Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 41 - 53)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

2.2.1 Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở một số nước trên thế giới

Từ ngàn xưa, giáo dục đào tạo luôn là thước đo trình độ văn minh nhân loại, là cơ sở đào tạo các thế hệ hiền tài-nguyên khí của mỗi quốc gia. Ngày nay, không có siêu cường quốc nào, không có quốc gia nào mạnh về kinh tế, giỏi về khoa học mà không quan tâm đến giáo dục đào tạo. Phát triển giáo dục

đào tạo không còn bó hẹp trong phạm vi mỗi nước mà nó đã vượt ra ngoài biên giới mỗi quốc gia, nó trở thành mục tiêu chung của nhân loại, trong đó đào tạo bồi dưỡng cán bộ là tất yếu trong mục tiêu và chiến lược đào tạo. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công trong quản lý và phát triển nền kinh tế của các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở mỗi nước có những đặc điểm riêng, song cũng có những đặc điểm chung. Sau đây chúng tôi xin đề cập một số đặc điểm trong hệ thống đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở một số nước.

2.2.1.1 Kinh nghiệm đào tạo cán bộ chính quyền cấp cơ sở của Liên bang Nga

Theo các chuyên gia xây dựng nhà nước pháp quyền của Liên bang Nga, cán bộ cơ sở đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội và chính đội ngũ cán bộ này là những người trực tiếp thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, nước Nga đã đặc biệt chú ý công tác đào tạo cán bộ cơ sở.

* Hệ thống đào tạo tại nhà trường cán bộ cấp cơ sở.

Cán bộ cơ sở ở Liên bang Nga được đào tạo tại các trung tâm đào tạo trên toàn Liên bang. Mỗi một trung tâm được xây dựng trên cơ sở các trường đại học và cao đẳng ở từng địa phương.

Trực tiếp thực hiện các chương trình nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ cho cán bộ cấp cơ sở là đội ngũ cán bộ giảng dạy của các trung tâm đào tạo phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia hành chính ở các địa phương. Và đội ngũ cán bộ giảng dạy này cũng được nâng cao trình độ chuyên môn theo các chương trình đào tạo riêng trong hệ thống đào tạo tại các viện, các trường đại học và cao đẳng của Nhà nước Nga như Viện Quản lý Kinh tế trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga, Học viện Hành chính trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga, Học viện Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga, v.v.. Trong quá trình đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, có sự tham gia của các chuyên gia hoạch định chiến lược đã từng soạn thảo

các chương trình đào tạo cho hệ thống đào tạo cán bộ cấp cơ sở. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được tiếp cận những tri thức và thông tin mới nhất, trong đó chiếm vị trí đặc biệt là phương pháp đào tạo từ xa nhằm tạo ra một xã hội học tập - một môi trường đào tạo rất có hiệu quả và quan trọng đối với cán bộ cấp cơ sở ở Liên bang Nga cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, ở Nga đã từng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về đào tạo cán bộ cấp cơ sở.

* Đào tạo từ xa cán bộ cấp cơ sở của Liên bang Nga.

Hệ thống đào tạo từ xa nhằm tạo điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho cán bộ tại các cơ quan quản lý địa phương, đem lại cho họ cơ hội và khả năng tự đào tạo trong bất kỳ thời gian nào thuận lợi nhất đối với họ, đồng thời tư vấn cho họ về giáo trình và các tài liệu cần thiết cho quá trình tự đào tạo.

Hệ thống đào tạo này được xây dựng trên cơ sở hệ thống tự động hóa công tác đào tạo nhằm đạt các mục đích khác nhau. Đó là:

- Giảm chi phí khi cần đào tạo một số lượng rất lớn cán bộ cấp cơ sở trong thời gian có hạn nhưng lại phải đạt được trình độ cần thiết nhất định, có thể đáp ứng nhiệm vụ phát triển văn hóa, khoa học - công nghệ và kinh tế - xã hội nói chung ở cấp cơ sở.

