Tình hình sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Vương tùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây vương tùng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 40)

4.1.1. Tình hình s dng loài cây Vương tùng

Do là loài thuốc quý củ và rễ dùng để chữa nhiều loại bệnh nên bị người dân khai thác quá mức lấy để trị bệnh hay để bán. Tính đến thời điểm điều tra, chỉ còn rất ít các cá thể mọc đơn lẻ. Vì vậy, cần có biện pháp bảo vệ các cá thể còn sót lại cũng như tiến hành ươm giống, gây trồng để không mất đi nguồn gen quý.

Người dân trong xã dùng rễ và lá Vương tùng với tính chất một vị thuốc có vị đắng, hơi cay và mát, dùng trong những trường hợp cảm mạo, sốt rét, trừ thấp tiêu thũng, đau khớp. Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc.

Hiện nay còn dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu để chế thuốc xoa cảm cúm, đau bụng. Gần đây, ngoài những công dụng trên, người dân đã cất tinh dầu củ khỉ để dùng phối hợp với một số tinh dầu khác như bạc hà, khuynh diệp; Chế dầu xoa bóp, dầu uống chữa cảm mạo, đau nhức. Hiện nay, người ta mới thấy Vương tùng sống tự nhiên ở những vùng có núi đá vôi, việc trồng và phát triển cũng chậm so với những nguồn nguyên liệu khác.

Bảng 4.1. Một số đặc điểm về sử dụng loài cây Vương tùng của người dân địa phương

STT Đối tượng Có(số phiếu) Tỷ lệ có % Ghi chú

1 Gây trồng 0 0 Khai thác lá, rễ làm

thuốc và triết xuất tinh dầu bán lấy tiền.

2 Bán 27 90

3 Bán và dùng 03 10

Qua phỏng vấn ta còn biết thêm được nhiều thông tin có giá trị. Từ năm 1970 trở về trước, khi rừng còn khá nguyên vẹn do người dân còn thưa thớt, việc thu mua còn ít do hiểu biết chưa cao, tuy nhiên việc khai thác vẫn diễn

ra. Những năm gần đây, vì biết được giá trị cây Vương tùng cho tinh dầu từ rễ và lá nên bị khai thác triệt để để bán và sử dụng, do vậy số lượng cây Vương tùng giảm rất nhanh.

4.1.2. S hiu biết ca người dân v cây Vương tùng

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc là nơi hiện đang có rất nhiều loài quý hiếm cả trong và ngoài nước. Mặc dù vậy do sự hiểu biết còn hạn chế của người dân và sự quản lý lỏng lẻo của lực lượng chức năng nên tình trạng chặt phá rừng, khai thác các lâm sản ngoài gỗ trong khu bảo tồn vẫn diễn ra khá nhiều làm cho nhiều loài cây đang đứng trước nguy cơ biến mất tại khu bảo tồn. Trong nhân dân ta luôn tồn tại một kho tàng kiến thức vô giá mà mỗi chúng ta không ai có thể biết hết được, đó chính là “ kiến thức bản địa”. Đây chính là kho tàng kiến thức đã được nhân dân ta đúc kết và lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Kiến thức bản địa có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu vùng sa. Nét đặc thù sống gần rừng và sống dựa vào rừng giúp các cộng đồng dân tộc có một hệ thống kiến thức và kinh nghiệm sản xuất vô cùng phong phú trong việc bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng. Nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn Nam Xuân Lạc người dân ba khu vực Nặm Thúng, Lũng Lỳ và Nặm Phiêng là những người có kinh nghiệm trong việc tìm hiểu về cây Vương tùng trong khu bảo tồn.

Người dân trong vùng dùng rễ và lá Vương tùng với tính chất một vị thuốc có vị đắng, hơi cay và mát. Dùng trong những trường hợp cảm mạo, sốt rét, trừ thấp, tiêu thũng, đau khớp. Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc. Ngoài ra, người ta còn dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu để chế thuốc xoa trị cảm cúm, đau bụng. Gần đây, ngoài những công dụng trên, nhân dân một số nơi ở nước ta đã cất tinh dầu Vương tùng để dùng phối hợp với một số tinh dầu khác như bạc hà, khuynh diệp chế dầu xoa bóp, dầu uống chữa cảm mạo, đau nhức.

Bảng 4.2. Thống kê sự hiểu biết của người dân về loài cây Vương tùng

Tên Việt Nam Vương tùng

Tên địa phương Cơm nguội, Củ khỉ, Nguyệt quế nhẵn, Nhâm hôi

Công dụng Khai thác chủ yếu để làm củi, lá làm thuốc chữa cảm cúm, đau nhức; rễ chữa bệnh tê thấp.

Nơi sống Núi cao, có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu.

Đặc điểm nổi bật Cây gỗ nhỏ cao 1-2m, đặc biệt có thể cao tới 3-4m, thường mọc thành bụi ở rừng núi đá.

Bộ phận sử dụng Khai thác thân làm củi, rễ và lá Vương tùng với tính chất một vị thuốc có vị đắng, hơi cay và mát. Dùng trong những trường hợp cảm mạo, sốt rét, trừ thấp, tiêu thũng, đau khớp

Kinh nghiệm gây trồng Gây trồng từ hạt Tình trạng trước đây

và hiện nay

Trước thì còn rất nhiều loài cây quý hiếm và nhiều loài dược liệu quý nên cây Vương tùng ít được để ý nhưng hiện nay do công dụng mà rễ và lá cây Vương tùng mang lại mà cây Vương tùng được để ý hơn, do khai thác quá nhiều nên số lượng cây Vương tùng còn lại tại KBT là khá ít.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây vương tùng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)