Tình hình huy động vốn và cho vay vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 62 - 102)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1.Tình hình huy động vốn và cho vay vốn

* Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Về nguồn vốn: Nguồn vốn để thực hiện hoạt động cho vay là nguồn vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế và một phần từ nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức tài chính, tín dụng khác theo các chương trình dự án.

Các hình thức huy động vốn:

- Mở tài khoản tiền gửi đối với khách hàng là các tổ chức, cá nhân, gồm: tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi vốn chuyên dùng…

- Nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân, gồm: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm dự thưởng…

- Phát hành giấy tờ có giá, gồm: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu… - Các hình thức huy động khác.

Trong những năm qua, NHNN&PTNT thành phố Cẩm Phả luôn là chi nhánh có số dư nguồn vốn lớn nhất toàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng qua các năm đạt khá.

Bảng 3.3. Biến động nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố Cẩm Phả

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn vốn 31/12/11 31/12/12 31/12/13 Tốc độ phát triển (%) 12/11 13/12 Bq

Phân loại theo thời gian 924.304 992.620 1.108.665 107,39 111,69 109,54 Không kỳ hạn 69.392 74.768 84.234 107,75 112,66 110,20 Có kỳ hạn < 12 tháng 826.241 857.872 954.329 103,83 111,24 107,54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có kỳ hạn từ 12 - >24 tháng

55.644 59.604 69.890 107,12 117,26 112,19

Có kỳ hạn trên 24 tháng 473 376 212 79,49 56,38 67,94 Phân loại theo tính chất 924.304 99.262 1.108.665 107,39 111,69 109,54 Tiền gửi dân cư 859.336 922.354 1.023.713 107,33 110,99 109,16 Tiền gửi tổ chức 64.968 70.266 84.952 108,15 120,90 114,53

Nguồn: NHNo&PTNT thành phố Cẩm Phả, Báo cáo tổng kết 2011,2012,2013.[2] - Kết quả cho vay vốn:

Hoạt động cho vay hộ chiếm 53,7% tổng doanh số cho vay, chiếm 52,3% tổng doanh số thu nợ, chiếm 80,2% tổng dư nợ hiện nay của NHNo&PTNT thành phố Cẩm Phả.

Bảng 3.4. Doanh số cho vay kinh tế hộ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: triệu đồng

Doanh số cho vay 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) 12/11 13/12 Bq Phân theo thời gian 466.095 506.284 572.146 108,62 113,01 110,82

Ngắn hạn 392.884 443.628 534.336 112,92 120,45 116,68

Trung hạn 73.211 62.656 67.810 85,58 108,23 96,90

Phân theo ngành kinh tế 466.095 506.284 572.146 108,62 113,01 110,82

Nông, lâm nghiệp 255.044 304.259 364.913 119,30 119,93 119,62

Công, thương nghiệp, dịch vụ 195.841 187.738 195.963 95,86 104,38 100,12

Đời sống, tiêu dùng 15.210 14.287 12.970 93,93 90,78 92,36

Xuất khẩu lao động - - - - - -

Nguồn: NHNo&PTNT thành phố Cẩm Phả, Báo cáo tổng kết năm 2011,2012,2013

Từ năm 2011 đến năm 2013, doanh số cho vay kinh tế hộ của NHNo&PTNT thành phố Cẩm Phả năm sau đều tăng so với năm trước. Hoạt động cho vay đã được đáp ứng các nhu cầu vốn của khách hàng, đạt tốc độ tăng trưởng kế hoạch trên cơ sở rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, nâng cao mức cho vay bình quân đối với khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn có xu hướng tăng nhanh. So với năm 2012, doanh số cho vay năm 2013 tăng trưởng 13%, trong đó: doanh số cho vay ngắn hạn tăng 20,4%, doanh số cho vay trung hạn tăng 8,1%; Doanh số cho vay nông, lâm nghiệp luôn chiếm trên 50% tổng doanh số, trên 80% số lượt khách hàng cho vay hàng năm, cho vay các hộ công thương nghiệp, dịch vụ tuy số lượng khách hàng không lớn song quy mô vốn vay của mỗi hộ tương đối cao, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn (từ 2 - 3 vòng/năm) nên doanh số cho vay cũng thường xuyên chiếm tỷ trọng từ 43% đến 45%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5. Số hộ vay vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%)

Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) 12/11 13/12 Bq Tổng số hộ vay 58.540 100,00 55.635 100,00 59.470 100,00 95,03 106,89 100,96 -Vay trồng trọt 25.427 43,44 27.365 49,19 26.823 45,1 107,62 98,02 102,82 -Vay chăn nuôi 15.541 26,55 12.354 22,21 15.324 25,78 79,49 124,13 147,06 -Vay cho dịch vụ 17.572 30,01 15.916 28,6 17.323 29,12 90,57 108,84 99,705

Nguồn: Phòng tín dụngNHNo&PTNT thành phố Cẩm Phả [2].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu vốn vay của các hộ theo ngành

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số hộ vay vốn có sự tăng giảm thất thường. Tổng số hộ vay vốn năm 2012 giảm 2.095 hộ so với năm 2011. Năm 2013 lại tăng so với năm 2012 là 3.835 hộ. Số lượng hộ vay vốn để đầu tư cho ngành trồng trọt có sự ổn định hơn so với các ngành khác. Ngành chăn nuôi do trong thời gian qua liên tục bị dịch bệnh gây hại nên đầu tư tín dụng cho ngành này không ổn định. Từ 15.541 hộ năm 2011 giảm xuống chỉ còn 12.354 năm 2012 và lại tăng lên 15.324 năm 2013. Ngành dịch vụ khá ổn định luôn chiếm trên 28% tổng số hộ vay.

* Ngân hàng chính sách xã hội

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành ngân hàng, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, ngày 04 tháng 10 năm 2002, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nông dân với nhiệm vụ chính là phục vụ cho hộ nông dân và các đối tượng chính sách khác, giúp các hộ có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

từng bước ổn định đời sống, góp phần phát triển xã hội một cách bền vững. Ngân hàng Chính sách xã hội là một công cụ để Chính phủ thực hiện chính sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Nguồn vốn chính được hình thành do Ngân sách Trung ương cân đối nhằm thực hiện cho vay các chương trình mục tiêu định sẵn với thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi, chủ yếu dưới hình thức ủy thác cho các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương.

-Về nguồn vốn: NHCSXH huy động vốn dựa trên 2 nguồn: ngân sách TW – địa phương và huy động trên thị trường. Kết quả huy động 3 năm thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6. Nguồn vốn của NHCSXH qua các năm.

Đơn vị: Triệu đồng Nguồn vốn 31/12/11 31/12/12 31/12/13 Tốc độ phát triển(%) 12/11 13/12 Bq Nguồn vốn cân đối từ Trung ương. 178.290 225.794 260.694 126,64 115,46 121,05 Nguồn vốn huy động trên thị trường 18.408 23.610 26.507 128,26 112,27 120,26 Nguồn vốn địa phương ủy thác 2.921 2.521 2.671 86,31 105,95 96,13 Tổng nguồn vốn 199.619 248.925 291.072 124,70 116,93 120,82

Nguồn: NHCSXH thành phố Cẩm Phả, Báo cáo tổng kết các năm 2011,2012,2013

Tổng nguồn vốn của NHCSXH tăng dần qua các năm, tính đến ngày 31/12/2013 là 291.072 triệu đồng, tăng 16,9% so với năm 2012. Tỷ lệ tăng trưởng tổng nguồn vốn trung bình hàng năm 20,8%. Sự tăng trưởng tổng nguồn vốn chủ yếu là do sự gia tăng vốn từ nguồn Trung ương và nguồn vốn huy động trên thị trường. Các nguồn vốn trên đã kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

góp phần đáng kể vào mục tiêu phát triển kinh tế tại địa phương. Mặt khác, thông qua chương trình cho vay này đã giải quyết cho nhiều lao động có công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập ổn định cuộc sống từng bước vươn lên. Vốn tín dụng được lồng ghép với công tác khuyến nông, khuyến ngư để chuyển giao kỹ thuật cho hộ nhằm tăng năng suất, thu nhập cho hộ ổn định cuộc sống. Cùng với các sở ban ngành và tổ chức Hội, Đoàn thể, các nguồn vốn được phân bổ đến cho các cơ sở từ đó triển khai cho vay ưu đãi đến cho hộ nghèo.

