2.2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty viễn thông lào cai (Trang 37 - 52)

b. Cơ cấu tổ chức của Công ty viễn thông Lào Cai.

2.2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY

CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY

2.2.1.Tình hình tài sản cố định và nguồn vốn trang bị cho tài sản cố định của Công ty.

2.2.1.1-Tình hình nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định của Công ty.

Tài sản cố định được hình thành từ các nguồn khác nhau và mức độ đầu tư cho các bộ phận tài sản cố định cũng khác nhau. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, do tác động của một số nhân tố làm cho tài sản cố định biến đổi theo chiều hướng khác nhau. Sau đây ta sẽ tìm hiểu tài sản cố định của Công ty theo đặc điểm và cơ cấu của chúng.

Cơ cấu tài sản cố định của Công ty viễn thông được hình thành từ các nguồn chính gồm:

-Nguồn vốn Ngân sách cấp.

-Nguồn vốn tự bổ sung của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam.

-Nguồn tự bổ sung của đơn vị.

-Nguồn vay tập trung tại Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam.

-Nguồn vay Ngân hàng và Công ty Tài chính Bưu điện.

Cơ cấu nguồn hình thành tài sản cố định và sự biến động của các năm được phản ánh ở biểu 1.

Cơ cấu và nguồn hình thành tài sản cố định của Công ty trong ba năm ta thấy nguồn hình thành tài sản cố định của Công ty chủ yếu dựa trên nguồn vốn ngân sách cấp bình quân 3 năm chiếm tỷ lệ 22.7%.

Nguồn tự bổ sung của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam chiếm tỷ lệ 26.70%.

Nguồn tự bổ sung của đơn vị chiếm 25.5%.

Qua đó ta thấy đây là nguồn vốn hình thành TSCĐ là vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn này giúp Công ty chủ động trong việc đầu tư mua sắm, đổi mới thiết bị, công nghệ.

-Năm 2001. Nguồn vốn chủ sở hữu đầu tư vào cho TSCĐ chiếm 72%. Nguồn vốn vay chiếm 28%.

-Năm 2002. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 74.5%. Vốn vay chiếm 25.5%.

-Năm 2003: Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 79%. Vốn vay chiếm 21%.

Công ty Viễn thông là doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc, Thuộc tổng Công ty Bưu chính Viễn thông - Việt Nam. Ngoài nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ của ngân sách và Tổng Công ty cấp, Công ty đã chú trọng tới việc bổ sung nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ năm sau cao hơn năm trước nhằm chủ động mở rộng mạng lưới, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng và thay thế tài sản cố định phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Việc tăng cơ cấu vốn chủ sở hữu đầu tư cho TSCĐ của Công ty có ý nghĩa to lớn đó là chi phí vốn thấp, giảm thiểu các rủi ro và tăng lợi nhuận.

Nguồn vốn vay đầu tư cho TSCĐ hàng năm được giảm dần từ 25.87% năm 2001 xuống 19.28% năm 2003 Thể hiện sự chủ động đầu tư cho TSCĐ của Công ty bằng các nguồn vốn chủ sở hữu nhằm tiết kiệm chi phí giảm thiểu những rủi ro và những điều kiện tín dụng, thủ tục pháp lý và sự kiểm soát của các tổ chức tín dụng.

Do là một đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ Viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh. TSCĐ phải trang bị rất lớn cho các tuyến truyền dẫn nội tỉnh bằng thiết bị Viba kỹ thuật số, các cột ăng ten cao tự đứng, tổng đài điện tử kỹ thuật số. Các nhà trạm, các thiết bị khác như máy nổ phát điện, điều hoà không khí…Chiếm phần lớn TSCĐ. Còn lại đầu tư cho mạng cáp nội hạt. Các tuyến đường lên các trạm Viba trên đỉnh núi cao, ôtô phục vụ cho công tác xử lý ứng cứu thông tin.

