Giáo án bài “ANKAN: ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH

Một phần của tài liệu thiết kế giáo án điện tử phần hiđrocacbon lớp 11 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 71)

PHÁP I/.MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

HS biết:

- Sự hình thành liên kết và cấu trúc không gian của ankan.

- Gọi tên các ankan với mạch chính không quá 10 nguyên tử cacbon.

HS vận dụng biết viết các đồng phân và một số CTPT đồng đẳng của ankan.

2. Về kĩ năng

- HS viết được CTPT, CTCT của các ankan.

3. Trọng tâm

Đặc điểm cấu trúc phân tử của ankan, đồng phân của ankan và tên gọi tương ứng.

II/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thuyết trình, sử dụng bài tập, …

- Sử dụng giáo án điện tử với mô hình động mô phỏng các phân tử ankan. Từ đó giúp HS phân biệt rõ các đồng phân ankan, giúp HS sử dụng danh pháp ankan chính xác.

III/.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. GIÁO VIÊN

- Máy tính, máy chiếu.

- Giáo án điện tử, các phiếu học tập, phóng to bảng 5.1 (SGK).

2. HỌC SINH

- SGK.

- Đọc bài trước ở nhà.

SLIDE

1

2

3

4

NỘI DUNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Vào bài

− GV giới thiệu bài mới.

− GV gợi ý cho HS nhớ kiến thức cũ: “Em hãy cho biết các loại hiđrocacbon mà em biết?”

− HS trả lời: “Có 3 loại hiđrocacbon là hiđrocacbon no, không no và thơm”.

− GV mở slide 1 giới thiệu bài mới.  Hoạt động 2: Tìm hiểu dãy đồng đẳng của ankan

− GV gợi nhớ: “Em hãy nhắc lại khái niệm đồng đẳng” và mở slide 2.

− HS trả lời: “Đồng đẳng là những hợp chất có thành phần hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2

nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau”.

− GV đặt vấn đề: “Em có thể viết CTPT của một số chất thuộc dãy đồng đẳng của CH4 rồi suy ra CT chung và khái niệm dãy đồng đẳng của metan?”. Sau đó GV mở slide 3 để nhấn mạnh CT chung của ankan.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các đồng phân của ankan

− GV mở slide 4 và giới thiệu cách viết đồng phân của ankan. Đồng thời gợi nhớ HS về các dạng mạch cacbon và hóa trị của cacbon để điền hiđro cho đúng.

5

6

7

8

− GV mở slide 5 và hướng dẫn HS viết CTCT các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan.

− Sau đó, GV hỏi: “Em có nhận xét gì về loại đồng phân của ankan?”

− HS trả lời: “Ankan có đồng phân cấu tạo mạch cacbon”.

− GV mở slide 6 và đánh số thứ tự theo chữ số La Mã chỉ bậc của nguyên tử cacbon trong các CTCT trong ví dụ.

− HS rút ra khái niệm bậc nguyên tử cacbon, khái niệm ankan phân nhánh và ankan không phân nhánh.

Hoạt động 4: Tìm hiểu danh pháp của ankan

− GV mở slide 7 để giới thiệu cách gọi tên 10 ankan không phân nhánh đầu tiên trong dãy đồng đẳng của metan và tên các gốc ankyl tương ứng.

− GV cho HS luyện tập ngược lại: Từ CTCT suy ra tên gọi và nhấn mạnh cho HS đặc điểm tên ankan có đuôi –an, tên gốc ankyl có đuôi –yl với slide 8.

9

10

11

− GV mở slide 9 và hướng dẫn HS cách gọi tên ankan có nhánh theo các bước:

+ Bước 1: Chọn mạch chính là mạch dài nhất và chứ nhiều nhánh nhất.

+ Bước 2: Đánh số thứ tự các nguyên tử cacbon trên mạch chính bắt đầu từ phía phân nhánh sớm hơn.

+ Bước 3: Đọc tên theo công thức: Số chỉ vị trí nhánh–Tên nhánh Tên mạch chính an.

− GV lưu ý HS:

+ Nếu có nhiều nhánh giống nhau thì phải sử dụng số đếm: 2 (đi), 3 (tri), 4 (tetra), …

+ Nếu có nhiều nhánh khác nhau thì ưu tiên theo thứ tự a, b, c.