- Sử dụng công nghệ thông tin và mạng In-tơ-net vào mục đích giáo dục - đào tạo.

- Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người học trong thời gian trước mắt. - Tổ chức môi trường giao tiếp có hiệu quả với người học, chuyển từ hình thức giáo dục thụ động sang hình thức giáo dục tích cực - chủ động, từ hình thức học thuộc lòng giáo trình sang hình thức tạo lập kỹ năng giải quyết công việc trong điều kiện thực tế cuộc sống luôn thay đổi và phát triển không ngừng.

Hệ thống này tạo ra hai chế độ học tập phù hợp với chế độ làm việc của người học.

rom. Trong trường hợp này, không có mối liên hệ giữa người học với máy chủ; do đó, giáo viên không thể can thiệp vào quá trình học của học viên.

Hai là, chế độ giao tiếp bằng cách sử dụng mạng In-tơ-net thuộc hệ thống đào tạo từ xa. Trong trường hợp này, giáo viên có thể xây dựng kế hoạch học tập cho từng cá nhân học viên, còn người học tự mình kiểm tra kiến thức sau khi học xong một giáo trình nào đó theo một bộ trắc nghiệm (Test). Giáo viên có thể kiểm tra học viên thông qua các bộ câu hỏi thi trắc nghiệm, từ đó có thể giúp cho từng học viên nghiên cứu nội dung cần học sao cho phù hợp nhất với đặc điểm công tác tại địa phương cũng như khả năng tiếp thu kiến thức của họ.

Để sử dụng hệ thống tự động hóa đào tạo từ xa, mỗi một học viên được cấp mật khẩu riêng để truy cập vào hệ thống đào tạo từ xa trên trang web của hệ thống tự động hóa đào tạo theo địa chỉ trên mạng.

* Vai trò của Hội đồng Hành chính cấp cơ sở toàn Nga đối với đào tạo cán bộ cấp cơ sở

Hội đồng Hành chính cấp cơ sở toàn Nga là cơ quan tư vấn để giải quyết các vấn đề liên quan đến các hoạt động ở cấp cơ sở, tổ chức sự giao tiếp giữa các cơ quan hành pháp liên bang, các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang tại các địa phương, các hội đồng hành chính của các chủ thể liên bang và các cơ sở giáo dục - đào tạo, trong đó có các cơ sở đào tạo cho cán bộ cấp cơ sở.

Hội đồng hành chính cấp cơ sở toàn Nga có các nhiệm vụ:

- Phân tích tình trạng và hiệu quả hoạt động của cán bộ cấp cơ sở.

- Phân tích tình trạng đào tạo cơ bản và bổ túc nghiệp vụ cho cán bộ cấp cơ sở.

- Thảo luận và đưa ra các đề xuất cũng như các chỉ định về các vấn đề bảo đảm tài chính cho quá trình đào tạo cán bộ cấp cơ sở.

- Tổ chức mối quan hệ tương tác giữa các cơ quan hành pháp liên bang, các cơ quan quyền lực nhà nước của các địa phương, các hội đồng hành chính

cơ sở, trong đó có các cơ quan và tổ chức đào tạo cán bộ tự quản địa phương. - Đưa ra các đề xuất và chỉ định về tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả đào tạo cán bộ cấp cơ sở.

- Phân tích hoạt động và đưa ra các chỉ định về phát triển hệ thống đào tạo cán bộ cấp cơ sở cũng như nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ cấp cơ sở.

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó, thành viên của Hội đồng Hành chính cấp cơ sở toàn Nga gồm các đại diện bộ máy chính phủ Liên bang Nga; Bộ phát triển khu vực, Bộ Phát triển kinh tế và Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Khoa học, Ủy ban Đu-ma quốc gia Liên bang Nga về các vấn đề tự quản ở địa phương, Học viện Kinh tế trực thuộc Chính phủ, Học viện Hành chính quốc gia trực thuộc Chính phủ, Trung tâm Đào tạo cán bộ cấp cơ sở.