Biểu 1: Cơ cấu và nguồn hình thành tài sản cố định

ĐVT: Tỷ đồng

Khoản mục Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng giá trị TSCĐ 40.50 100 57.60 100 76.50 100 1.Ngân sách 10.918 26.958 12.369 21.474 15.480 20.235

cấp 2.Tự bổ sung của TCT 9.874 24.308 15.886 27.57 9 21.512 28.120 3.Tự bổ sung của ĐV 8.403 20.748 14.526 25.219 23.450 30.654 4.Vay tập trung TCT 10.477 25.869 13.735 23.845 14.750 19.281 5.Vay NH, Cty TCBĐ 0.828 2.044 1.084 1.882 1.308 1.710

*Nguồn: Phòng kinh tế Công ty viễn thông Lào Cai

2.2.1.2-Tình hình tài sản cố định của Công ty

Qua bảng số liệu trên ta thấy Công ty đã sử dụng một lượng tài sản cố định tương đối lớn. Năm 2001 giá trị tài sản cố định Công ty sử dụng là 40,5 tỷ đồng. Năm 2002 là 57,6 tỷ đồng (bằng 142% so với năm trước). Năm 2003 là 76.5 tỷ đồng (bằng 132.8% so với năm trước).

-Phần vốn ngân sách cấp ở công ty trong ba năm chiếm tỷ lệ bình quân bằng 22.889% tổng giá trị tài sản cố định. Chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc, mua sắm tổng đài đầu tư mở rộng mạng cáp, nhà cửa. Vật kiến trúc của Công ty chủ yếu là trạm làm việc, lắp đặt thiết bị viễn thông, nguồn điện, tổng đài. Vật kiến trúc chủ yếu là các cột cao Viba có giá trị lớn.

- Phần nguồn vốn tự bổ sung của Tổng Công ty BC - VT: Trong ba năm chiếm tỷ trọng 26.693% tổng giá trị tài sản cố định của Công ty. Nguồn vốn này chủ yếu sử dụng cho việc mua sắm

tổng đài, thiết bị viễn thông, mạng cáp viễn thông nhà cửa vật kiến trúc, mua ô tô phục vụ công tác xử lý ứng cứu thông tin.

-Phần nguồn vốn tự bổ sung của đơn vị cho mua sắm tài sản cố định: Chiếm tỷ trọng 25.54%. Chủ yếu sử dụng đầu tư cho mạng lưới, thiết bị viễn thông, nhà trạm, đường lên trạm thông tin…

-Phần nguồn vốn vay tập trung tại Tổng Công ty BC - VT: Chiếm khoảng 23% tổng giá trị tài sản cố định chủ yếu đầu tư cho các vật kiến trúc (cột cao Viba), thiết bị viễn thông, tổng đài điện thoại…

-Phần nguồn vốn vay Ngân hàng và Công ty tài chính Bưu điện: Chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 1.87% tổng giá trị tài sản cố định chủ yếu sử dụng đầu tư vào mạng cáp điện thoại, nhà trạm thông tin, đường lên các trạm thông tin.

2.2.2.Quản lý tài sản cố định ở Công ty Viễn thông Lào Cai

Căn cứ quy chế tài chính của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 91/QĐ- KTTKTC-HĐQT ngày 07 tháng 0 năm 2000. Quy định: Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc (Bưu điện các tỉnh thành) được Tổng giám đốc giao quản lý tài sản, vốn phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ. Đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hiệu quả sử dụng tài sản, số vốn được giao.

Tổng giám đốc có thể bổ sung hoặc điều động vốn đã giao cho đơn vị đáp ứng yêu cầu kinh doanh, phục vụ của tổng Công ty.

Đơn vị được chủ động bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận sau thuế của đơn vị. Được sử dụng vốn và các quỹ của đơn vị để phục vụ kịp thời nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Trường hợp sử dụng vốn và quỹ khác mục đích quy định thì phải theo nguyên tắc hoàn trả. Việc đầu tư xây dựng phải chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước và Tổng Công ty.