+ Giữa số và số phải có dấu phẩy. + Giữa số và chữ phải có dấu gạch ngang.

− GV mở slide 10 và gọi HS đọc tên theo một số công thức làm ví dụ: CH3 CH CH2 CH3 CH3 2–metylbutan CH3 C CH2 CH3 CH3 CH3 2,2–đimetylbutan  Hoạt động 5: Củng cố bài − GV mở slide 11 và củng cố bài: + GV gọi HS nhắc lại công thức chung của ankan.

+ GV gợi nhắc HS về đồng phân mạch cacbon trong ankan.

+ GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc gọi tên ankan.

12 13 14 15 − GV mở slide 12 để HS làm bài tập củng cố bài học.

− GV hỏi: Công thức chung của ankan là A. CnH2n(n ≥ 1). B. CnH2n+1 (n ≥ 1). C. CnH2n+2 (n ≥ 1). D. CnH2n – 2 (n ≥ 1). − Đáp án: C. − GV mở slide 13 để HS làm bài tập củng cố bài học.

− GV hỏi: Cho ankan có CTPT C6H14, ankan này có số lượng đồng phân cấu tạo là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. − Đáp án: C. − GV mở slide 14 để HS làm bài tập củng cố bài học.

− GV hỏi: Ankan X có CTCT thu gọn là CH3–CH(C2H5)2. Tên gọi theo IUPAC của X là

A. 2–etylbutan. B. 3–metylpentan. C. 3–etylbutan. D. 2–metylpentan. − Đáp án: B. − GV dặn dò HS: + Học bài. + Làm bài tập trong SGK.

2.4.3. Giáo án bài “LUYỆN TẬP ANKAN VÀ XICLOANKAN I/.MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

HS biết: Sự tương tự và sự khác biệt về tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng giữa ankan với xicloankan.

HS hiểu: Cấu trúc, dánh pháp ankan và xicloankan.

2. Về kĩ năng

HS rèn kĩ năng nhận xét, so sánh 2 loại ankan và xicloankan.

II/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan, sử dụng bài tập, … cùng với giáo án điện tử.

Đây là một bài luyện tập nên trước khi giao bài tập cho HS, GV cần ôn tập lại những kiến thức cần nắm vững về ankan và xicloankan. Thông qua việc luyện tập bằng trò chơi, tiết học sẽ gây hứng thú hơn rất nhiều.

III/.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. GIÁO VIÊN

- Máy tính, máy chiếu. - Giáo án điện tử. - Các phiếu học tập. - Bảng phụ. - Phần thưởng. 2. HỌC SINH SGK. IV/.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

SLIDE

1

2

3

NỘI DUNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức cần nắm vững

− GV đàm thoại với HS về các kiến thức cần nắm vững của ankan và xicloankan.

Hoạt động 2: Ôn tập thông qua các câu hỏi trắc nghiệm

− GV hướng dẫn HS chia thành 3 nhóm để tham gia trò chơi.

− GV thông báo cách chơi cụ thể. Mỗi nhóm lần lượt sẽ được chọn 1 câu hỏi bất kì trong 15 câu. Nhóm chọn câu hỏi sẽ được ưu tiên trả lời trước. Nếu đúng sẽ được tính 1 điểm, nếu sai thì các nhóm còn lại sẽ tham gia trả lời tiếp theo bằng hình thức giơ bảng, đúng được cộng 1 điểm.

− Sau 15 câu hỏi, nhón nào được nhiều điểm nhất sẽ có phần thưởng.

− Sau khi các nhóm đã hiểu luật chơi. GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi.

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng. B. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế.

C. Mọi xicloankan đều có khả năng tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng.

4 5 6 7 tham gia phản ứng cộng mở vòng.  Đáp án: D.

Câu 2: Khi sục khí xiclopropan vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây? A. Màu dung dịch không đổi. B. Màu dung dịch đậm lên. C. Màu dung dịch bị nhạt dần. D. Màu dung dịch từ không màu chuyển thành nâu đỏ.

 Đáp án: C.

Câu 3: Xicloankan đơn vòng X có tỉ khối so với nitơ bằng 2. CTPT của X là: A. C3H6. B. C4H8. C. C5H10. D. C6H12.  Đáp án: B.