Thực tiễn những năm qua chứng tỏ, Hội đồng Hành chính cấp cơ sở toàn Nga đã góp phần quan trọng trong việc cải tiến chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đưa công tác đào tạo cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện xây dựng nước Nga mới.

* Cải cách hệ thống bộ máy quản lý cấp cơ sở đối với công tác đào tạo cán bộ

Hiện nay, Liên bang Nga đang tiến hành cải cách hệ thống quản lý cấp cơ sở nhằm mở rộng quyền hạn của các cấp quản lý nhà nước cơ sở, do đó, đã đặt ra yêu cầu rất cao về trình độ của cán bộ cấp cơ sở trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong công tác đào tạo cán bộ cấp cơ sở, theo định hướng cải cách, Liên bang Nga có Chương trình tổng hợp nhằm đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ cơ sở đã qua kinh nghiệm công tác một số năm ở địa phương.

Nội dung của Chương trình tổng hợp này gồm hai phần. Phần 1, gọi là mô-đun Liên bang, là một hệ thống pháp lý thống nhất áp dụng trên toàn Liên bang Nga dùng cho hoạt động đào tạo cán bộ cấp cơ sở. Phần 2 gọi là các mô-

đun bổ sung, bao gồm các tài liệu huấn luyện - đào tạo về phương pháp luận phản ánh đặc điểm cơ sở pháp lý, sự phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu quản lý của các cơ quan quản lý ở các địa phương. Làm cơ sở cho Chương trình tổng hợp này là bộ giáo trình nâng cao trình độ nghiệp vụ với thời lượng đào tạo là 108 giờ.

Hiện nay, ở Liên bang Nga có các chương trình đào tạo gồm các học trình về các lĩnh vực sau đây: 1 - Quản lý hành chính; 2 - Tài chính cấp cơ sở; 3 - Quản lý tài sản cấp cơ sở; 4 - Quản lý hoạt động mua sắm vật tư cấp cơ sở; 5 - Bảo đảm pháp lý cho các cơ quan quản lý cấp cơ sở; 6 - Quản lý phát triển giáo dục ở cấp cơ sở; 7 - Bảo đảm cán bộ cho các cơ quan quản lý cấp cơ sở.

Mỗi một học trình trên đây lại bao gồm ba nội dung cơ bản: dùng cho đội ngũ cán bộ giảng dạy của các trung tâm đào tạo; dùng cho các học viên; thực hành nhằm củng cố kiến thức lý luận và nâng cao năng lực thực tiễn cho họ.

* Các chương trình đào tạo cán bộ cấp cơ sở ở các khu vực

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo cán bộ cấp cơ sở, ngoài các chương trình đào tạo trên phạm vi toàn liên bang, ở các vùng và các khu vực của Liên bang Nga còn có các chương trình đào tạo riêng với nội dung phù hợp với đặc điểm văn hóa, kinh tế - xã hội và cơ cấu quản lý của các địa phương tại khu vực đó.

Theo các chuyên gia xây dựng nhà nước pháp quyền Nga, con người thường sống và làm việc ở các thành phố và làng mạc khác nhau và chính họ mới là những chủ thể tạo dựng và phát triển tiềm lực kinh tế của quốc gia. Do đó, Liên bang Nga đã đề ra Chiến lược phát triển cấp cơ sở, hay còn gọi là Chiến lược tự quản lý địa phương - tập hợp các nguyên tắc pháp lý nhằm bảo đảm hoạt động có hiệu quả cho các cơ quan quản lý cấp cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội.

