Các bài học kinh nghiệm khi thiết kế và sử dụng giáo án điện tử theo

Một phần của tài liệu thiết kế giáo án điện tử phần hiđrocacbon lớp 11 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 130 - 154)

hướng dạy học tích cực

Qua quá trình thiết kế và sử dụng giáo án điện tử theo hướng dạy học tích cực, chúng tôi rút ra các bài học kinh nghiệm sau:

- Cách phối màu chữ và màu nền: Màu nền nên sử dụng những màu đơn sắc hoặc nếu sử dụng hình ảnh để làm hình nền thì nên sử dụng những hình ảnh có họa tiết đơn giản, có ít các gam màu, tránh những chi tiết rườm rà gây phân tán tư tưởng của HS. Sau khi phối màu trên máy tính, GV nên kiểm nghiệm lại trên máy chiếu, vì các máy chiếu với độ phân giải khác nhau thì cũng cho hình ảnh khác. Ngoài ra, GV cũng nên chú ý các yếu tố khách quan như độ sáng của phòng học, cường độ sáng của máy chiếu, …

- Cách sử dụng phông chữ và cỡ chữ: GV nên sử dụng phông chữ đậm, hạn chế dùng phông chữ mảnh sẽ gây khó nhìn đối với những HS ngồi xa màn hình chiếu. Bên cạnh đó, cỡ chữ được khuyến khích sử dụng là từ 24 trở lên.

- Cách sử dụng hiệu ứng: Các hiệu ứng được đưa vào sử dụng trong bài học phải đảm bảo rõ ràng, trọng tâm và cần thiết với mức độ vừa phải, tránh phân tán sự tập trung của HS. GV cũng nên tránh không sử dụng những hình ảnh động không cần thiết chỉ mang tính trang trí.

- Cách sử dụng tập tin lưu trữ giáo án điện tử: Các tập tin phải được lưu trữ cẩn thận. Nếu không sử dụng máy tính cá nhân, GV nên sao chép giáo án điện tử và các tập tin liên quan như phim mô phỏng các phân tử, phim thí nghiệm hóa học, … để tránh tình trạng không sử dụng được trên lớp vì thiếu đường dẫn. Chú ý chuẩn bị các phương án khác để đề phòng trường hợp bị mất điện đột xuất.

- GV nên thiết kế phiếu học tập để giúp việc ghi chép của HS được dễ dàng hơn. Vì nếu không sử dụng phiếu học tập, HS sẽ mất thời gian rất nhiều trong việc nhìn – chép.

- Giáo án điện tử cần được thiết kế với mục đích mang tính tương tác cao. Vì chỉ như thế, HS mới lĩnh hội rõ ràng và đây đủ nội dung bài học.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành:

- Xác định mục đích, nội dung, đối tượng, cách tiến hành thực nghiệm và cách xử lí kết quả thực nghiệm.

- Thực nghiệm sư phạm 7 giáo án điện tử với 5 cặp TN – ĐC tại 2 trường THPT với 4 giáo viên và 478 HS tham gia.

- Sau khi thực nghiệm đã cho các cặp TN – ĐC làm các bài kiểm tra: 1 bài 15 phút và 1 bài 1 tiết. Sau đó chúng tôi chấm điểm, lấy kết quả; phân tích, so sánh và rút ra kết luận.

- Rút ra các bài học kinh nghiệm khi thiết kế và sử dụng giáo án điện tử theo hướng dạy học tích cực.

Kết quả thu được từ thực nghiệm cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài là đúng đắn và khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài: “Thiết kế giáo án điện tử phần Hiđrocacbon lớp 11 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực” tuy gặp nhiều khó khăn về thời gian và tài liệu tham khảo nhưng đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. Chúng tôi đã hoàn thiện lí luận về thiết kế và sử dụng giáo án điện tử theo định hướng dạy học tích cực thể hiện ở các nội dung:

- Một số vấn đề đổi mới PPDH hiện nay: nhu cầu đổi mới PPDH, các xu hướng đổi mới PPDH, vai trò của người GV trong xu hướng đổi mới.

- Giáo án điện tử.

- Một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử. - Các phương pháp dạy học tích cực.

1.2. Nghiên cứu thực trạng về mức độ quan tâm, mức độ sử dụng, mức độ nắm vững, mức độ khả thi, một số khó khăn khi soạn giáo án điện tử, tìm hiểu một số cách thức soạn giáo án điện tử có hiệu quả ở môn hóa học THPT hiện nay qua việc điều tra 74 GV ở các trường THPT tại TP.HCM. Từ kết quả điều tra đã thu được một số kết quả đáng chú ý sau: Hầu hết GV chưa sử dụng nhiều giáo án điện tử trong giảng dạy do gặp phải một số bất cập về cơ sở vật chất, chuyên môn, kĩ thuật, …

1.3.Nghiên cứu tổng quan về chương trình hóa học lớp 11 THPT.

