Cách xác định giá trị doanh nghiệp theo cách tiếp cận thị trường dựa trên mô hình định giá

Một phần của tài liệu Tiểu luận chương 7 môn định giá doanh nghiệp phương pháp thị trường trong định giá doanh nghiệp (Trang 29 - 32)

trên mô hình định giá

Trường hợp 1: Dựa vào công thức (2) hoặc (3), nếu công ty tương đồng tương đồng hoàn toàn với công ty mục tiêu thì hệ số điều chỉnh sẽ bằng 1 nên giá của công ty mục tiêu chính là giá của công ty tương đồng.

Trường hợp 2: Dựa vào công thức (2) hoặc (3), nếu công ty tương đồng không tương đồng hoàn hoàn với công ty mục tiêu thì hệ số điều chỉnh sẽ khác 1 nên giá của công ty mục tiêu sẽ có sự điều chỉnh dựa trên giá của công ty tương đồng.

Chú ý 1: Tùy thuộc vào công ty đang định giá là công ty đã niêm yết hay chưa niêm yết mà công thức định giá (2) hoặc (3) sẽ có sự khác biệt trong mức giá (P) vì vấn đề thông tin. Đối với công ty đã niêm yết thì nhà phân tích định giá sẽ sử dụng công thức (2) hoặc (3) với tử số là giá trị thị trường của cổ phiếu công ty tương đồng và mô hình (2) hoặc (3) trong trường hợp này được gọi là mô hình vốn hóa thị trường. Nhưng nếu công ty cần định giá là công ty chưa niêm yết thì mô hình (2) hoặc (3) có tử số là giá giao dịch của toàn bộ công ty và lúc này mô hình này được gọi là mô hình thị giá so sánh. Cụ thể như sau:

o Mô hình vốn hóa thị trường đối với các công ty đã niêm yết

Mô hình này dựa trên việc điều chỉnh giá trị vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết (công ty niêm yết trong trường hợp này là công ty tương đồng với công ty mục tiêu) để tìm ra giá trị của công ty mục tiêu. Mô hình này được sử dụng khi thông tin mà nhà định giá thu thập được là đáng tin cậy. Lưu ý rằng giá trị vốn hóa thị trường của công ty tương đồng được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu trên thị trường nhân với số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Việc định giá dựa theo mô hình này đòi hỏi nhà định giá phải tiến hành so sánh thông tin giữa các công ty tương đồng và công ty mục tiêu từ đó nhà định giá sẽ chọn ra được

nhóm công ty tương đồng. Sau đó, nhà định giá sẽ điều chỉnh cơ sở giá của nhóm công ty tương đồng để ước tính ra giá trị của công ty mục tiêu bằng cách điều chỉnh các khác biệt giữa công ty mục tiêu và nhóm công ty tương đồng. Vì thế, các thông tin như ngành nghề hoạt động kinh doanh, rủi ro công ty đang và sẽ đối mặt, các tỷ số thể hiện tính thanh khoản, các tỷ số thể hiện khả năng sinh lợi... của cả công ty tương đồng và công ty mục tiêu là rất quan trọng. Đặc biệt, các thông tin này có thể quyết định công ty nào sẽ phù hợp để được chọn làm công ty tương đồng. Ngoài ra, các thông tin này còn được sử dụng để tính ra mức trung bình ngành, các phân vị thứ 25, 50 và 75 vì đây được xem là một trong những tiêu chuẩn để so sánh. Tuy nhiên, để tìm ra được các thông tin tương đồng này giữa nhóm công ty so sánh và công ty mục tiêu là một điều khó khăn và trong trường hợp xấu nhất nếu nhà định giá không thu thập được các thông tin một cách chính xác và đầy đủ thì phương pháp định giá này sẽ bị bỏ qua.