Câu 4: Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau:

A. Ankan là hiđrocacbon no, mạch hở. [ ]

B. Ankan có thể bị tách hiđro thành anken. [ ]

C. Crăckinh ankan thu được hỗn hợp các ankan. [ ]

 Đáp án: A [Đ], B [Đ], C [S].

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,45 g ankan X thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). CTPT của X là A. C3H8. B. C4H10. C. C5H12. D. C6H14.  Đáp an: B.

8

9

10

11

Câu 6: Hợp chất dưới đây tên là gì? A. 1–etyl–4,5– đimetylxiclohexan. B. 1–etyl–3,4– đimetylxiclohexan. C. 1,2–đimetyl–4– etylxiclohexan. D. 4–etyl–1,2– đimetylxiclohexan.  Đáp án: D.

Câu 7: Khi cho xiclopentan tác dụng với clo trong điều kiện chiếu sáng có thể thu được mấy dẫn xuất monoclo? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Đáp án: D.

Câu 8: Oxi hóa hoàn toàn 0,56 lít (đktc) xicloankan X thu được 3,3 g khí CO2. CTPT của X là A. C3H6. B. C4H8. C. C5H10. D. C6H12.  Đáp án: A.

Câu 9: Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau:

A. Phản ứng của clo với ankan tạo thành ankyl clorua thuộc loại phản ứng thế. [ ]

B. Ankan có nhiều trong dầu mỏ. [] C. Khi đun nóng mạnh, propan bị tách hiđro chuyển thành

12 13 14 xicloankan. [ ]  Đáp án: A [Đ], B [Đ], C [S]. − Câu 10: Ankan X có CTPT

C5H10 khi tác dụng với clo tạo thành 4 dẫn xuất monoclo. Tên của X là A. pentan. B. isopentan. C. neopentan. D. 2,2–đimetylpropan.  Đáp án: B.

Câu 11: Nhiệt phân metan ở 1500oC rồi làm lạnh nhanh thu được sản phẩm chính là A. C2H2. B. C2H4. C. C3H6. D. C3H8.  Đáp án: A.

Câu 12: Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau: A. Xicloankan là một loại hiđrocacbon mạch vòng. [ ] B. Hiđrocacbon mạch vòng là xicloankan. [ ] C. CTPT của monoxicloankan là (CH2)n. [ ]  Đáp án: A [Đ], B [S], C [Đ].

15

16

17

18

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 2,04 g hỗn hợp hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 3,24 g nước. CTPT của hai ankan là A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.  Đáp án: C. − Câu 14: C5H10 có số lượng đồng phân mạch vòng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.  Đáp án: D.

Câu 15: Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau: A. CTPT của monoxicloankan là CnH2n. [ ] B. 6 nguyên tử C ở xiclohexan cùng nằm trên 1 mặt phẳng. [ ] C. 6 nguyên tử C ở xiclohexan không cùng nằm trên 1 mặt phẳng. [ ]  Đáp án: A [Đ], B [S], C [Đ].  Hoạt động 3: Dặn dò − GV dặn dò HS: + Ôn bài. + Làm các bài tập trong SGK.

2.4.3. Giáo án bài “ANKEN: TÍNH CHẤT, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG I/.MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

HS biết:

- Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của anken.

- Phản ứng hóa học, phương pháp điều chế và một số ứng dụng của anken. HS hiểu:

Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng của anken là do cấu tạo phân tử anken có liên kết π kém bền và cơ chế phản ứng cộng axit vào anken.

2. Về kĩ năng

HS rèn kĩ năng viết phương trình hóa học và các dạng toán anken.

3. Trọng tâm

Tính chất hóa học và phương pháp điều chế anken.

II/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Sử dụng giáo án điện tử theo hướng tích cực với các phim thí nghiệm mô phỏng các tính chất hóa học của anken. Ngoài các thí nghiệm hóa học có thể thực hiện trực tiếp trong lớp như phản ứng của anken với dung dịch brom, dung dịch KMnO4, … thì có những phản ứng khó thực hiện trong lớp như phản ứng trùng hợp. Do đó, với phim thí nghiệm mô phỏng cơ chế của phản ứng trùng hợp, HS sẽ tiếp thu vấn đề một cách rõ ràng hơn.