Xây dựng 5 nguyên tắc thiết kế giáo án điện tử theo hướng dạy học tích cực: - Đảm bảo tính khoa học, sư phạm.

- Sử dụng hợp lí các phương pháp và phương tiện dạy học.

- Đảm bảo tính cập nhật và hiện đại về nội dung. - Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về hình thức.

Xây dựng quy trình gồm 8 bước để thiết kế giáo án điện tử theo hướng dạy học tích cực.:

- Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung và đặc điểm của bài học. - Bước 2: Xây dựng kế hoạch bài học.

- Bước 3: Tìm thông tin liên quan. - Bước 4: Xây dựng bài trình diễn.

- Bước 5: Kiểm tra toàn bộ giáo án điện tử và ghi lại tập tin trên đĩa CD. - Bước 6: Thử nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 7: Xin ý kiến chuyên gia và đồng nghiệp. - Bước 8: Chình sửa hoàn thiện.

1.4. Thiết kế 7 giáo án điện tử có sử dụng đa dạng các hình thức dạy học theo hướng dạy học tích cực dùng để dạy thực nghiệm. Đề xuất một số chú ý khi soạn giáo án điện tử theo hướng dạy học tích cực.

1.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm trong năm học 2010 – 1011 với 7 giáo án (10 tiết dạy), 478 HS thuộc 5 cặp lớp thưc nghiệm - đối chứng ở trường THPT Nguyễn Công Trứ và trường THPT Nguyễn Hữu Cầu. Xử lí và phân tích kết quả để xác nhận tính khả thi của đề tài cũng như hiệu quả của các giáo án thực nghiệm. Rút ra bài học kinh nghiệm về các biện pháp nâng cao hiệu quả khi thiết kế giáo án điện tử theo hướng dạy học tích cực.

Dựa vào kết quả đạt được, chúng tôi nhận thấy các giáo án thiết kế có tính khả thi và có hiệu quả cao trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. Những kết quả này đã phần nào khẳng định giả thuyết khoa học và tính thực tiễn của đề tài.

Qua quá trình nghiên cứu và từ các kết quả của đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổ chức các đợt tập huấn mở rộng, bồi dưỡng về kĩ năng dạy học không chỉ cho GV ở 63 tỉnh thành cả nước mà cần phổ biến tới tất cả sinh viên hệ sư phạm của các trường ĐH trên cả nước.

- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại như các bộ dụng cụ thí nghiệm tiên tiến, máy chiếu, học cụ… tạo điều kiện cho việc dạy và việc học đạt hiệu quả cao nhất.

- Năm 2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learing” dành cho 6 môn học gồm Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh và Tin học trong cả nước. Mong rằng cuộc thi sẽ tiếp tục được phát huy và mở rộng ra các môn học khác.

2.2. Với các trường THPT

- Cần trang bị các phương tiện dạy học đầy đủ để phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy.

- Cần trang bị các học cụ, mô hình phân tử, mô hình sản xuất, tranh ảnh minh họa, CD ROM… để tạo điều kiện thuận lợi trong dạy học.

- Nhiều GV muốn sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học nhưng kĩ năng tin học còn hạn chế, vì thế nhà trường nên thường xuyên tổ chức các khóa học nâng cao trình độ tin học cho GV.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, cục CNTT và các Sở Giáo dục và Đào tạo thường tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán ở các trường, nhưng thường thì quá trình bị dừng lại khi về tới các trường phổ thông do một số yếu tố chủ quan và khách quan, chỉ một số GV tham dự lớp tập huấn mới nắm bắt được phần mềm và cách sử dụng. Vì vậy ngay sau mỗi đợt tập huấn của Bộ, nhà trường nên cử các thầy cô được tham gia tập huấn hướng dẫn lại cho toàn thể GV trong trường.

2.3. Với giáo viên THPT

- Không ngừng nâng cao kĩ năng nghiệp vụ, tìm tòi, tự học hỏi, sáng tạo trong dạy học.

- Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, các GV giàu kinh nghiệm. - Tham gia đầy đủ các khóa học bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay, người giáo viên phải luôn cập nhật cái mới, sử dụng các phần mềm dạy học để xây dựng hệ thống tư liệu dạy học phong phú cho mình.

Trên đây là những kết quả nghiên cứu của đề tài “Thiết kế giáo án điện tử phần Hiđrocacbon lớp 11 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực”. Mặc dù đã cố gắng hết mình để thực hiện luận văn, tuy nhiên vì thời gian có hạn nên thiếu sót là không tránh khỏi. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Chúng tôi hy vọng những kết quả nghiên cứu của luận văn, trong chừng mực nào đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông hiện nay theo hướng dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Vụ Trung học phổ thông, Hội nghị tập huấn PPDH hóa học phổ thông.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Hóa Học, NXB Giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học lớp 11, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Nguyễn An (1996), Lý luận dạy học, Ban Ấn Bản ĐHSP TP.HCM.

5. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông , NXB ĐHSP TP.HCM.

6. Trịnh Văn Biều (2002), Lí luận dạy học Hóa học, NXB ĐHSP TP.HCM. 7. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP

TP.HCM.

8. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP.HCM.

9. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông môn hoá học, Trường ĐHSP TP.HCM.

10. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.

11. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2006) , Phương pháp dạy học hoá học tập 1, NXB ĐHSP Hà Nội . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Nguyễn Cương, Nguyễn Đức Chuy, Lê Trọng Tín (2002), Bước đầu ứng dụng tin học và công nghệ thông tin vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong bài lên lớp hóa học ở trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, Kỉ yếu hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo, Khoa Hóa ĐHSP TP.HCM.

13. Nguyễn Mạnh Cường (tháng 11/2005), Ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông thực hiện mô hình giáo dục thông tin và giáo dục tri thức, Kỉ yếu hội thảo khoa học nâng cao chất lượng dạy học trong trường phổ thông, Trường ĐHSP TP.HCM, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trung tâm Công nghệ dạy học.

14. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Tài liệu hội thảo tập huấn, Dự án phát triển giáo dục THPT, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16. Thái Hải Hà (2008), Đổi mới phương pháp dạy học hóa học lớp 10 theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM.

17. Trần Bá Hoành (2003), Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực: Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên trung học cơ sở, Dự án đào tạo giáo viên Trung học Cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

18. Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hương (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn hóa học, NXB ĐHSP Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Khoa (2011), Sử dụng phần mềm Lecturemaker thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử lớp 10 ban cơ bản theo hướng dạy học tích cực, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM.

20. Nguyễn Kỳ (1994), Phương pháp giáo dục tích cực, NXB Giáo dục.

21. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực – lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục.

22. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Trương cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.

23. Nguyễn Hoài Nam (2010), Bài giảng điện tử với Lecturemaker, Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

24. Đoàn Việt Nga (2006), Soạn giáo án điện tử và giảng dạy Hóa học trên phần mềm powerpoint, Hội thảo tập huấn triển khai chương trình giáo trình CĐSP, Dự án đào tạo giáo viên THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

25. Đặng Thị Oanh, Phạm Ngọc Bằng (11/2005), Nghiên cứu và xây dựng hệ thống mô phỏng hỗ trợ dạy và học môn hóa học, Kỉ yếu hội thảo khoa học

nâng cao chất lượng dạy học trong trường phổ thông, Trường ĐHSP TP.HCM, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trung tâm Công nghệ dạy học.

26. Đặng Thị Oanh – Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình sách giáo khoa phổ thông (học phần PPDH 2), ĐHSP Hà Nội.

27. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hoá học tập 1, NXB Giáo Dục. 28. Trần Ngọc Thành (2011), Thiết kế bài giảng điện tử môn hóa học đại cương hệ

cao đẳng theo hướng dạy học tích cực, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM.

29. Nguyễn Thị Bích Thảo (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng điện tử, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học phần lớp 10, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM.

30. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong dạy học hóa học, NXB Giáo dục.

31. Võ Thị Thái Thủy (2010), Thiết kế bài luyện tập theo hướng dạy học tích cực phần hóa học lớp 10 trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM.

32. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2004), Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao tính tích cực nhận thức môn hóa học ở trường trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM.

33. Nguyễn Thúy Anh Thư, Sử dụng phần mềm PowerPoint trọng dạy học hóa học lớp 10 ở trường THPT, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM

34. Lê Trọng Tín (2001), Phương pháp dạy học môn hóa học ở trường phổ thông trung học, NXB Giáo dục.

35. Lê Trọng Tín (2007) , Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kỳ III (2004 – 2007): Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hoá học , NXB ĐHSP TP.HCM.

36. Nguyễn Văn Trọng (2010), Sử dụng phần mềm LectureMaker thiết kế bài giảng điện tử chương nhóm Oxi lớp 10 nâng cao, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.

37. Lê Xuân Trọng (chủ biên) (2006), Sách giáo khoa Hoá học 11 chương trình nâng cao, NXB Giáo dục.

38. Lê Xuân Trọng (chủ biên) (2006), Sách giáo viên Hoá học 11 chương trình nâng cao, NXB Giáo dục.

39. Lê Xuân Trọng (chủ biên) (2006), Sách bài tập Hoá học 11 chương trình nâng cao, NXB Giáo dục.

40. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Xuân Trường (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thiết kế giáo án điện tử phần hiđrocacbon lớp 11 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực (Trang 130 - 154)