Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Cẩm Phả

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 58)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1.Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Cẩm Phả

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định số 131/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về “xoá đói giảm nghèo” [2].

Ngân hàng CSXH thành phố Cẩm Phả có 5 phòng giao dịch thành phố, thị xã và trực tiếp làm nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh NHCSXH thành phố Cẩm Phả có 80 điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn, giao dịch cố định mỗi tháng một lần, nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi và chủ trương, chính sách, chế độ được thuận lợi nhanh chóng.

Thực hiện Quyết định 167 về nhà ở; Quyết định 579 và Quyết định 622 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất; văn bản 243/NHCS-TD ngày 18/2/2009 của NHCSXH Việt Nam về việc hướng dẫn đổi sổ vay vốn và phát hành biên lai thu lãi, thực hiện đúng theo quy định đến 31/12/2009 đạt 100%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các phường/xã hoàn thành công tác đổi sổ theo đúng kế hoạch TW đề ra, việc ký bổ sung văn bản thoả thuận với các tổ chức chính trị tại địa phương với 4 tổ chức hội (Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) nhằm chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi của các chương trình tín dụng mới như chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, chương trình cho vay thương nhân tại vùng khó khăn, thông qua việc bình xét dân chủ công khai từ cơ sở, giúp cho đồng vốn ưu đãi đến tay người hưởng thụ chính sách được nhanh và thuận lợi hơn. Đến ngày 31/12/2013 dư nợ cho vay đã uỷ thác thông qua 4 tổ chức chính trị xã hội là:

Hội nông dân: 329.110 triệu đồng. Hội phụ nữ: 364.720 triệu đồng.

Hội cựu chiến binh: 181.053 triệu đồng. Đoàn thanh niên: 117.302 triệu đồng.

Ngân hàng đã tiếp nhận các nguồn vốn với tổng số tiền 1.028.630 triệu đồng và triển khai cho vay các chương trình với tổng dư nợ 992.185 triệu đồng. Trong đó, riêng cho vay hộ nghèo 482.289 triệu đồng; cho vay học sinh sinh viên 199.485 triệu đồng; cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 25.728 triệu đồng; cho vay hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn 213.078 triệu đồng… Với doanh số cho vay 1.015.819 triệu đồng và hơn 34.070 nghìn hộ nghèo được vay, đã giúp các hộ nghèo có vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; chất lượng tín dụng đảm bảo; góp phần vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội (KT-XH) của tỉnh, riêng chỉ tiêu giảm nghèo đã giảm còn 3,75% so với năm 2012 và giải quyết việc làm cho trên 16.000 lao động.

Quy định cho vay vốn của NHCSXH: Ngân hàng chỉ cung cấp vốn ưu đãi cho các hộ nghèo với mục đích hỗ trợ vốn để sản xuất kinh doanh nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo.

Nguyên tắc cho vay: Hỗ trợ cho hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn kinh doanh nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, hộ vay phải sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vốn đúng mục đích và phải có tên trong danh sách hộ nghèo tại địa phương, thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ nghèo, đầu tư vào sản xuất kinh doanh và các hộ vay phải hoàn trả cả gốc và lãi theo đúng quy định.

Điều kiện của hộ vay vốn từ NHCSXH được quy định tại điều 13 chương III Nghị định số 78/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

Mức cho vay: Phụ thuộc vào nhu cầu của hộ vay vốn, điều kiện khả năng của hộ, nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tổng nguồn của Ngân hàng, tuỳ thuộc vào số hộ nghèo của từng địa phương mà lượng vốn vay bình quân/hộ có sự khác nhau qua các năm.

Lãi xuất cho vay: Lãi xuất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quy định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị ngân hàng. Lãi suất từ 0% đến 0,9%/tháng tuỳ theo từng đối tượng chính sách được vay, lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn.

Quy trình cho vay:

Sơ đồ 3.1. Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay

Chú thích:

Hộ nghèo Tổ tiết kiệm

và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội Ban XĐGN xã,UBND xã Tổ chức chính trị, xã hội 1 7 6 8 4 3 2 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1. Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV.

2. Tổ TK&VV bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban Xoá đói giảm nghèo và UBND xã.

3. Ban Xoá đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng.

4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.

5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội.

6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV.

7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của Ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn.

8. Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 58)