Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Cẩm Phả

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 40)

5. Kết cấu luận văn

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Cẩm Phả

a. Tín dụng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ. Tín dụng với vai trò đòn bẩy kinh tế, tham gia vào quá trình đầu tư vốn tăng năng lực sản xuất, cũng như góp phần tái cơ cấu và phân phối lại các nguồn tài chính cho phát triển nông nghiệp nông thôn.

b. Các nguồn vốn tín dụng từ các Ngân hàng đóng vai trò chủ đạo cung cấp vốn tín dụng cho phụ nữ trong phát triển kinh tế.

Các tổ chức tín dụng này được coi là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, hạch toán độc lập, tự trang trải các chi phí hoạt động, đảm bảo thu hồi đủ vốn trên cơ sở cho vay với lãi suất hợp lý, động viên người có tiền nhàn dỗi gửi tiết kiệm coi đó là nguồn vốn chủ yếu để cho vay.

c. Vốn tín dụng có tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho hội viên phụ nữ.

Nông nghiệp và kinh tế nông thôn có những đặc điểm riêng biệt và rất phức tạp. Các nguồn lực đất đai, lao động... của các hộ nông dân hiện nay đa số là sử dụng chưa hợp lý, kém hiệu quả. Việc cung cấp vốn tín dụng có tác động tận dụng các nguồn lực hợp lý, tăng quy mô, tăng năng suất, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho hội viên phụ nữ.

d. Tín dụng ưu đãi là điều kiện cơ bản, quyết định trong công tác xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tín dụng ưu đãi là một trong những yếu tố để phát triển nông nghiệp, nhất là giúp các hộ nông dân. Tín dụng ưu đãi là cần thiết cho các vùng mà nông dân đang gặp nhiều khó khăn về đời sống và kinh tế, cho các thời điểm mà nông dân thực sự đáp ứng nhu cầu bức thiết của nông dân và nông thôn. Vì thế, tuỳ theo điều kiện của từng quốc gia, các chính phủ vẫn nên có những chương trình tín dụng ưu đãi (CTTDUĐ) cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cho hộ nông dân nông dân thiếu vốn sản xuất, để thực hiện các mục tiêu XĐGN, công bằng xã hội và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

e. Sự tồn tại khách quan của tín dụng không chính thống

Sự tồn tại của các loại hình tín dụng không chính thống không những không mâu thuẫn mà trái lại, còn bổ sung cho tín dụng chính thống.

Tín dụng không chính thống cấp vốn vay cho nông dân, huy động vốn nhàn rỗi của dân ở những nơi, ở những thời điểm mà tín dụng chính thống chưa đáp ứng kịp thời. Cần coi đây là một bộ phận tín dụng không thể thiếu được của một nền kinh tế thị trường.

f. Khi triển khai các hoạt động tín dụng cần quan tâm đến yếu tố con người, bao gồm cả cán bộ tín dụng và thành viên vay vốn. Tức là đội ngũ cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Thành viên vay vốn phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về vay vốn, có điều kiện để sử dụng vốn tốt, phát huy hiệu quả.

g. Thực hiện các hoạt động tín dụng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng có liên quan trong công tác quản lý, vận động thành viên sử dụng vốn và chấp hành các quy định về sử dụng vốn.

h. Sự kết hợp của các nguồn lực để phát huy tối đa hiệu quả của tín dụng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong thực hiện tín dụng. Đặc biệt là việc sử dụng các sản phẩm tín dụng đã góp phần hạn chế các rủi ro xảy ra.

i. Để triển khai thực hiện các hoạt động tín dụng hiệu quả cần phải bám sát các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và sự lãnh đạo của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

1. Nguồn vốn tín dụng cho các hộ nông dân ở thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh được hình thành từ những nguồn nào?

2. Cách thức sử dụng nguồn vốn của các hộ nông dân hiện nay ra sao? Hiệu quả sử dụng vốn ở mức độ nào?

3. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ?

4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các hộ nông dân trên địa bàn thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh cần phải có những giải pháp gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu đã công bố, được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet...

