Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây vương tùng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 31 - 36)

3.3.1.1. Phỏng vấn người dân

Để đánh giá và tìm hiểu sự hiểu biết và sử dụng các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn các đối tượng phỏng vấn. Tôi sử dụng công cụ PRA để đánh giá, những người được phỏng vấn gồm những người đã từng khai thác và sử dụng các loài cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong khu vực để sử dụng cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất cũng như để trao đổi và mua bán. Những người am hiểu các loài cây tại khu vực như các cụ già, các cán bộ tuần tra rừng, cán bộ Kiểm lâm trong khu bảo tồn (bảng phỏng vấn tại phụ lục 1).

3.3.1.2. Phương pháp lập điều tra theo tuyến

- Tuyến điều tra được lập từ chân lên tới đỉnh, đi qua các trạng thái rừng. Tiến hành lập 1 OTC đại diện cho các trạng thái rừng trong khu vực. Theo điều kiện thực tế tiến hành lập các tuyến điều tra theo 3 khu vực chính Nặm Thúng và Lũng Lỳ, Nặm Phiêng.

Trên tuyến điều tra đánh dấu toạ độ các loài quý hiếm. Các số liệu thu thập được ghi vào mẫu bảng:

Mẫu bảng 3.1: (Phụ lục 2)

- Loài cây sinh sống cùng loài Vương tùng đang điều tra trong 3 tuyến điều tra lập 16 OTC trên 3 tuyến: Nặm Thúng, Lũng Lỳ, Nặm Phiêng.

- Loài Vương tùng gần khu vực các loài cây khác:

Khi gặp loài cây trong đối tượng nghiên cứu, tiến hành đo đếm chi tiết các đặc điểm hình thái, để làm cơ sở cho việc nhận biết và phân loại loài cây

cần nghiên cứu với các loài cây khác. Các số liệu thu được ghi theo các mẫu bảng sau:

Mẫu bảng 3.2: (Phụ lục 2)

Tiến hành đo đếm kích thước dài, rộng của 100 lá ở các vị trí khác nhau: dưới tán, giữa tán, trên đỉnh, và mỗi vị trí chọn theo 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc trên 5 cây Vương tùng trưởng thành có D1.3 ≥ 6cm và 10 cây tái sinh. Lấy kết quả trung bình và mô tả các đặc điểm của lá ở từng vị trí như trong bảng sau:

Mẫu bảng 3.3: (Phụ lục 2)

3.3.1.3. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn (OTC)

Do địa hình khó khăn ở vùng núi nên chúng tôi không thể lập ô tiêu chuẩn theo một số hình cơ bản như hình chữ nhật 40 x 50m có diện tích 2000m2

Dựa vào bản đồ địa hình và bản đồ quản lý khu vực của cán bộ quản lý để xác định sơ bộ và thiết lập ô tiêu chuẩn.

Thực hiện điều tra theo 3 tuyến:

+ Tuyến 1: Khu vực Lũng Lỳ có địa hình dốc thấp ít đá lộ đầu nên số lượng OTC lập ở khu vực này là nhiều nhất.

+ Tuyến 2: Khu vực Nặm Thúng do địa hình dốc đá lộ đầu nhiều nên số lượng OTC lập được ở khu vực nay sẽ ít.

+ Tuyến 3: Khu vực Nặm Phiêng do địa hình dốc đá lộ đầu nhiều nên số lượng OTC lập được ở khu vực nay cũng sẽ ít.

Các ô tiêu chuẩn sẽ được thiết lập ở gần các tuyến tuần rừng (tuyến đường mòn) và tuyến khảo sát (cách đường tuần rừng 100m trở lên).

Điều tra các ô tiêu chuẩn điển hình để xác định về đặc tính sinh thái, tính đa dạng của thực vật nhất là đối với điều tra mật độ loài, mức độ thường gặp,...trong điều tra theo tuyến không thể hiện được các chỉ tiêu này.

Các OTC có diện tích 1000m2 (20m x 50m) đối với các trạng thái rừng có tầng cây cao (D≥ 6cm), chiều dài theo đường đồng mức của địa hình, OTC được chọn ngẫu nhiên và đại diện cho các khu vực khác nhau trong phạm vi nghiên cứu. Nơi địa hình dốc, tiến hành lập các OTC có diện tích nhỏ hơn (có thể 100-200m2

tích lớn, mỗi trạng thái rừng lập 1 OTC. Cứ 100m độ cao lập 1 OTC. Các chỉ tiêu đo đếm gồm:

+ Khu vực Lũng Lỳ lập 9 OTC + Khu vực Nặm Thúng lập 4 OTC + Khu vực Nặm Phiêng lập 3 OTC

Qua 3 tuyến thì cần lập 16 OTC để điều tra Mẫu bảng 3.4: (Phụ lục 2)

Mẫu bảng 3.5: (Phụ lục 2)

Đo độ tàn che tại 5 vị trí của OTC lấy độ tàn che của OTC bằng giá trị trung bình cộng của 5 điểm đo. Các điểm đo ở các vị trí khác nhau (Tại các điểm đo ô dạng bản).

