Phần thứ hai rất quan trọng cho việc xác định giá trị doanh nghiệp bằng công thức (1) là mẫu số hay là các chỉ tiêu nào trên báo cáo tài chính nên được sử dụng. Cụ thể các khoản mục thường hay được tính toán và sử dụng cho mẫu số đó là:
Doanh thu
Lợi nhuận gộp
EBITDA
EBIT
Thu nhập ròng dành cho chủ sở hữu công ty (EPS)
Dòng tiền thô (được xác định bằng cách lấy thu nhập ròng dành cho chủ sở hữu công ty cộng với khấu hao)
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Dòng tiền tự do
Các khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán như:
• Tài sản hữu hình
• Giá trị sổ sách của vốn đầu tư (giá trị sổ sách của vốn cổ phần cộng với giá trị sổ sách của nợ)
• Giá trị sổ sách của vốn đầu tư hữu hình (được xác định bằng cách lấy giá trị sổ sách của vốn cổ phần trừ giá trị sổ sách của tài sản vô hình cộng với giá trị sổ sách của nợ).
Chú ý 1: Về mặt lý thuyết, các chỉ tiêu trên phải được tính toán dựa trên kỳ vọng hợp lý của nhà đầu tư. Do đó, để tạo ra tính tương thích giữa tử số và mẫu số trong phương pháp định giá này thì các chỉ tiêu trên cũng phải được tính toán dựa trên giá trị thị trường kỳ vọng ở tương lai. Tuy nhiên trên thực tế, các giá trị mẫu số ở trên thường dựa trên các thông tin trong năm tài chính gần nhất so với ngày định giá. Với cách sử dụng này, nhóm tác giả ngầm giả định các giá trị này trong tương lai gần sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, nếu tình hình tài chính của công ty có nhiều biến động ở thời điểm hiện tại thì giá trị trung bình của các mẫu số trong dài hạn vẫn được xem là thích hợp. Do đó, vẫn sử dụng được trong phương pháp định giá này.
Chú ý 2: Vấn đề tiếp theo được đặt ra ở đây là nhà định giá phải xem xét lựa chọn tỷ số định giá nào là tỷ số thích hợp với loại hình công ty mà nhà định giá đang xem xét. Phần lớn các nhà định giá đều sử dụng mẫu số là thu nhập ròng dành cho chủ sở hữu công ty (EPS), do đó tỷ số P/E sẽ được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên nếu sử dụng tỷ số này, nhà định giá phải điều chỉnh thu nhập bất thường ra khỏi thu nhập ròng vì các khoản thu nhập này sẽ không tiếp tục phát sinh ở tương lai. Chỉ tiêu thứ hai thường được sử dụng phổ biến ở mẫu số là EBIT hoặc EBITDA vì các giá trị này đánh giá tình hình hoạt động của công ty. Hai chỉ tiêu này đã loại trừ các khoản thu nhập không hoạt động và các khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế khỏi thu nhập ròng. Do đó, nếu cấu trúc vốn, các khoản thu nhập không hoạt động, các khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế không có sự khác biệt giữa công ty tương đồng và công ty mục tiêu thì sẽ có ít sự khác biệt giữa EBIT, EBITDA và thu nhập ròng trong các phương pháp định giá.
Từ những phân tích ở trên, các nhà định giá thường sử dụng các tỷ số định giá giống nhau cho các công ty, tuy nhiên không có sự thống nhất giữa các nhà đầu tư vì các nguồn thông tin khác nhau sẽ đưa ra tỷ số định giá khác nhau giữa các công ty. Do đó kết quả định giá sẽ khác nhau nếu sử dụng tý số khác nhau. Cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các tỷ số này là:
Yếu tố về ngành nghề sản xuất kinh doanh. Các nhà đầu tư trong một ngành thường sử dụng các tỷ số định giá giống nhau điều này sẽ đưa ra một dấu hiệu cho nhà định giá biết được tỷ số định giá nào sẽ thích hợp cho ngành đó. Chẳng hạn như, các nhà đầu tư trong
lĩnh vực sản xuất thường sử dụng tỷ số P/E. Trong lĩnh vực ngân hàng, tỷ số P/B thường được ưa chuộng hơn. Ngược lại, trong lĩnh vực dịch vụ các nhà đầu tư thường sử dụng tỷ số P/S. Tuy nhiên, không phải một ngành chỉ sử dụng một tỷ số định giá nhất định mà có thể sử dụng nhiều tỷ số định giá khác nhau, thậm chí nhà phân tích định giá có thể sử dụng nguyên tắc ngón tay cái để định giá. Trên thực tế nguyên tắc ngón tay cái này có thể được sử dụng một cách độc lập để định giá doanh nghiệp và nguyên tắc này cũng đưa ra một cách nhìn thấu đáo hơn về cách mà nhà đầu tư nhìn nhận yếu tố ngành. Nguyên tắc này sẽ xác định được giá trị của công ty giá trị định giá dựa trên các chỉ tiêu tài chính như giá trị công ty sẽ bằng 1.5 lần dòng tiền hoạt động của công ty hoặc gấp 2 lần doanh thu. Tuy nhiên, cách định giá này thì quá rộng để định giá một công ty vì không có định nghĩa chung nào về các chỉ tiêu tài chính mà nguyên tắc này dựa vào. Do đó, nguyên tắc này thường chỉ là một cách kiểm tra hỗ trợ cho kết quả định giá của các phương pháp khác. Nguyên tắc ngón tay cái sẽ ít được sử dụng cho các công ty nhỏ vì vấn đề thông tin ít được công bố công khai như các công ty lớn.
Công ty mục tiêu. Các mô hình định giá thích hợp có thể được đưa ra trong tình huống đặc biệt cho công ty mục tiêu. Chẳng hạn như, nếu dựa trên tiêu chí ngành mà công ty mục tiêu đang hoạt động thì mô hình định giá dựa trên tỷ số P/E là thích hợp. Tuy nhiên, nếu nhà phân tích nhận thấy rằng trong khoảng một năm tới công ty này sẽ có thu nhập ròng âm thì tỷ số định giá P/E sẽ cho ra mức giá âm và điều này là không hợp lý. Thay vào đó, nhà phân tích nên chọn một tỷ số định giá khác hoặc một cách đo lường thu nhập ròng khác.
Tóm lại, để đảm bảo tính tương thích giữa tử số và mẫu số thì chỉ tiêu MVIC thường là tử số cho: Doanh thu EBITDA EBIT Thu nhập ròng Dòng tiền thô Tài sản hữu hình
Giá trị thị trường của vốn đầu tư hữu hình Chỉ tiêu MVEq thường được so sánh với:
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Tiếp theo, công thức (1) được biến đổi thành công thức để xác định giá trị vốn cổ phần của công ty đang định giá sau:
Vcông ty định giá = * Xcông ty định giá – D = P* – D (2) Hay công thức (2) có thể được viết lại như sau:
Vcông ty định giá = P*Hệ số điều chỉnh – D (3)
Trong đó: P là giá của công ty tương đồng. Hệ số điều chỉnh =
D là giá trị sổ sách của nợ công ty cần định giá