Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 57 - 63)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ

3.1.1Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý.

Vụ Bản là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây tỉnh Nam Định, có diện tích 14.822 ha gồm 17 xã và 1 thị trấn.

Phía Bắc giáp với huyện Mỹ Lộc và tỉnh Hà Nam. Phía Đông giáp Thành phố Nam Định.

Phía Tây giáp huyện Ý Yên. Phía Nam giáp huyện Nam Trực.

Vụ Bản cách trung tâm thành phố 7km, cách thủ đô Hà Nội 105km, có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có đường quốc lộ 10 là trục giao thông huyết mạch của các tỉnh miền duyên hải đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra Vụ Bản còn có đường tỉnh lộ 56 và 12 chạy dọc theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây của huyện hình thành nên các trung tâm dịch vụ thương mại và các khu dân cư trù phú dọc theo các tuyến đường.

Với vị trí địa lý khá thuận lợi đó là điều kiện quan trọng để Vụ Bản phát triển kinh tế năng động, đa dạng và hoà nhập cùng với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo.

Vụ Bản có địa hình không được bằng phẳng, được chia làm 3 vùng: + Vùng miền thượng gồm 6 xã, điều kiện sản xuất khó khăn, cốt đất thấp. + Vùng miền trung gồm 4 xã, cơ cấu cây trồng đa dạng, cây công nghiệp và cây vụ đông phát triển.

thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Tuy trong cùng một xã nhưng các dải đất có địa hình khá chênh lệch nhau từ 0,5 m đến 2,5 m. Trong toàn huyện có 5 ngọn núi là Núi Hổ nằm ở xã Liên Minh, Núi Gôi nằm ở thị trấn Gôi, Núi Lê Xá nằm ở xã Tam Thanh, Núi Tiên Hương nằm ở xã Kim Thái và Núi Ngăm nằm ở hai xã Kim Thái, Minh Tân.

3.1.1.3 Thời tiết, khí hậu.

Khí hậu của huyện Vụ Bản mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong 1 năm có 4 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, hướng gió chủ yếu là gió Đông nam. Về mùa đông khá lạnh, do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, từ lục địa phương Bắc không khí lạnh và khô tràn về .

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27-28oC, số tháng có nhiệt

độ trung bình lớn hơn 28oC từ 7-8 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là

18,9 oC, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là

29oC, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80-90%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có

độ ẩm cao nhất là 90%-92% (tháng 3), thấp nhất là 81% (tháng 11).

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.800-1.900 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1, 2, có tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân.

- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650-1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100-1.200 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.

- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2-2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60-70%, tốc độ gió trung bình 2,4-2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, với tần suất 50-70%, tốc độ gió trung bình 1,9-2,2 m/s. Tốc

độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt

gió tây khô nóng gây tác động xấu đến mùa màng, cây trồng vật nuôi.

- Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 trận/năm.

Nhìn chung khí hậu Vụ Bản rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch. Điều kiện khí hậu Vụ Bản rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm, đồng ruộng mỗi năm tăng vụ đợc 2-3 vụ.

3.1.1.4 Đất đai - Thổ nhưỡng.

* Đặc điểm đất đai:

Đất đai Vụ Bản mang tính đặc trưng của loại đất phù sa không được bồi đắp hàng năm và bị glây hoá mạnh đến trung bình là chủ yếu. Đất có trị số PH thấp, đất chua, hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu thấp, có thể chia ra một số nhóm đất chính của huyện Vụ Bản như sau:

- Đất glâysol: là vùng đất thấp thường bị úng nước mưa mùa hè, được dùng để cấy lúa cả hai vụ hoặc 1 vụ lúa xuân - 1 vụ cá. Địa hình đất cao từ 0,5 - 0,8 m. Phân bố ở các xã miền thượng và một số vùng trũng của các xã miền trung với diện tích khoảng 1500 ha.

- Đất phù sa không được bồi, glây trung bình, chân hai vụ lúa. Địa hình đất cao từ 0,8 - 1,2 m, phân bố hầu hết ở các xã miền trung và miền hạ trong huyện với diện tích khoảng 3500 ha.

- Đất phù sa không được bồi, glây yếu, chân 2 lúa và lúa màu, có địa hình đất cao từ 1,2 - 1,5 m. Diện tích khoảng 2000 ha, ở hầu hết các xã xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

miền trung và miền hạ.

- Đất phù sa không được bồi, địa hình cao trên 1,5 m. Đất cát pha hoặc thịt nhẹ có diện tích khoảng 1500 ha. Phân bố ở các xã miền hạ.