Theo các chuyên gia chiến lược, việc quản lý ở cấp cơ sở và cán bộ cơ sở là nền tảng cơ bản đề xây dựng một nhà nước hiện đại. Để phát triển kinh

tế đất nước trong điều kiện hiện đại, ở cấp cơ sở cần đặc biệt chú ý một số vấn đề cơ bản như: quản lý hành chính, tài chính cấp cơ sở; quản lý tài sản cấp cơ sở; quản lý hoạt động mua sắm vật tư cấp cơ sở... như đã nói ở phần trên. Chẳng hạn như, bảo đảm hiệu quả cho công tác quản lý tài chính ở cấp cơ sở là một nhiệm vụ kinh tế quốc dân quan trọng và luôn là tâm điểm thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học kinh tế. Vì thế, việc hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính ở cấp cơ sở là một trong những yếu tố quan trọng để ổn định tài chính - kinh tế, làm lành mạnh đời sống kinh tế của đất nước.

Theo đó, việc đào tạo cán bộ cấp cơ sở là nhiệm vụ tổ chức và kế hoạch cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Vì thế, việc cải cách hệ thống đào tạo cán bộ cấp cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để tạo ra thể chế dân chủ ở cấp cơ sở và cũng vì thế, đào tạo cán bộ cấp cơ sở là quá trình thường xuyên, quan trọng và rất cần thiết.

Như vậy, có thể thấy, công tác đào tạo cán bộ cấp cơ sở ở Liên bang Nga là một nhiệm vụ được Nhà nước Nga đặc biệt quan tâm. Đây không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp trung ương mà còn là nhiệm vụ của từng địa phương, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng miền.

2.2.1.2 Ở Singapo.

Singapo là một đất nước hẹp, ít tài nguyên dân số chỉ có khoảng 3 triệu người, nhưng kinh tế xã hội phát triển tương đối cao, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 24.000USD/1 năm. Có nhiều nguyên nhân cắt nghĩa sự thành công của Singapo nhưng có một nguyên nhân cơ bản và quan trọng là tại đất nước này công tác đào tạo bồi dưỡng và tuyển chọn công chức được coi là một trong những quốc sách hàng đầu.

Thực hiện ý tưởng coi con người là yếu tố then chốt để phát triển quốc gia, Singapo đưa ra những nguyên tắc và chính sách đào tạo bồi dưỡng công chức sau:

- Chính sách đào tạo bồi dưỡng công chức

+ Một công chức mỗi năm phải được đào tạo bồi dưỡng tối thiểu 100 giờ. + Thực hiện đào tạo bồi dưỡng liên tục, phát triển nguồn nhân lực nhằm mục đích đưa nền hành chính dịch vụ công của Singapo đứng vào hàng đầu thế giới.

+ Các công chức Nhà nước đều phải được bình đẳng trong đào tạo bồi dưỡng để nhằm mục đích: tất cả công chức Nhà nước đều đóng góp cho sự phát triển của nền hành chính Singapo.

- Quy trình học tập của công chức

Trách nhiệm của cơ quan cũng như người đứng đầu cơ quan là phải đảm bảo cho công chức được đào tạo bồi dưỡng những vấn đề có liên quan đến công việc của họ theo định kỳ hàng năm. Do đó công chức phải liệt kê lộ trình học tập của mình trong một năm về các vấn đề: Học khóa nào, kỹ năng gì, kiến thức gì...

- Các thức xác định lộ trình được tiến hành xác định như sau:

Thủ trưởng trực tiếp của công chức xem bảng đánh giá một năm công tác của công chức, qua đó hướng cho công chức những nội dung cần học. Việc làm này cũng có thể được tiến hành bằng cách thủ trưởng phối hợp với công chức cùng xác định lộ trình trên cơ sở kiểm điểm công việc 6 tháng đầu năm, hoạch định công việc 6 tháng công việc còn lại để khẳng định những kỹ năng, kiến thức cần học hỏi.

Mặt khác, thủ trưởng cơ quan xem xét hoạt động quá khứ và những công việc cần thực hiện trong tương lai để xác định lộ trình học của công chức trong cơ quan cho phù hợp với hoạt động của cơ quan.

Trong quá trình đào tạo bồi dưỡng phải luôn luôn quan tâm đến 2 yếu tố: Mục tiêu của cơ quan và ý định tương lai của công chức. Quy trình đào tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w