• . Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung và đặc điểm của bài học.
Mục tiêu là các yêu cầu chung của bài học hóa học, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ. Để xác định được các mục tiêu trên, GV cần:
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, ngoài ra phải tham khảo thêm sách hướng dẫn GV, chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các tài liệu liên quan.
liên kết cả chương trình, vì vậy việc xem xét vị trí của bài học trong chương giúp GV có cái nhìn tổng thể, từ đó dễ dàng đặt ra hệ thống các mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện.
- Mục tiêu là thước đo để đánh giá thành tích học tập của HS. GV xác định mục tiêu càng cụ thể thì việc kiểm tra, đánh giá càng thuận lợi.
• . Bước 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy học.
Xây dựng kế hoạch bài dạy học (căn cứ vào chương trình môn hoá học, nhiệm vụ của chương, bài và đặc điểm trang thiết bị dạy học, trình độ học sinh…). Kế hoạch bài dạy học phải có:
- Xác định rõ mục đích yêu cầu của tiết học.
- Xác định những kiến thức cơ bản mà học sinh phải nắm vững trong tiết học. - Chuẩn bị của thầy và trò : Bao gồm cả việc tìm tư liệu bài dạy trên Internet như tư liệu viết, tranh ảnh, phim tư liệu, băng ghi âm có liên quan đến kiến thức cơ bản đã được xác định. Chuẩn bị phòng, máy tính, máy chiếu.
- Phương pháp và phương tiện dạy học.
• . Bước 3: Tìm thông tin liên quan (chuyện kể, hình vẽ truy cập trên mạng).
Xây dựng và tìm kiếm các tư liệu hỗ trợ bài giảng, khai thác tư liệu trên internet:
- Tư liệu hình ảnh, âm thanh, thông tin bổ sung.
- Tư liệu mô phỏng sản xuất Hoá học, các quá trình tự nhiên, các cơ chế của phản ứng hữu cơ.
- Các video thí nghiệm, chú ý các thí nghiệm độc hại, nguy hiểm, các phản ứng xảy ra quá nhanh hay quá chậm..
• . Bước 4: Xây dựng bài trình diễn.
• . Bước 5: Kiểm tra toàn bộ giáo án điện tử và ghi lại tập tin lên CD để dễ lưu trữ và sử dụng trên lớp.
• . Bước 6: Thử nghiệm.
• . Bước 7: Xin ý kiến chuyên gia và đồng nghiệp.