệm do tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Có thể nói bộ phận quản lý, kế toán có một vai trò to lớn đối với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Vì bộ phận kế toán của Công ty càng phát huy vai trò to lớn đó, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

3.3. KIẾN NGHỊ

Để thực hiện thành công phương án đổi mới quản lý, khai thác, kinh doanh Bưu chính - Viễn thông trên địa bàn tỉnh của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, quản lý tốt, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, cần có một số biện pháp trước mắt và lâu dài đó là:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty viễn thông lào cai (Trang 66 - 70)