Doanh số cho vay của ngân hàng chính sách chủ yếu tập trung vào hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, học sinh sinh viên, giải quyết việc làm…

Cho vay hộ nghèo năm 2011 đạt 31.127 triệu đồng, chiếm 43,3%, sang đến năm 2012 doanh số này đã tăng lên 33.249 triệu đồng (chiếm 44,76%), tăng so với năm 2011 là 2.122 triệu đồng, tức tăng 6,8%. Năm 2013 doanh số cho vay hộ nghèo đạt 55.676 triệu đồng (chiếm 50,66%) tăng so với năm 2008 là 22.427 triệu đồng, tức tăng 67,5%. Bình quân qua 3 năm doanh số cho vay hộ nghèo tăng 37,15%.

Cho vay giải quyết việc làm năm 2011 đạt 2.285 triệu đồng ,năm 2012 tăng lên thành 2.861triệu đồng tăng so với năm 2011 là 576 triệu đồng, tức tăng 25,2%. Sang đến năm 2013doanh số cho vay đối với đối tượng này đạt 2.674 triệu đồng, giảm so với năm 2012 là 6,5%. Bình quân qua 3 năm doanh số cho vay giải quyết việc làm tăng 15,85%.

Năm 2013 cho vay hộ sản xuất kinh doanh đạt 23.160 triệu đồng, tăng so với năm 2011 và 2012 lần lượt là 16.367 triệu đồng và 7.617 triệu đồng. Bình quân qua 3 năm tăng 88,9%

Trong khi năm 2011 doanh số cho vay đối với HSSV chỉ là 14.738 triệu đồng, thì đến năm 2012 và 2013 con số này đã tăng khá nhanh thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

15.777 triệu đồng (2012), 22.634 triệu đồng (2009). Bình quân qua 3 năm doanh số cho vay học sinh sinh viên tăng 25,3%.

Trong những năm qua hoạt động của ngân hàng CSXH thành phố Cẩm Phả đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã tác động sâu sắc tới tình hình kinh tế chính trị xã hội trên địa bàn, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giảm bớt một phần khó khăn khi tham gia hoạt động vay vốn của ngân hàng. Với số vốn cho vay năm sau cao hơn năm trước đã giúp cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, mua được công cụ lao động, vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, cây, con giống, mở rộng thêm nhiều trang trại chăn nuôi đại gia súc... thông qua cho vay hộ nghèo từ kinh tế khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên hoạt động tín dụng còn gặp một số vấn đề cần quan tâm đó là: Nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn thì lớn. Nhưng nguồn vốn cho vay chưa đáp ứng được dẫn đến cho vay còn mang tính dàn trải, món vay nhỏ lẻ. Việc đầu tư chưa đi đôi với chỉ dẫn cách thức làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đầu tư vốn còn manh mún, chủ yếu đầu tư vào cây con truyền thống, chưa có dự án lớn vì vậy khả năng phát huy hiệu quả vốn chưa cao.

Bảng 3.7. Doanh số cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011 - 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: Triệu đồng

Doanh số cho vay 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%)

12/11 13/12 Bq

Cho vay hộ nghèo 31.127 33.249 55.676 106,82 167,45 137,13 Cho vay giải quyết việc làm 2.285 2.861 2.674 125,21 93,46 109,34 Cho vay xuất khẩu lao động 120 297 60 247,50 20,20 133,85 Cho vay nước sạch VSMT 1.599 3.570 5.328 223,26 149,24 186,25 Cho vay học sinh sinh viên 14.738 15.777 22.634 107,05 143,46 125,26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cho vay hộ SX – KD 6.793 15.543 23.160 228,81 14,90 121,85 Cho vay thương nhân 178 1.772 361 995,51 20,37 507,94 Cho vay hộ đồng bào dân tộc 623 1.039 - 166,77 - - Cho vay hộ nghèo về nhà ở 14.416 172 - 1,19 - -