Cũng như phân tích trước đó của nhóm tác giả, mô hình định giá này cũng buộc các nhà định giá phải thực hiện các phán đoán chuyên môn. Việc lựa chọn sử dụng công ty tương đồng nào cũng là một trong những phán đoán của nhà định giá. Tuy nhiên, các phán đoán dạng này phải được giảm thiểu khi xem xét các yếu tố định tính chẳng hạn như tính đa dạng của dịch vụ sản phẩm, năng lực quản lý, rủi ro và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của công ty có thể xác định được từ sự hiểu biết về công ty mục tiêu và kinh nghiệm của nhà định giá. Do đó khi lựa chọn mô hình này để định giá, nhà định giá cần phải xem xét tính đầy đủ của thông tin để có thể ước tính ra giá trị thực của công ty mục tiêu. Thường thì sự sẵn có của thông tin có thể chỉ ra mô hình nào có thể được áp dụng và mức độ tỷ trọng cho từng mô hình nếu các mô hình được sử dụng kết hợp với nhau. Do đó để sử dụng mô hình định giá này, nhà định giá cần đánh giá tổng thể về nhóm công ty tương đồng tiềm năng và công ty mục tiêu về các chỉ tiêu mà nhóm tác giả đã trình bày ở trên.

o Mô hình thị giá so sánh đối với các công ty chưa niêm yết

Mô hình này chủ yếu dựa trên giao dịch của các công ty chưa niêm yết tương đồng với công ty mục tiêu thông qua các thông tin được thu thập từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Tuy nhiên khi tiến hành định giá các công ty chưa niêm yết, các nhà định giá lại ưu tiên sử dụng phương pháp định giá dựa trên cơ sở thu nhập hoặc tài sản hơn là theo phương pháp thị trường vì vấn đề thông tin của các giao dịch trên thị trường. Điều đáng lưu ý ở đây là chứng khoán của các công ty đã niêm yết thường có tính thanh khoản rất cao và giá thường hay biến động. Điều này làm cho nhà định giá phải điều chỉnh các bội

số rất nhiều, từ đó ảnh hưởng đến kết quả định giá của công ty chưa niêm yết. Nhưng trên thực tế nhà định giá vẫn có thể sử dụng công ty đã niêm yết để làm công ty tương đồng và trong trường hợp này là nhà định giá sẽ phải xem xét thời gian định giá dài hơn để tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết. Điển hình ở Mỹ, Cục thuế quốc gia thường hay sử dụng phương pháp thu nhập để định giá các công ty chưa niêm yết nhưng kết quả định giá từ phương pháp thị trường vẫn được chấp nhận. Cơ quan này cho rằng phương pháp thị trường là dựa vào các bằng chứng thực tế về giá của các công ty tương đồng nên sẽ khá phù hợp để định giá. Đối với các công ty chưa niêm yết, có một mô hình đặc biệt thường hay được các nhà phân tích định giá sử dụng đó là mô hình dữ liệu thị trường trực tiếp (DMDM). Theo mô hình này, nhà định giá sẽ dựa vào các giao dịch mua bán của các công ty chưa niêm yết để tìm ra giá trị của công ty mục tiêu. Điểm khác biệt của mô hình này so với mô hình thị giá so sánh là mô hình này dựa trên số lượng đáng kể các giao dịch mua bán của các công ty chưa niêm yết đại diện cho thị trường được thu thập từ các nguồn dữ liệu khác nhau.

Trên thực tế thì mô hình này là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) và mô hình này còn được gọi là mô hình so sánh giá trị. Các chuyên gia định giá BĐS, đặc biệt là những người chuyên định giá về BĐS là các căn hộ chung cư thì họ cho rằng thường có rất nhiều BĐS so sánh vì thiết kế của các căn hộ chung cư là khá tương đồng nhau. Ngoài ra, các nhà định giá cũng có thể thu thập được thông tin một cách dễ dàng vì dịch vụ niêm yết BĐS từ nhiều nguồn khác nhau là hệ thống quản lý dữ liệu tập trung các BĐS đang giao dịch trên một khu vực địa lý, cung cấp thông tin với các dữ liệu chuẩn và thường là đủ để xác định tính tương thích đối với các đánh giá BĐS tại khu dân cư. Ở Mỹ có một tổ chức chuyên cung cấp dữ liệu về các giao dịch bất động sản là các căn hộ chung cư mà nhà định giá có thể thu thập được là tổ chứ MLS.

