Phương pháp sử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây vương tùng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 36 - 38)

3.3.3.1. Xử lý số liệu điều tra bằng cách sử lý mẫu đã được chụp ảnh và ghi chép lại qua quá trình ngoại nghiệp (lấy kết quả trung bình của 5-10 mẫu đã thu thập)

* Cách viết công thức tổ thành tái sinh.

- Cây có hệ số tổ thành >= 1 viết hệ số tổ thành trước sau đó viết kí hiệu tắt của loài.

- Cây có hệ số từ 0,5 trở lên đến < 1 viết dấu (+) trước kí hiệu viết tắt của loài.

- Cây có hệ số tổ thành < 0,5 trở xuống viết dấu (-) trước kí hiệu viết tắt của loài.

- Các loài khác nhỏ hơn cây trung bình chung ở phần kí hiệu các loài khác (LK).

3.3.3.2. Đánh giá tác động của con người đến hệ thực vật

Để đánh giá được tác động của con người tới hệ thực vật của khu bảo tồn, làm cơ sở cho việc tìm hiểu các nguyên nhân gây suy giảm tính đa dạng thực vật trên núi đá vôi và đề xuất các giải pháp bảo tồn thích hợp cho khu vực chúng tôi tiến hành các công tác:

+ Đánh giá tác động của con người lên các sinh cảnh rừng trên núi đá vôi. Bằng cách lập tuyến điều tra kết hợp với tuyến điều tra các loài thực vật, liệt kê tác động của các khu dân cư lên khu bảo tồn. Đánh giá các loại tác động:

- Xói mòn: mức nghiêm trọng của xói mòn rãnh, máng, khe nhỏ. - Ăn gặm: chiều cao của cây cỏ hoặc phần trăm đất trống.

- Chặt cây: tỷ lệ hoặc số lượng cây gỗ, cây bụi gỗ bị chặt hoặc cắt cành. - Động vật nuôi: số lượng hoặc số lần gặp động vật, phân của động vật nuôi.

- Đốt, phát rừng: kích thước khu vực bị đốt, trạng thái rừng, mức độ thiệt hại.

- Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ (động vật, thực vật). Mẫu bảng 3.9: (Phụ lục 2)

Thực hiện phỏng vấn 30 hộ gia đinh tại khu vực nghiên cứu + Phỏng vấn 20 hộ gia đình tại thôn Nà Dạ

+ Phỏng vấn 10 hộ gia đình tại thôn Bản Eng

Trong mỗi trường hợp, chúng ta tiến hành đánh giá mức nghiêm trọng của tác động bằng cách cho điểm theo thang từ 0 đến 3.

- 0: Không có tác động.

- 1: (>0 - 1) Tác động ít không liên tục.

- 2: (>1 - 2) Tác động nhiều chưa gây thiệt hại lớn.

- 3: (>2 - 3) Tác động nhiều, gây thiệt hại lớn và liên tục trong thời gian dài. Tính tổng “điểm tác động” cho mỗi tuyến trên mỗi “khoảng cách từ trung tâm làng” cho từng yếu tố và cho tất cả các yếu tố. Tính giá trị trung bình số liệu của mỗi khoảng cách từ tất cả các tuyến của một làng.

So sánh số liệu giữa các làng để tìm ra sự khác biệt. Sau đó, xác định nguyên nhân của sự khác biệt nếu có thể. Những nguyên nhân đó có thể cho ta những gợi ý có giá trị để xây dựng chương trình quản lý nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động của con người lên nguồn tài nguyên quý giá của Khu bảo tồn.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây vương tùng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 36 - 38)