- Đất cát địa hình cao trên 2 m, diện tích khoảng 800 ha chủ yếu chuyên trồng màu, rau, cây công nghiệp ngắn ngày.

Nhìn chung, đất đai của huyện phù hợp với cây lúa, một số cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

* Tình hình sử dụng đất:

Tình hình sử dụng đất của huyện Vụ Bản được thể hiện qua Bảng 3.1 Cụ thể số liệu ở Bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 14.822 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp trong năm 2010 là 10.613 ha, chiến 71,6% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2010 là 10.728 ha đến năm 2012 giảm còn 10.613 ha, bình quân trong 3 năm giảm 0,54% là do quá trinh CNH – HĐH và đô thị hóa. Trong đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với diện tích năm 2012 là 9.300 ha chiến 95,2% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó Đất trồng lúa chiếm tỷ trọng lớn năm 2012 chiếm 92,36% diện tích đất trồng cây hàng năm. Diện tích đất trồng lúa có xu hướng giảm mạnh qua các năm, bình quân trong 3 năm giảm 3,67%, nguyên nhân chủ yếu do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác. Đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ, trong những năm gần đây đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng, bình quân trong 3 năm tăng 5,68%. Đất chuyên dùng và đất thổ cư đều tăng, đất chuyên dùng bình quân trong 3 năm tăng 1,81%, đất thổ cư bình quân trong 3 năm tăng 1,62%.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vụ Bản trong 3 năm (năm 2010 – 2012)

TT LOẠI ĐẤT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng

(ha) (%)CC Số lượng (ha) (%)CC Số lượng (ha) (%)CC 2011/2010 2012/2011 Bình quân

I Tổng diện tích tự nhiên 14.822 100 14.822 100 14822 100 100 100 100

1 Đất nông nghiệp 10.728 72,38 10709 72,25 10.613 71,60 99,82 99,10 99,46 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.008 93,29 9.957 92,98 9.819 92,52 99,49 98,61 99,05 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 9.519 95,11 9.468 95,09 9.330 95,02 99,46 98,54 99,00 - Đất trồng lúa 9.288 97,57 8.823 93,19 8.617 92,36 94,99 97,67 96,33 - Đất trồng cây hàng năm khác 231 2,43 645 6,81 713 7,64 279,22 110,52 194,87

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 489 4,89 489 4,91 489 4,98 100 100 100

1.2 Đất lâm nghiệp 41 0,38 38 0,35 38 0,36 92,68 100 96,34

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 619 5,77 650 6,07 691 6,51 105,01 106,36 105,68

1.4 Đất nông nghiệp khác 60 0,56 64 0,60 65 0,61 106,67 101,21 103,94

2 Đất phi nông nghiệp 4.026 27,16 4.043 27,28 4.139 27,92 100,42 102,37 101,40

2.1 Đất ở 845 20,99 852 21,07 873 21,08 100,83 102,41 101,62

2.2 Đất chuyên dùng 2.384 59,22 2.395 59,24 2.470 59,69 100,46 103,15 101,81

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 71 1,76 71 1,76 71 1,72 100 100 100

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 208 5,17 208 5,14 208 5,03 100 100 100

2.5 Đất sông suối và mặt nước 517 12,84 516 12,76 516 12,47 99,81 100 99,90

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 1 0,02 1 0,02 1 0,02 100 100 100

3 Đất chưa sử dụng 68 0,46 70 0,47 70 0,47 102,94 100 101,47

1 BQDT đất nông nghiệp/khẩu (m2) 827 825 816 99,72 98,99 99,36

2. BQDT đất nông nghiệp/hộ (m2) 2.801 2.790 2.760 99,60 98,93 99,26

Nhìn chung diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng năm giảm xuống, trong khi đó số nhân khẩu tăng lên. Do đó chỉ tiêu bình quân đất nông nghiệp/nhân khẩu đều giảm qua các năm.

3.1.1.5 Nguồn nước, thuỷ văn.

Vụ Bản có một hệ thống sông ngòi kênh mương dày đặc phục vụ tốt cho nước tưới tiêu và sinh hoạt. Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của 2 sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng: sông Đào ở phía Nam huyện (ranh giới giữa huyện Vụ Bản và huyện Nam Trực), sông Sắt ở phía Tây

huyện (ranh giới giữa huyện Vụ Bản và huyện Ý Yên). Trong hệ thống sông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nội đồng có sông Tiên Hương, sông Cầu Chuối, sông T3, T5, S23, S21 là các trục tiêu chính. Hệ thống tưới có kênh Nam, kênh Bắc Cốc Thành là kênh tư- ới cấp I. Ngoài ra trong huyện còn có hệ thống kênh tưới cấp II và cấp III.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 57 - 63)