Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây vương tùng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 27)

2.3.1.1. Vị trí địa lý

KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc có diện tích là: 1.788 ha, diện tích vùng đệm 7.508ha. Diện tích rừng tự nhiên chiếm trên 92% tổng diện tích KBT, diện tích rừng ở đây chủ yếu nằm trên núi đá. KBT Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc nằm chủ yếu trên địa phận các xã Bản Thi, Xuân Lạc, Đồng Lạc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ địa lý 220o

17’- 22o19’ và 105o28’-105o33’E.

- Phía Bắc giáp thôn Bản Eng và Bản Tưn xã Xuân Lạc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Tây giáp xã Thanh Tương và Vĩnh Yên huyện Na Hang, tỉnh tuyên Quang.

- Phía Đông giáp Thôn Cốc Tộc xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Nam giáp thôn Phia Khao, thôn Khuổi Kẹn xã Bản Thi - Chợ Đồn - Bắc Kạn.

KBT cách trung tâm thị trấn Bằng Lũng huyện Chợ Đồn 35km về phía Bắc, giao thông đi lại khó khăn. Đây là khu rừng còn tương đối nguyên vẹn với hệ sinh thái đa dạng, phong phú và nối liền với KBT thiên nhiên Na Hang (Tuyên Quang). KBT nằm trên diện tích của xã Xuân Lạc và giáp với xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .

2.3.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn.

* Khí hậu: Theo số liệu khí hậu thuỷ văn của huyện Chợ Đồn thì khu vực xã Xuân Lạc và xã Bản Thi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20,100C; nhiệt độ trung bình cao nhất 26,70C vào tháng 7; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,50

- Lượng mưa trung bình là 153mm phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tập trung vào tháng 6, 7 lên tới 340 mm.

* Thuỷ văn: Trong khu vực có một con suối chính bắt nguồn từ xã Vĩnh

Yên huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang chảy theo hướng Tây - Bắc, qua các thôn Nà Dạ, Bản Eng, Bản Tưn, Bản Ó và Tà Han của xã Xuân Lạc rồi đổ ra Hồ Ba Bể với chiều dài suối dài khoảng 9km, thường có nước quanh năm nhưng về mùa đông thì mực nước thấp hơn. Ngoài ra còn nhiều khe suối nhỏ bắt nguồn từ các đỉnh núi cao đổ xuống suối Tà Han.

2.3.1.3. Đặc điểm địa hình

KBT loài sinh cảnh Nam Xuân Lạc có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, chủ yếu là rừng trên núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam, với độ cao trung bình từ 400m đến 800m so với mực nước biển, đỉnh Tam Sao cao nhất 1.159m, đi lại khó khăn và chia thành 2 vùng rõ rệt:

- Vùng núi đá: Đây là vùng rừng phân bố tập trung trên núi đá vôi, nơi có địa hình phức tạp, gồm nhiều đỉnh núi cao, dốc lớn từ 25 ÷ 300, có nơi đến 450, đường đi lại khó khăn, tài nguyên rừng khu vực này nhìn chung đã bị tác động bởi người dân địa phương.

- Vùng núi đất: Nằm tập trung ở các thung lũng giữa các đỉnh núi cao, độ cao trung bình từ 400 ÷ 600m, vùng này có tiềm năng để phát triển nông - lâm nghiệp.

Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Xuân Lạc năm 2009

TT Các loại đất đai Đơn vị (ha)

Tổng diện tích tự nhiên 8.421,13

I Đất Nông Lâm Nghiệp 5.025,2

1 Đất trồng cây hàng năm 389,65

2 Đất trồng lúa 124,49

3 Đất Lâm nghiệp 4.498,42

4 Đất nuôi trồng thủy sản 2,94

II Đất phi Nông nghiệp 424,35

1 Đất ở nông thôn 6,92

2 Đất chuyên dụng 351,12

3 Đất khác 66,31

III Đất chưa sử dụng 2.971,85

(Nguồn: Báo cáo tham vấn xã hội KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam)

2.3.1.4. Đặc điểm hệđộng thực vật * Về thực vật

KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc là hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm cận nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam có giá trị bảo tồn cao. Tại đây có nhiều loài cây gỗ quý, các loại cây có giá trị dược liệu, các loài đặc hữu như: Các loài gỗ quý Thông pà cò (Pinus kwangtungensis) Thường tập trung trên các đỉnh núi KBT, Chò đãi (Annamocarya sinensis) thường tập trung dọc các khe suối ẩm và thung lũng, Vương tùng (Murraya galabra

(Guillaum.), Nghiến (Excentrodendron tonkinense) là loài đặc hữu của miền Bắc Việt Nam và miền Nam của Trung Quốc[3].

* Về động vật

Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ của tổ chức BirdLife năm 2000 đã ghi nhận tổng số 373 loài động vật thuộc 70 họ, 22 bộ, 5 lớp trong đó 34 loài thú (có 8 loài Dơi), 159 loài chim, 19 loài bò sát, 14 loài ếch nhái và 150 loài bướm ở khu vực Nam Xuân Lạc. Trong đó có 20 loài quý hiếm bao gồm 9 loài thú, 1 loài chim, 9 loài bò sát và 1 loài ếch nhái. Có 11 loài bị đe dọa cấp toàn cầu ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2000) gồm 3 loài bậc EN, 4 loài bậc VU, 2 loài bậc LR/nt và 2 loài bậc DD. Các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trong KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc được liệt kê một số trong các loài này có thể không còn tồn tại. Đặc biệt, hệ động vật đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong những năm gần đây do nạn khai thác gỗ, săn bắn động vật hoang dã trái phép trong KBT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây vương tùng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)