Đơn vị được cho thuê, thế chấp, cầm cố nhượng bán tài sản do đơn vị quản lý để phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn, phát triển vốn và phân cấp của Tổng Công ty quy định. Đối với những tài sản như các tuyến truyền dẫn thông tin liên tỉnh, quốc tế. Các tổng đài trung tâm tỉnh, trung tâm vùng. Dây chuyền sản xuất chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Đơn vị chỉ được nhựng bán, cho thuê cầm cố, thế chấp sau khi được Tổng Công ty chấp nhận và được cơ quan quyết định thành lập đơn vị đồng ý bằng văn bản

-Những tài sản kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hư hỏng không thể phục hồi được, tài sản sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng, đơn vị thành viên trực tiếp quản lý sử dụng tài sản chủ động lập phương án thanh lý, nhượng bán, trình Tổng Công

ty quyết định. Khi thanh lý, đơn vị phải thành lập hội đồng đánh giá, thẩm định về mặt kỹ thuật, giá trị tài sản. Tài sản đem nhượng bán phải được đấu giá công khai. Nếu tài sản thanh lý dưới hình thức dỡ bỏ, huỷ, phải tổ chức hội đồng thanh lý do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

-Đối với những tài sản tuy giá trị sử dụng còn tốt nhưng không phù hợp với nhu cầu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh đã thu hồi đủ vốn hoặc chưa đủ vốn mà giá trị còn lại dưới 20 triệu đồng. Tổng giám đốc quyết định việc thanh lý và báo cáo Hội đồng quản trị. Nếu giá trị còn lại trên 20 triệu đồng Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phương án thanh lý.

-Phụ tùng, phế liệu thu hồi được từ tài sản thanh lý nếu sử dụng cho sản xuất kinh doanh của đơn vị phải được đánh giá lại giá trị. Giám đốc đơn vị quyết định giá trị tài sản thu hồi, nếu đem nhượng bán phải công khai và tổ chức đấu giá theo quy định của Nhà nước.

-Khoản chênh lệch giữa giá trị thu từ tài sản thanh lý ( kể cả giá trị phụ tùng, phế liệu để dùng cho sản xuất kinh doanh của đơn vị) khi nhượng bán, thanh lý tài sản với giá trị còn lại của tài sản và chi phí nhượng bán, thanh lý (nếu có) được hạch toán vào kết quả kinh doanh của đơn vị.

-Đơn vị thành viên Tổng Công ty (Bưu điện tỉnh) được Tổng Công ty phân cấp uỷ quyền quyết đinh nhượng bán thanh lý như sau:

+Tài sản cố định có nguyên giá dưới 100 triệu đồng đã khấu hao hết hoặc giá trị còn lại dưới 5 triệu đồng.

Trong thời gian 10 ngày sau khi thanh lý tài sản, đơn vị báo cáo Tổng giám đốc bằng văn bản.

Tổng Công ty thực hiện trích khấu hao tài sản cố định gồm cả tài sản của các đơn vị sự nghiệp theo quy định của Nhà nước. Toàn bộ khấu hao tài sản cố định thuộc vốn Nhà nước được để lại Tổng công ty để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho nhu cầu kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính. Khấu hao tài sản cố định của các đơn vị hạch toán phụ thuộc (trừ trường hợp tự vay, tự trả) sử dụng tập trung ở Tổng Công ty.

Việc sử dụng nguồn khấu hao để đầu tư xây dựng cơ bản phải tuân theo quy định của nhà nước về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

Các đơn vị hạch toán phụ thuộc được trích trước chi phí sửa chữa đối với tài sản cố định đặc thù gồm: Thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, nguồn điện, đường lên trạm thông tin. Mức trích hàng tháng bằng 0.5% nguyên giá tài sản cố định. Số trích chưa chi, được chuyển sang năm sau. Khi số dư trích trước chi phí sửa chữa bằng 15% nguyên giá của tài sản cố định thì không trích tiếp.