III/.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. GIÁO VIÊN

- Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử, các phiếu học tập. - Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm. - Hóa chất: H2SO4 đặc, C2H5OH, cát sạch, dung dịch: KMnO4, Br2.

2. HỌC SINH

SGK.

SLIDE

1

2

3

NỘI DUNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

− GV gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ.  Hoạt động 1: Vào bài

− GV gợi ý: “Tiết học trước chúng ta đã học về đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của anken, hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu tiếp tính chất, cách điều chế và ứng dụng của anken”, và mở slide 1.  Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của anken

− GV hướng dẫn HS nghiên cứu sgk và rút ra nhận xét như trong slide 2:

 Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của anken không khác nhiều so với ankan tương ứng và thường nhỏ hơn so với xicloankan có cùng số nguyên tử cacbon.

 Trạng thái: anken từ C2 đến C4 là chất khí.

 Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng theo phân tử khối.

 Các anken đều nhẹ hơn nước.

 Các anken không có màu và hầu như không tan trong nước.  Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của anken

− GV đàm thoại với HS để phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử anken, dự đoán trung tâm phản ứng và mở slide 3:

 Liên kết đôi C=C là trung tâm phản ứng.

4

5

6

7

anken kém bền vững nên trong phản ứng dễ bị đứt ra để tạo thành liên kết σ với các nguyên tử khác.

− GV gợi ý HS viết phương trình phản ứng của etilen với H2 (đã biết ở lớp 9), từ đó viết phương trình hóa học của phản ứng anken cộng H2 ở dạng tổng quát như trọng slide 4.

− GV mở slide 5 và hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng anken cộng với halogen.

− GV lưu ý HS phản ứng cộng halogen còn gọi là phản ứng halogen hóa và anken làm mất màu dung dịch brom. Sau đó GV mở slide 6 và làm thí nghiệm biểu diễn cho HS quan sát.

− GV gợi ý để HS viết phương trình phản ứng của anken với hiđro halogen (HCl, HBr, HI), axit H2SO4 đậm đặc trong slide 7.

− GV đàm thoại với HS về cơ chế của phản ứng cộng:

 Phân tử H–A bị phân cắt dị li.

 Cacbocation là tiểu phân trung gian không bền.

 Phần mang điện dương tấn công trước.

8

9

10

11

− GV mở slide 8 và đặt vấn đề: “Khi cho propen tác dụng với HCl thì có bao nhiêu sản phẩm được tạo thành? Làm sao em có thể xác định được sản phẩm chính và sản phẩm phụ?”. − HS nghiên cứu SGK và rút ra nhận xét theo quy tắc Maccopnhicop. − GV lần lượt mở slide 9 để HS viết phương trình phản ứng giữa etilen và H2O.

− GV mở slide 10 để viết sơ đồ và phương trình phản ứng trùng hợp etilen. HS nhận xét, viết sơ đồ và phương trình phản ứng trùng hợp anken khác. − GV mở slide 11 và hướng dẫn HS rút ra các khái niệm phản ứng trùng hợp, polime, monome, hệ số trùng hợp, …

12

13

14

15

16

− GV gợi ý: “Em có thể viết phản ứng cháy tổng quát của anken?”.

− HS viết và GV kết luận theo slide 12.

− GV làm thí nghiệm cho etilen tác dụng với dung dịch KMnO4. HS quan sát và rút ra nhận xét: Dung dịch KMnO4 nhạt màu dần.

Hoạt động 4: Tìm hiểu điều chế và ứng dụng của anken

− GV mở slide 13 và hướng dẫn HS dựa vào những kiến thức đã nêu phương pháp điều chế anken như dựa vào phản ứng tách hiđro, phản ứng cracking.

− GV mở slide 14 và cho HS quan sát thí nghiệm. Từ đó rút ra nhận xét: Khí tạo ra đẩy nước ra khỏi ống nghiệm.

− GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng.

− GV mở slide 15 và cho HS nghiên cứu rút ra những ứng dụng cơ bản của anken:

 Tổng hợp polime.

 Tổng hợp các hóa chất khác.

Một phần của tài liệu thiết kế giáo án điện tử phần hiđrocacbon lớp 11 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)