Tổng cộng 71.879 74.280 109.893 103,34 147,94 125,64

Nguồn: NHCSXH thành phố Cẩm Phả, Báo cáo tổng kết các năm 2011,2012,2013

Số hộ vay vốn của ngân hàng CSXH thành phố Cẩm Phả tăng dần qua các năm nhưng chủ yếu tập trung ở ngành trồng trọt và . Tổng số hộ vay qua 3 năm lần lượt là 32.548 hộ (2011), 35.635 hộ (2012), 38.285 hộ (2013). Bình quân qua 3 năm số hộ vay vốn từ ngân hàng CSXH tăng 8,46%.

Năm 2011 trong tổng số 32.548 hộ vay thì có tới 13.638 hộ vay cho trồng trọt (chiếm 39,89%), tiếp đến là vay cho dịch vụ 10.739 hộ (chiếm 32,79%), cuối cùng là vay cho chăn nuôi có 8.531 hộ (chiếm 27,32%). Sang năm 2012 tổng số hộ vay đã tăng lên 35.635 hộ, tức tăng 3.087 hộ so với năm 2011; trong đó vay cho trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 41,17%, vay cho chăn nuôi chiếm 25,89%, vay chi dịch vụ ngành nghề chiếm 32,49%. Đến năm 2013 tổng số hộ vay đã lên tới 38.285 hộ, tăng so với năm 2012 là 2.650 hộ, tức tăng 7,43%, trong đó vay cho trồng trọt chiếm 49,71%, vay cho chăn nuôi chiếm 22,06%, vay cho dịch vụ ngành nghề chiếm 28,23%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.8. Số hộ vay vốn ngân hàng CSXH thành phố Cẩm Phả

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%)

Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) 12/11 13/12 Bq Tổng số hộ vay 32.548 100 35.635 100 38.285 100 109,48 107,43 108,46 -Vay trồng trọt 13.638 39,89 14.663 41,17 16.923 49,71 107,51 115,41 111,46 -Vay chăn nuôi 8.531 27,32 9.228 25,89 9.814 22,06 108,17 106,35 107,26 -Vay cho dịch vụ 10.739 32,79 11.744 32,49 12.248 28,23 109,35 104,29 106,82

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT thành phố Cẩm Phả [2].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu vốn vay của các hộ theo ngành

* Tổ chức tín dụng khác

Bên cạnh các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức, đoàn thể trên, chương trình mục tiêu cho vay tín dụng hộ nông dân của thành phố Cẩm Phả còn huy động sự tham gia của các nguồn lực khác. Trong những năm qua, ngoài hoạt động cho vay ưu đãi từ sự ủy thác, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Cẩm Phả đã vận động vốn xoay vòng được trên 5 tỷ đồng giúp 32.884 lượt đoàn viên thanh niên vay phát triển kinh tế gia đình. Đoàn thanh niên đã tổ chức 564 cuộc tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 13.899 đoàn viên và mở 402 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 18.090 đoàn viên. Các hoạt động hỗ trợ tạo điều kiện cho các đoàn viên thanh niên nông dân có vốn sản xuất làm ăn vươn lên làm giàu. Đối với Hội cựu chiến binh các cấp, kết quả cho vay vốn ưu đãi từ ủy thác NHCSXH thời gian qua là 85,853 tỷ đồng với 11.625 hộ hội viên, tạo việc làm cho 8.676 hội viên. Hoạt động góp vốn xoay vòng đã thực hiện được 8,946 tỷ đồng cho 13.257 lượt hộ hội viên vay. Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể, các Quỹ khác như Ủy ban mặt trận tổ quốc với Quỹ vì người nông dân, Liên đoàn lao động các cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với Quỹ trợ vốn, các Quỹ bảo trợ bệnh nhân nông dân và Quỹ khuyến học đã thực hiện nhiều hình thức vận động vốn và trực tiếp hỗ trợ vốn đến cho hộ nông dân. Việc huy động các nguồn lực tạo điều kiện cho nhiều người nông dân được vay vốn sản xuất, từ đó thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của địa phương, nâng cao đời sống cho bà con nông dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 62 - 102)