Nội dung cơ bản nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở phục vụ xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 27 - 37)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

2.1.4 Nội dung cơ bản nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở phục vụ xây dựng

cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới.

Việc nghiên cứu nhu cầu đào tạo cán bộ cấp cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới là kết quả của quá trình nghiên cứu, phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan, trong đó tập trung 4 vấn đề lớn, cụ thể sau:

2.1.4.1 Những công việc của người cán bộ cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới.

Cán bộ cấp cơ sở ngoài những chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí chức danh cán bộ, công chức minh đảm nhiệm theo quy định tại Quyết định 04/QĐ/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ. Trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cán bộ cấp cơ sở thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Cán bộ cấp cơ sở là người trực tiếp tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở cơ sở, cụ thể:

+ Ban quản lý xã là chủ đầu tư các dự án, nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

+ Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch tổng thể và kế hoạch đầu tư hàng năm xây dựng NTM của xã, lấy ý kiến các cộng đồng dân cư trong toàn xã và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã.

+ Quản lý và triển khai thực hiện các dự án, nội dung bao gồm việc thực hiện các bước từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu bàn giao và đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

+ Ký các hợp đồng kinh tế với các đơn vị có tư cách pháp nhân, cộng đồng hoặc cá nhân cung cấp các hàng hóa, xây lắp và dịch vụ để thực hiện các công trình, dự án đầu tư.

- Cán bộ cơ sở có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới.

- Cán bộ cấp cơ sở có nhiệm vụ đảm bảo cho Chương trình xây dựng nông thôn mới thực hiện một cách nghiêm túc, thông qua việc xử lý, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật kịp thời, có hiệu quả, góp phần ổn định tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

- Cán bộ cấp cơ sở có nhiệm vụ nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở cơ sở để báo cáo, phản ánh đầy đủ, kịp thời lên cấp trên.

2.1.4.2 Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực công tác, những kiến thức, kỹ năng người cán bộ cấp cơ sở cần có.

*Về phẩm chất đạo đức.

không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Người cán bộ ngoài việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn phải trau rồi đạo đức lối sống. Đạo đức là nền tảng, là gốc của con người. Có đạo đức cách mạng, có lối sống giản dị, trong sạch, lành mạnh người cán bộ sẽ có uy tín, tạo điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Cán bộ cấp cơ sở luôn phải tiếp xúc với dân, phẩm chất đạo đức là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc, đến khả năng tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và trong xây dựng nông thôn mới nói riêng.

Cán bộ cấp cơ sở hàng ngày trong công việc họ phải tiếp xúc với dân, đòi hỏi người cán bộ cấp cơ sở phải khiêm tốn, giản dị, trung thực. Có như vậy họ mới tạo lập được lòng tin từ phía nhân dân. Trên thực tế đã có những cán bộ có thái độ quan liêu, hách dịch, do vậy, trở nên xa lánh nhân dân và không được nhân dân tín nhiệm. Cũng chính từ đó mà trong thực thi nhiệm vụ gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Đảng lãnh đạo không chỉ bằng việc ra các chủ trương, đường lối, chính sách...mà còn lãnh đạo bằng phương pháp là phát huy tính gương mẫu của người Đảng viên. Có chủ trương, đường lối đúng nhưng người truyền đạt, người triển khai thực hiện phải là người được nhân dân tin yêu và tín nhiệm, có như vậy người dân mới nghe và làm theo. Muốn thế, trước hết, họ phải là những người mẫu mực trong công tác, lời nói phải đi đôi với việc làm, có lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị và luôn đi đầu trong phong trào ở cơ sở.

*Về phẩm chất chính trị.

Đây là tiêu chuẩn vô cùng quan trọng đối với người CBCC nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng. Để trở thành những nhà tổ chức, những người có năng lực trước hết phải là những người có phẩm chất chính trị.

tưởng tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn.

Phẩm chất chính trị tốt không phải chỉ thể hiện bằng lời nói, tuyên bố hứa hẹn mà quan trọng hơn là việc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết chống lại mọi lệch lạc, biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội đi trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Phẩm chất chính trị của người cán bộ còn được thể hiện trong thực tiễn cách mạng. Trong mọi hoàn cảnh dù thuận lợi, khó khăn người CBCC phải luôn giữ vững lập trường quan điểm.

Phẩm chất chính trị còn được thể hiện ở sự vận động quần chúng nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. Người CBCC ngoài việc thực hiện tốt còn phải vận động gia đình, người thân và xóm làng chấp hành pháp luật.