Được chủ động thay đổi cơ cấu vốn và tài sản của đơn vị theo yêu cầu kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn, tài sản. Việc đầu tư ra ngoài đơn vị phải tuân theo quy định của pháp luật và sự phân cấp, uỷ quyền của Tổng Công ty. Đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về hiệu quả đầu tư ra ngoài đơn vị, bảo toàn và phát triển số vốn đó. Cử người trực tiếp quản lý phân vốn góp của đơn vị tại các doanh nghiệp thu lợi nhuận từ phần vốn góp.

Đối với vốn, tài sản tổn thất đơn vị được xử lý theo sự phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc và theo quy định của pháp luật về các quyết định của mình. Sau khi sử lý đơn vị phải báo cáo bằng văn bản với tổng giám đốc. Khi xảy ra tổn thất (mất, hư hỏng, làm giảm giá trị tài sản) đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản thành lập hội đồng xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất lập phương án xử lý, báo cáo tổng giám đốc, tổng giám đốc báo cáo Hội đồng quản trị.

Nếu nguyên nhân do chủ quan của tập thể và cá nhân thì người gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị quyết định mức độ bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tổng công ty phân cấp việc xử lý tổn thất tài sản như sau:

- Uỷ quyền Tổng giám đốc quyết định mức bồi thường đối với tổn thất tài sản có giá trị 100 triệu đồng. Nếu giá trị tài sản tổn thất trên 100 triệu đồng, Tổng giám đốc quyết định từng trường

hợp cụ thể sau khi phương án xử lý đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.

- Giám đốc Bưu điện tỉnh thành trong Tổng công ty quyết định mức bồi thường đối với tổn thất tài sản có giá trị đến 30 triệu đồng. Việc uỷ quyền cụ thể cho Giám đốc từng đơn vị thành viên do Tổng giám đốc quyết định.

- Tài sản đã mua bảo hiểm khi tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

- Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên theo phân cấp xử lý tài sản bị tổn thất. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí bất thường trong kỳ.

- Những trường hợp tổn thất tài sản do thiên tai, dịch hoạ hoặc do nguyên nhân khách quan khác gây nên thiệt hại nghiêm trọng. Tổng công ty không thể khắc phục được thì Hội đồng quản trị lập phương án xử lý tổn thất trình cơ quan Tài chính. Khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan Tài chính quyết định phương án xử lý tổn thất hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Sau khi xử lý tổn thất, Tổng công ty và các đơn vị thành viên phải điều chỉnh lại sổ kế toán theo quyết địn xử lý và báo cáo cơ quan Tài chính.

- Thực hiện việc đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

+ Kiểm kê đánh gía lại tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu.

+ Dùng tài sản để góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần (khi đem tài sản đi góp vốn và khi nhận tài sản về)

Việc hạch toán các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm vốn Nhà nước do kiểm kê đánh gía lại tài sản được cơ quan Tài chính phê duyệt.

Khấu hao tài sản cố định là một yếu tố có liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn cố định. Việc trích đúng, đủ mức khấu hao theo quy định về công tác khấu hao sẽ góp phần phản ánh đúng thực chất hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Như chúng ta đã biết, trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản cố định, tài sản cố định luôn luôn bị hao mòn dưới hai hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giá trị hao mòn được dịch chuyển dần vào gía trị sản phẩm dịch vụ qua hình thức khấu hao. Sau khi sản phẩm dịch vụ được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹ thành quỹ khấu hao tài sản cố định. Quỹ khấu hao được dùng để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định (còn gọi là quỹ khấu hao cơ bản). Song trên thực tế, trong điều kiện tiến bộ của khoa học kỹ thuật quỹ khấu hao cơ bản vẫn có

khả năng tái sản xuất mở rộng tài sản cố định. Khả năng này có thể được thực hiện bằng cách Tổng công ty sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao được tích lũy hàng năm như một nguồn tài chính bổ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty viễn thông lào cai (Trang 37 - 52)