2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
2.1.5 Phương thức đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở nó là một qui trình có kế hoạch và được tổ chức thường xuyên. Mục tiêu trọng tâm của việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở là nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có đủ tiêu chuẩn theo qui định, đáp ứng yêu cầu công tác, phù hợp với từng đối tượng và tương ứng với chức danh cán bộ cấp cơ sở. Thông thường, quá trình đào đạo là hoạt động liên tục và hoàn thiện không ngừng hình thành nên chu trình đào tạo, đánh giá nhu cầu đào tạo là một trong 4 giai đoạn của chu trình đào tạo:
Phương thức chung để đánh giá nhu cầu đào tạo như sau: Sơ đồ : Đánh giá nhu cầu đào tạo [12, tr21].
Đánh giá nhu cầu đào tạo chính là nghiên cứu nhu cầu cần được đào tạo của từng cá nhân, tổng hợp lại trở thành nhu cầu của một đơn vị, một vùng. Nhu cầu đào tạo ở đây là cái mà người ta cần được học hỏi để trang bị cho quá trình lao động sản xuất, để đạt hiệu quả công tác cao nhất. Ngoài chỉ tiêu chất lượng còn có chỉ tiêu về số lượng, thời gian và các chỉ tiêu khác có liên quan.
a) Việc xác định nhu cầu đào tạo là hoạt động khởi đầu, là một trong những
căn cứ để xây dựng các chương trình, kế hoạch và xác định các lĩnh vực ưu tiên trong phạm vi tài chính và nguồn lực có hạn trên cơ sở phân tích mối
Tổ chức đào tạo Xác định nhu cầu đào tạo
Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Đánh giá nhu cầu đào tạo và bồi
quan hệ giữa chi phí và hiệu quả đào tạo. Quá trình xác định nhu cầu đào tạo không chỉ để xác định các nhu cầu về kỹ năng cụ thể mà cần tìm ra chủ thể của các nhu cầu đào tạo, nội dung, chất lượng đặc trưng của kỹ năng. Chính vì vậy việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp các khâu sau.
Xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở suy cho cùng kết quả của nó là xác định khoảng thiếu hụt về kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng công tác cần được bổ sung để có giải pháp nhằm đảm bảo khắc phục tình trạng hẫng hụt về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, những hạn chế về kỹ năng quản lý và góp phần trang bị mới những kỹ năng, kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý cho người cán bộ cấp cơ sở, là cơ sở để họ có điều kiện phát huy hiệu quả trong hoạt động thưc tiễn và làm cho tổ chức phát triển.
b) Việc lập kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở là việc cụ thể
hoá sau khi nghiên cứu nhu cầu với việc sử dụng các phương pháp phân tích nhận biết hay đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ cấp cơ sở. Sau đó xác định các mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo.
Kế hoạch đào tạo cần xây dựng rõ ràng với các tiêu chí cụ thể, xác định loại hình đào tạo phù hợp, tiến độ thời gian thực hiện cùng các yêu cầu cần đáp ứng về cơ sở vật chất, kinh phí, điều kiện về cơ chế, chính sách hỗ trợ khác... để đảm bảo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở được xây dựng sát với thực tiễn và có tính khả thi cao.
Căn cứ vào tính chất, trình độ, cấp độ, thời gian, phương thức tổ chức đào tạo để áp dụng các hình thức đào tạo phù hợp như: Đào tạo cấp tốc, đào tạo chuyên sâu, đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn, tập trung, tại chức, đào tạo từ xa, tự đào tạo. Một số phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở đang được áp dụng phổ biến hiện nay như sau:
+ Đào tạo tập trung dài hạn.
học tập tại trường. Loại hình này có ưu điểm là thời gian học dài, học tập trung theo chương trình qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo, có bằng cấp. Đào tạo theo hệ thống, học viên có học vấn, chất lượng đào tạo tốt. Nhược điểm, hạn chế là tốn kém về thời gian. Loại hình này nên áp dụng cho đối tượng cán bộ trẻ, cán bộ trong quy hoạch và những người có điều kiện.
+ Đào tạo tập trung ngắn hạn.