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ nông dân vay vốn tín dụng… các số liệu này thu thập từ Cục Thống kê, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các ban ngành có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

2.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các hộ có sản xuất nông nghiệp. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, tình hình sử dụng vốn tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của các hộ. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn là các phường xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể là 13 phường và 3 xã của thành phố Cẩm Phả.

* Phương pháp chọn mẫu điều tra và điều tra hộ

Trên cơ sở địa điểm nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành điều tra hộ nông dân đã được vay vốn do hệ thống ngân hàng cung cấp. Các mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên dựa theo danh sách các hộ vay vốn của các xã, phường và số hộ này còn dư nợ đến thời điểm điều tra trong dữ liệu của ngân hàng. Sau khi chọn được mẫu điều tra chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn hộ theo mẫu phiếu điều tra đã xây dựng sẵn, mẫu phiếu này sẽ được hoàn chỉnh sau khi tiến hành điều tra thử.

Số lượng mẫu nghiên cứu sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên là 300mẫu, trong đó mỗi phường 15 mẫu x 13 phường = 195 mẫu, mỗi xã 35 mẫu x 3 xã = 105 mẫu.

* Phương pháp phân tổ điều tra

Do khi tiến hành điều tra hộ tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố Cẩm Phả nên đề tài sẽ tiến hành phân tổ theo tiêu chí địa danh, theo mục đích vốn vay, theo đối tượng cho vay, ...

2.2.1.3. Phương pháp xử lý thông tin a. Đối với thông tin thứ cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu.

b. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

2.2.2. Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được ta tiến hành phân tổ thống kê, phân tích các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc đánh giá quy mô nguồn tiền từ các tổ chức, dân cư … từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá.

Phương pháp so sánh: Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để so sánh các chỉ tiêu giữa các nhóm hộ và xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích.

Phương pháp chuyên gia: trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về việc triển khai sử dụng nguồn vốn vay phát triển kinh tế từ cán bộ Sở Lao động Thương binh Xã hội Thành Phố Cẩm Phả, cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội Thành phố Cẩm Phả, chuyên gia là nhà khoa học.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Luận văn hướng đến đo lường các chỉ tiêu liên quan đến các vấn đề kinh tế xã hội của thành phố Cẩm Phả và các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng để phát triển kinh tế nông nghiệp cho các hộ nông dân tại địa bàn thành phố Cẩm Phả - Qủang Ninh như:

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng

-Lượng vốn và tỷ lệ vốn huy động được từ các nguồn. -Số lượng hộ được vay vốn.

-Số tiền bình quân một hộ được vay theo mục đích vay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Số lượng và tỷ lệ vốn vay cho từng ngành sản xuất, từng loại cây trồng và con gia súc.

- Tổng số hộ vay vốn của từng ngành sản xuất trong tổng nguồn vốn vay của hộ nông dân từ ngân hàng.

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

- GO (giá trị sản xuất): Phản ánh toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định. GO = VA + IC.

- IC (chi phí trung gian): Là toàn bộ các chi phí vật chất đã bỏ ra cho sản xuất. IC = GO - VA.

- VA (giá trị gia tăng): Là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian. VA = GO - IC.

- MI (thu nhập hỗn hợp): Là một phần của (VA) sau khi đã trừ đi khấu hao TSCĐ, thuế và lao động đi thuê (nếu có). MI = VA - (A + T + lao động đi thuê). Trong đó: A là khấu hao TSCĐ; T là các khoản thuế phải nộp.

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian TGO là tỷ số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. TGO = GO/IC, để biết được hiệu quả của một đồng chi phí trung gian tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian TMI là tỷ số giữa thu nhập hỗn hợp với chi phí trung gian. TMI = MI/IC, để biết khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì người sản xuất sẽ có thêm bao nhiêu đồng thu nhập.

- Tỷ suất giá trị gia tăng theo giá trị sản xuất TVA là tỷ số giữa giá trị gia tăng với giá trị sản xuất. TVA = VA/GO, để biết được cứ một đồng giá trị sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng công lao động.