*Về trình độ năng lực.

Một người cán bộ để hoàn thành tốt công việc phải có năng lực. Năng lực của người CBCC là khả năng hiện thực hoá chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật vào trong cuộc sống. Năng lực được thể hiện trong hiệu quả công việc được giao.

Lênin rất đề cao trình độ năng lực của người cán bộ. Người viết “...chỉ dựa vào tinh thần xung kích phấn khởi và nhiệt tình không thôi thì không thể làm gì được cả” [27, tr.253].

Đồng thời, theo người “lòng trung thành được kết hợp với năng lực hiểu biết về con người, về năng lực giải quyết những vấn đề về tổ chức thì chỉ có lòng trung thành đó mới có thể rèn luyện ra tổ chức lớn” [27, tr.509].

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “năng lực của con người không phải hoàn toàn tự nhiên mà có, mà phần lớn do công tác, do luyện tập mà có” [16,

tr.40]. Năng lực theo Người nó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con người. Năng lực được phát triển trong quá tình hoạt động thực tiễn. Người lười biếng, trốn tránh lao động thì năng lực không thể phát triển.

Đối với cán bộ cấp cơ sở năng lực thường bao gồm những tố chất cơ bản về đạo đức cách mạng, về tinh thần phục vụ nhân dân, về trình độ kiến thức pháp luật, kinh tế, văn hoá, xã hội...sự am hiểu đường lối, chính sách của Đảng, của nhà nước, tạo thành chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý thông tin để giải quyết các vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo, quản lý một cách khôn khéo, minh bạch, hợp lòng dân và phù hợp với pháp luật. Năng lực bao gồm:

- Năng lực tư duy lý luận: đó là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của người CBCC đáp ứng yêu cầu phát hiện, nhận biết nhanh nhạy, đúng đắn các vấn đề thực tiễn ở cơ sở góc độ lý luận, quản lý. Đồng thời có những đề xuất sắc bén, khả năng vận dụng sáng tạo, linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả công tác ở cơ sở. Năng lực tư duy lý luận có giá trị định hướng đúng đắn nhận thức và hoạt động của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Để có được năng lực tư duy lý luận đó là sự tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ kho tàng tri thức của nhân loại, từ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và từ sự trải nghiệm trong các phong trào sâu rộng ở địa phương.

- Năng lực tổ chức thực tiễn được biểu hiện ở các khả năng sau:

+ Có khả năng thu nhận và xử lý thông tin liên quan đến công tác ở cơ sở một cách nhanh chóng và có hiệu quả, cụ thể, thiết thực.

+ Có khả năng đề ra những quyết định có tính chất tình huống cụ thể, chính xác và có tính khả thi cao. Nghĩa là, quyết định được đưa ra phải phù hợp với điều kiện hiện có, phù hợp với nhu cầu, lợi ích của xã hội.

năng thu hút nhân dân thực hiện nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra. Đó là khả năng xử lý nhanh nhạy, chính xác những nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm trước mắt và lâu dài, biết cách thay đổi biện pháp phù hợp với sự biến đổi tình hình.

+ Biết tổ chức công tác kiểm tra thực hiện các quyết định để duy trì, điều chỉnh tiến độ thực hiện quyết định, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh để giải quyết, tìm ra những lệch lạc, sai sót để sửa chữa, đảm bảo quyết định được thực hiện chính xác, có hiệu quả.

- Năng lực sáng tạo, tính quyết đoán.

+ Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, đặc biệt là tìm ra được con đường mới, cách giải quyết vấn đề mới trong những tình huống luôn luôn biến đổi ở cơ sở mà không bị gò bó, không bị phụ thuộc vào cái đã có. Cán bộ cấp cơ sở là gần gũi, làm việc trực tiếp với nhân dân, giải quyết hàng ngày những vấn đề phức tạp nảy sinh, do vậy năng lực sáng tạo đối với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là rất cần thiết. Đồng thời đó cũng là sự vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Đó chính là khả năng tìm ra “lối đi” mới trên con đường quen thuộc, phát hiện ra những cách làm hay khơi dậy mọi nguồn lực sẵn có để tập trung phát triển kinh tế-xã hội.