Hình thức đào tạo tập trung ngắn hạn là phương thức đào tạo tập trung học viên tại trường, thời gian ngắn. Phương thức này chương trình thường là phải cô đọng gồm những nội dung chủ yếu, có thể theo từng chuyên đề, trọng tâm về đường lối chính sách về phát triển kinh tế, xã hội, kỹ năng, kỹ xảo, nghiệp vụ về công tác xây dựng nông thôn mới. Chương trình tinh giản và rút ngắn thời gian đào tạo, người học có thể vận dụng vào thực tiễn công tác đạt kết quả chấp nhận được. Học theo chuyên đề, cấp giấy chứng nhận sau khi kết thúc khoá học (không có bằng cấp). Phương thức đào tạo tập trung ngắn hạn đáp ứng được nhu cầu cấp bách của thực tiễn ở cơ sở, bổ sung thêm kiến thức cho công tác nhằm giải quyết khó khăn trước mắt. Nhược điểm là không có bằng cấp, chỉ có giấy chứng nhận, về lâu dài phải đào tạo lại.
+ Đào tạo tại chức vừa học, vừa làm.
Là phương thức đào tạo bán tập trung dài hạn theo định kỳ với quỹ thời gian học không thay đổi, nhưng được chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Đây là phương thức khá phổ biến đang được áp dụng. Hình thức này có ưu điểm là học viên vừa học vừa làm, có bằng cấp. Vừa đi học, vừa tham gia làm việc ở cơ quan, đơn vị, không ảnh hưởng nhiều đến thời gian làm việc, sinh hoạt, nhiều người theo học, vận dụng ngay được vào thực tế. Hạn chế là thời gian học không liên tục, tính hệ thống, chất lượng thấp nếu không tổ chức tốt. Phương thức đào tạo này chủ yếu dành cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đang công tác, họ vừa tham gia công tác vừa có điều kiện học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
+ Đào tạo ngắn hạn vừa học vừa làm.
Là loại hình đào tạo ngắn hạn bán tập trung, loại hình này sau khi học được cấp chứng chỉ, bằng cấp, vừa có kiến thức cơ bản, bổ sung kịp thời các kiến thức đang cần trong công việc, được nhiều người tham gia, không phải tốn thời gian đi lại, giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt. Nhược điểm của phương thức này là nội dung chương trình ngắn gọn, sự hiểu biết sâu, rộng còn có giới hạn, tốn kém, đôi khi còn mang tính hình thức, chất lượng không cao nếu không tổ chức tốt.
Ngoài ra còn có đào tạo từ xa có thể áp dụng phương thức này để bổ sung kiến thức cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
c) Khâu thực hiện kế hoạch, tổ chức đào tạo là thực hiện công đoạn cuối
cùng kết hợp giữa hai yếu tố dạy và học, giữa nhà trường và đội ngũ cán bộ được đào tạo về các nội dung chương trình đã được xác định trong kế hoạch đào tạo.
Quá trình tổ chức thực hiện sẽ có nhiều tình huống có thể sảy ra, nhiều vấn đề cần được bổ sung, điều chỉnh, tháo gỡ, giải quyết kịp thời bởi thực tế luôn có sự biến động và sự tác động bởi nhiều yếu tố khách quan khác.
Cùng với quá trình tổ chức thực hiện là quá trình tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện. Nếu thiếu sự kiểm tra giám sát chắc chắn sẽ giảm đi hiệu quả của việc lãnh đạo, chỉ đạo, công tác quản lý rất nhiều, sẽ không thể thấy và không thể có những giải pháp tích cực khi phải xử lý các tình huống đột xuất, những vấn đề phát sinh... là cơ sở, kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch cho những năm tiếp theo.
d) Đánh giá hiệu quả đào tạo là cơ sở đánh giá nhu cầu đào tạo.
Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng là khâu cuối cùng của chu trình tổ chức hoạt động đào tạo, nó trực tiếp là cơ sở cho đánh giá nhu cầu đào tạo.
Đánh giá hiệu quả đào tạo phải tiến hành trên cơ sở so sánh kết quả đạt được theo từng chỉ tiêu cụ thể về chất lượng, số lượng đạt được so với kế
hoạch đã đề ra. Cần chỉ ra những nguyên nhân của thành công và thất bại, yếu kém để có giải pháp khắc phục.
Để có kết luận khách quan về việc đánh giá kết quả đạt được chúng ta cần tính đến những chỉ tiêu liên quan chịu tác động trực tiếp, là hệ quả của quá trình