2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình của hộ vay vốn tín dụng

-Tình hình sử dụng đất đai của hộ. -Mức sinh lời của đồng vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

-Tổng vốn vay, giá trị vốn vay theo ngành sản xuất, doanh thu/ đồng vốn vay.

-Lợi nhuận /đồng vốn vay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TIN DỤNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CHO

HỘ NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ - QUẢNG NINH 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Cẩm Phả là một khu công nghiệp khai thác than lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Thành phố Cẩm Phả có 16 đơn vị hành chính xã, phường (13 phường, 3 xã) và vùng biển đảo (Vịnh Bái Tử Long), có tổng diện tích tự nhiên: 34.322,71 ha. Địa hình phân bố dân cư của thành phố bám dọc theo Quốc lộ 18A và dọc theo bờ biển (với chiều dài bờ biển là 35,4 Km).

Thành phố Cẩm Phả nằm trên toạ độ địa lý: Từ 200

53’57’’ đến 210 13’25’’ Vĩ độ Bắc; Từ 1070

10’00’’ đến 1070 24’50’’ Kinh độ Đông.

Có địa giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ, huyện Tiên Yên; Phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ; Phía Đông giáp huyện Vân Đồn; Phía Tây giáp thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ.

- Địa hình: Cẩm Phả là một thành phố vùng đồi núi, biển đảo có địa hình phức tạp. Địa hình nghiêng dần từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn thành phố có 12 phường (P. Quang Hanh, P. Cẩm Thạch, P. Cẩm Thuỷ, P.

Cẩm Trung, P. Cẩm Thành, P. Cẩm Bình, P. Cẩm Đông, P. Cẩm Sơn, P. Cẩm Phú, P. Cẩm Thịnh, P. Cửa Ông, P. Mông Dương) có địa giới hành

chính giáp biển và 04 xã, phường ( P. Cẩm Tây, X. Cộng Hoà, xã Cẩm Hải,

xã Dương Huy) không có địa giới hành chính giáp biển. Thành phố Cẩm Phả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ xã Cẩm Hải, xã Dương Huy) có địa hình đồi núi phức tạp nên có mật độ dân

cư thưa thớt, mười một phường còn lại có địa hình tương đối bằng phẳng và là nơi giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố.

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn - Khí hậu

Thành phố Cẩm Phả là vùng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hanh rét kéo dài vào các tháng 11, 12, 1, 2.

Nhiệt độ trung bình trong năm là 230C. Nhiệt độ chênh lệch tháng nóng nhất (tháng 7 là 390C) và tháng lạnh nhất (tháng 2 là 80

C) là 310C. Biên độ ngày đêm từ 60C đến 80C. Lượng mưa trung bình trong năm là 2.307 mm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 là 629,2 mm và thấp nhất vào tháng 1 là 0,83mm. Tổng số giờ nắm trong năm trung bình từ 1700 - 1800 giờ/năm.

Độ ẩm trung bình là 84,6%. Lượng nước bốc hơi trung bình là 97mm. Cẩm Phả do gần biển nên biên độ nhiệt độ ngày đêm giao động thấp (từ 60

C đến 80C). Có gió biển thổi nên không khí mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông và có độ ẩm cao, thuận lợi cho du lịch, nghỉ dưỡng và phát triển ngành nông lâm nghiệp.

- Thuỷ văn

Do địa hình dốc nghiêng theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình nội thành phố dốc theo thướng Bắc Nam (hướng nước chẩy ra biển), lượng mưa hàng năm lớn đã hình thành lên một hệ thống kênh, suối dầy, lòng suối hẹp và có độ dốc lớn. Nguồn nước chính phục vụ sản suất và sinh hoạt là nguồn nước của đập Cao Vân, nhà máy nước Diễn Vọng và nguồn nước ngầm.

3.1.2.3. Tài nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá. Tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác 2,5 tỷ tấn (trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)