+ Tính quyết đoán là khả năng phán đoán một cách quả quyết, có những quyết định nhanh chóng và dứt khoát, không do dự, không rụt rè, không đùn đẩy, không thoái thác trách nhiệm. Tính quyết đoán khác hẳn với tính hách dịch, cửa quyền, liều lĩnh phiêu lưu. Nó là sản phẩm của tính kiên quyết, tính chủ động, sự thận trọng, niềm tin vào khoa học và có cơ sở.

Cấp cơ sở là nơi trực tiếp thực thi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, ở đó đòi hỏi người cán bộ cấp cơ sở phải giải đáp kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra, nếu không sẽ bị ách tắc, dồn ứ công việc làm ảnh hưởng đến cả bộ máy nói chung. Chính vì vậy, nếu cán bộ cấp cơ sở không có năng lực quyết đoán, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, dựa dẫm

vào tập thể thì hiệu quả công việc thấp, hiệu lực của quyết định không cao. Nhưng đồng thời, với tính quyết đoán thì người cán bộ cấp cơ sở phải dám chịu trách nhiệm về mình những quyết định do mình đưa ra. Có được khả năng này yêu cầu cán bộ cấp cơ sở phải biết nhận thức được sự vận động của sự vật, hiện tượng và am hiểu công việc mình đảm trách.

- Năng lực làm việc với con người: biểu hiện ở năng lực giao tiếp, đối thoại với nhân dân. Do tính chất công việc của cán bộ cấp cơ sở là phần lớn tiếp xúc với nhân dân nên khả năng giao tiếp là rất quan trọng. Chất lượng công việc của họ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực giao tiếp. Qua giao tiếp mà các mối quan hệ xã hội, cũng như năng lực, phong cách của họ được hoàn thiện, kỹ năng, kỹ xảo được phát triển. Như C.Mác nói “sự phát triển của mỗi cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân mà nó quan hệ trực tiếp hay gián tiếp” [5, tr.62].

Yêu cầu của năng lực làm việc với con người của cán bộ cấp cơ sở là phải biết thu hút mọi người tham gia vào công việc chung. Biết đặt mình vào vị trí của người khác, biết khiêu gợi tính tích cực của đồng sự, của nhân dân; cư sử lịch sự, tế nhị, nhã nhặn với nhân dân; tôn trọng, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân; biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, biết thông cảm và chia sẻ với hoàn cảnh của họ...

Từ sự phân tích trên, có thể hiểu năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là tổng hợp các phẩm chất tâm lý mà nhờ nó người cán bộ cấp cơ sở biết tiếp thu dễ dàng các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tiến hành các hoạt động có hiệu quả và tuỳ thuộc vào môi trường, nhiệm vụ, vị thế của mỗi cán bộ trong điều kiện cụ thể để xác định các tiêu chí, phẩm chất tâm lý cần có.

- Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải có trình độ kiến thức, sự hiểu biết về quan điểm, đường lối của Đảng, am hiểu về chính sách, pháp luật của Nhà nước đảm bảo đủ năng lực để làm việc, đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ mà tổ chức và nhân dân giao phó.

Có thể khẳng định, trình độ kiến thức là yếu tố cơ bản góp phần tạo lên chất lượng CBCC nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng. Chính nhờ có trình độ kiến thức, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở mới tiếp thu và xử lý được công việc tại cơ sở. Trình độ kiến thức của cán bộ cấp cơ sở bao gồm:

+ Trình độ văn hoá: cán bộ cấp cơ sở phải có trình độ văn hoá phổ thông tối thiểu, đây là một đòi hỏi khách quan vì nó là cơ sở, tiền đề cho việc nhận thức và tiếp thu các tri thức khác.

Với xu thế hiện nay tri thức hoá các mặt đời sống xã hội, thông tin và tri thức đang trở thành nguồn lực cơ bản để phát triển thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, những người thay mặt Nhà nước thực hiện nhiệm vụ chính trị - văn hoá - xã hội ở cơ sở là phải có trình độ nhất định.

+ Trình độ lý luận chính trị: là những người triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp cấp cơ sở phải có trình độ lý luận nhhất định. Đồng thời, có trình độ lý luận sẽ giúp cán bộ cấp cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng nhận thức các quy luật vận động của kinh tế, từ đó áp dụng vào việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: là những người luôn giải quyết những tình huống rất cụ thể trong cuộc sống, tại địa bàn dân cư đòi hỏi người cán bộ cấp cơ sở phải có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao. Muốn đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngoài việc phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, đội ngũ cán bộ cơ sở phải có trình độ chuyên môn nhất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w