* Điều tra tầng cây cao

Trong các OTC mô tả các chỉ tiêu: Vị trí, độ dốc, độ cao, hướng phơi, xác định tên loài cây, các chỉ tiêu sinh trưởng

- Đường kính ngang ngực (D1,3,cm) theo 2 hướng lấy trị số bình quân. - Chiều vao vút ngọn (Hvn, m) của cây rừng được xác định từ gốc tới đỉnh sinh trưởng của cây.

Mẫu bảng 3.6: (Phụ lục 2)

+ Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng - Tổ thành tầng cây gỗ

Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tùy thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần loài hay rừng hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học cũng khác nhau.

Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ cần sử dụng mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI) tính theo công thức:

3

(%) Ai Di RFi

IVIi = + +

Trong đó:

IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỉ lệ tổ thành) của loài thứ i Ai là độ phong phú tương đối của loài thứ i

100 (%) 1 × = ∑ = S i Ni Ni Ai (3-2) Trong đó: - Ni là số cá thể loài thứ i - s là số loài trong quần hợp

Di là độ ưu thế tương đối của loài thứ i 100 1 × = ∑ − S i Gi Gi Di (3-3) Trong đó:

- Gi là tiết diện thân của loài thứ i Gi(cm2)= 2 2       ∑ π Di (3-4) Trong đó:

- Di là đường kính 1,3m (D1.3) của loài cây thứ i

- RFi là tần xuất xuất hiện tương đối của loài cây thứ i

RFi(%)= 100 1 × ∑ = S i i i F F (3-5) Trong đó:

- Fi là tần xuất xuất hiện của loài thứ i

- Fi=(Số lượng các ô mẫu có loài thứ i xuất hiện/Tổng số ô mẫu nghiên cứu)*100

Theo đó những loài cây chỉ có số IVI≥5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1987) trong một lâm phần nhóm cây chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là loài ưu thế. Trong đề tài chủ yếu đề cập tới loài cây Vương

tùng nên loài cây này có xuất hiện và có chỉ số nhỏ cũng vẫn được đưa vào công thức để so sánh.

* Điều tra cây tái sinh

Đo đếm cây tái sinh nhằm mục đích đánh giá diễn biến tự nhiên của rừng trong tương lai, cây tái sinh được đo đếm trong các ô dạng bản với số lượng 5 ô. 4 ô bốn góc, 1 ô ở giữa, diện tích mỗi ô 25m2 (5 x 5m). Thống kê tất cả các cây tái sinh vào phiếu điều tra theo mẫu bảng sau:

Mẫu bảng 3.7: (Phụ lục 2)

+ Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng - Tổ thành cây tái sinh

Khóa luận xác định tổ thành tái sinh rừng theo số cây, hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức:

K = Ni/N X 10 (3-6)

Trong đó:

Ki: Hệ số thổ thành loài thứ i Ni: Số cây của loài thứ i N: Tổng số cây của OTC 10: Là hệ số

- Mật độ cây tái sinh

Mật độ cây tái sinh được tính theo công thức

N/ha = n/Sdt x 10.000 (3-7)

Trong đó:

Sdt: Diện tích các ODB điều tra cây tái sinh (m2 ) n: Là số lượng cây tái sinh điều tra được

- Chất lượng cây tái sinh

Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng: tốt, trung bình, xấu, đồng thời xác định tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng (cây triển vọng là những cây sinh trưởng tốt, đã vượt qua được lớp cây bụi và có khả năng tham gia vào cấu trúc tầng tán của rừng. Khóa luận chọn những cây triển vọng là những cây có chiều cao > 2m sinh trưởng tốt)

* Điều tra cây bụi thảm tươi

Đo đếm cây bụi thảm tươi nhằm mục đích đánh giá diễn biến tự nhiên của rừng trong tương lai, cây bụi thảm tươi được đo đếm trong các ô dạng bản với số lượng 5 ô, 4 ô bốn góc, 1 ô ở giữa, diện tích mỗi ô 25m2

(5 x 5m).

Điều tra phẫu diện đất

- Trước khi đào cần chọn vị trí, đánh dấu và số thứ tự lên bản đồ.

- Hướng phẫu diện quay dọc theo hướng đông tây, mặt thành phẫu diện khảo sát phải hướng về phía mặt trời.

- Đối diện với mặt phẫu diện là các bậc để lên xuống.

- Kích thước phẫu diện tùy thuộc vào mục đích của các phẫu diện định đào. Chọn vị trí, đánh dấu và số thứ tự lên bản đồ.

- Chiều rộng phẫu diện khoảng 0,80 - 0,9 m, chiều dài khoảng 1,20 - 1,50 m. Chiều sâu thì tùy đối tượng mà quy định.

- Đất đào lên phải đổ hai bên phẫu diện, đất trên mặt để riêng một bên. Sau khi mô tả và lấy mẫu xong nên lắp lại theo trạng thái cũ.

- Không được đứng giẫm ở phía trên bề mặt khảo sát vì sẽ làm mất đi trạng thái tự nhiên của đất, hủy hoại cây cỏ, cũng không được đổ đất trên đấy vì chúng ta còn phải quan sát thực bì và đặt các thí nghiệm về lý tính nếu cần.

Mẫu bảng 3.8: (Phụ lục 2)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây vương tùng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)