Đặc điểm hình thái thân cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây vương tùng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 43)

4.2.2.1. Cây tái sinh

-Cây tái sinh có hệ rễ cọc phát triển mạnh, vỏ rễ ngoài có màu đen hệ rễ bên phát triển bình thường.

-Phần thân non màu xanh, phủ một lớp lông màu hung hơi nâu, lông thường tập chung trên chồi non và cuống lá non.

- Lá kép lông chim lẻ gồm 5-9 lá chét có cuống dài 5-7mm, màu tía. - Trên cuống lá chét đôi khi có đốt, phiến lá hình trứng dài 4-6,5cm, rộng 1,8-3,8cm. Mặt trên màu xanh xám, mặt dưới xanh nhạt, có 6-8 đôi gân, gân lá lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, mép lá có răng cưa giả do túi tiết tinh dầu gợn lên.

Cây tái sinh từ hạt nhưng khả năng tái sinh là rất thấp do cá thể cây mẹ còn lại là rất ít.

4.2.2.2. Cây trưởng thành

Cây Vương tùng trưởng thành có độ cao trung bình từ 2-4m. Cây thường mọc thành bụi, thân cây nhẵn ít cành nhánh.

4.2.2.3. Đặc điểm cấu tạo hình thái lá -Lá cây trưởng thành

Lá cây Vương tùng là lá kép hình lông chim, mọc so le, dài 10-25 cm, có 3-9 lá chét. Lá chét hình mũi mác, dài 3,5-7,5 cm, rộng 1,5-3,5 cm, đầu lá thuôn hẹp tạo thành mũi nhọn, cuống lá dài 3-5 mm. Mặt trên phiến lá bóng, soi lên ánh sáng thấy rõ nhiều túi tiết tinh dầu. Mép lá nguyên, có nhiều túi tiết nằm sát mép lá trông như có răng cưa nhỏ. Ngọn cành và cuống lá non màu đỏ tím.

Hình 4.2: nh lá Vương tùng trưởng thành mt dưới và trên

Hình 4.3: nh cành lá Vương tùng trưởng thành Hình 4.4: nh chi non cây Vương tùng Hình 4.5: nh lá non cây Vương tùng

Bảng 4.3. Kích thước lá chét ở các vị trí khác nhau trên lá kép(cm)

Dưới lá kép Giữa lá kép Đỉnh lá kép

Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng

Lớn nhất 35 16 40 20 38 18,5

Nhỏ nhất 9 8 12 9,5 11 9

TB 24 10,5 29 13,25 27,2 12

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra.

Qua điều tra cho ta thấy lá chét ở cây trưởng thành có sự sai khác với lá chét của cây tái sinh, các lá chét phía dưới nhỏ nhất sau tăng dần, nhưng lên tới gần đỉnh lá kích thước giảm dần.

Cây trưởng thành: Lá chét hình mũi mác, dài 3,5-7,5 cm, rộng 1,5-3,5 cm, đầu lá thuôn hẹp tạo thành mũi nhọn, cuống lá dài 3-5 mm. Mặt trên phiến lá bóng, soi lên ánh sáng thấy rõ nhiều túi tiết tinh dầu. Mép lá nguyên, có nhiều túi tiết nằm sát mép lá trông như có răng cưa nhỏ.

Cây tái sinh: Trên cuống lá chét đôi khi có đốt, phiến lá hình trứng dài 4-6,5cm, rộng 1,4-3,4m. Mặt trên màu xanh xám, mặt dưới xanh nhạt, có 6-8 đôi gân, gân lá lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, mép lá có răng cưa giả do túi tiết tinh dầu gợn lên.

Kich thước lá chét khá lớn nên dễ dàng nhận biết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây vương tùng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 43)