Chú ý 2: Sau đây, nhóm tác giả sẽ trình bày chi tiết các bội số giá trong công thức (2) thường được các nhà phân tích định giá sử dụng như bội số P/E, P/B và P/S thường được tính toán như thế nào và cần những lưu ý gì trong quá trình tính toán.

Tỷ số P/E

Tỷ số P/E là một trong những tỷ số thường hay được sử dụng nhất bởi các nhà định giá để tìm ra giá trị của doanh nghiệp. Một trong số đó có hai tác giả là Benjamin Graham và David L. Dodd đã nêu ra cách sử dụng bội số này trong cuốn sách “Phân tích chứng khoán” để định giá cổ phiếu thường. Theo đó, bội số P/E này được chia ra làm hai loại là

P/E hiện tại (P/E trailing) và P/E kỳ vọng (P/E forward hay P/E leading). Phần tử số chính là giá trị thị trường của cổ phiếu và hoàn toàn có thể xác định. Tuy nhiên, phần mẫu số là thu nhập ròng dành cho cổ đông thường (EPS) lại bị ảnh hưởng bởi chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang lựa chọn. Khi sử dụng bội số này, nhà định giá cần chú ý các vấn đề sau:

 EPS có thể có giá trị rất nhỏ, bằng 0 và thậm chí là âm. Trong những trường hợp này thì bội số P/E sẽ không có ý nghĩa để định giá.

 Nhà phân tích khó có thể phân tách được các khoản thu nhập nào là thường xuyên và khoản thu nhập nào là bất thường của công ty.

 Như đã đề cập trước đó EPS bị ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ kế toán mà công ty đang lựa chọn. Điều này có thể làm cho EPS bị bóp méo so với giá trị thực từ đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả định giá cho công ty mục tiêu.

Do đó, nhà định giá cần phải tiến hành điều chỉnh các ảnh hưởng này để bội số này cho thấy giá trị thực của công ty mục tiêu. Cách thức mà các nhà định giá thường hay sử dụng trong trường hợp này là:

 Xem xét thu nhập trong một khoảng thời gian ngắn

 Và điều chỉnh thu nhập dựa trên việc so sánh P/E giữa nhiều công ty với nhau. Cụ thể, hai loại tỷ số P/E sẽ được tính toán như sau:

(P/E trailing) và được ký hiệu là P0/E0

(P/E forward) và được ký hiệu là P0/E1

Ví dụ 1: Theo báo cáo tài chính vào ngày 31/12/2012, tập đoàn WPP có EPS cơ bản là 66.2£ và EPS pha loãng6 là 62.8£. Dựa trên giá đóng cửa vào ngày 01/02/2013 thì giá cổ phiếu là 1,058£ và đây cũng chính là ngày mà công ty công bố báo cáo thu nhập cho nhà đầu tư. Do đó, P/E của WPP là 16 nếu sử dụng EPS cơ bản và 16.8 nếu sử dụng EPS pha loãng. Khi sử dụng tỷ số P/E để định giá, nhà định giá phải điều chỉnh P và EPS giữa các công ty và xem xét trong cùng một khoảng thời gian. Nếu không tiến hành điều chỉnh thì việc tính toán tỷ số P/E sẽ không thể so sánh giữa các công ty vì tỷ số này không cùng tiêu chuẩn để so sánh và dĩ nhiên kết quả định giá cũng sẽ bị sai lệch. Tuy nhiên trên thực tế, định giá doanh nghiệp là một quá trình xem xét hoạt động của doanh nghiệp ở tương lai nên nhà phân tích thường sử dụng tỷ số P0/E1. Trong trường hợp này, nhà định giá có thể dự phóng thu nhập công ty ở tương lai hoặc thu thập từ nguồn cơ sở dữ liệu trên thị

6 EPS c b n là thu nh p ròng dành cho c đông thơ ả ậ ổ ường trong khi EPS pha loãng ngoài là thu nh p ròng dànhậcho c đông thổ ường còn c ng thêm các đ c quy n cho các c đông c a công ty.ộ ặ ề ổ ủ

Một phần của tài liệu Tiểu luận chương 7 môn định giá doanh nghiệp phương pháp thị trường trong định giá doanh nghiệp (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w