Ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn thành phố Cẩm Phả

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 58 - 62)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2.Ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn thành phố Cẩm Phả

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh thành phố Cẩm Phả là một tổ chức tín dụng chính thức lớn nhất trên địa bàn thành phố, với tư cách là một tổ chức kinh doanh tiền tệ hợp pháp nằm trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng được thành lập với chức năng là một ngân hàng thương mại, chuyên kinh doanh trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Phương châm hoạt động chính của ngân hàng này là đi vay để đáp ứng nhu cầu cho vay phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn của thành phố [2].

Trên thị trường vốn tín dụng nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cẩm Phả đóng vai trò là tổ chức trung gian, vừa là người cầu vốn tín dụng (đi vay - huy động vốn), vừa là người cung ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vốn tín dụng (cho vay - sử dụng). Ngân hàng huy động vốn tạm thời nhàn rỗi bằng cách nhận mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm, bán trái phiếu và kỳ phiếu, đồng thời cho vay vốn sản xuất kinh doanh đối với tất cả các pháp nhân và thể nhân có nhu cầu vốn tín dụng. Khách hàng thường xuyên của Ngân hàng này là các hộ nông dân và nhân dân trong thành phố, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn thành phố. Trong những năm gần đây, hộ nông dân đã trở thành đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng. Ngân hàng đã cho hộ nông dân vay vốn qua hai hình thức: cho vay trực tiếp (hộ vay vốn trực tiếp đến phòng giao dịch của Ngân hàng làm thủ tục vay vốn) và cho vay gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên... Mặc dù chịu sự tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới cũng như tình hình lạm phát trong nước, nhưng tính đến ngày 31-12-2009, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT thành phố Cẩm Phả vẫn huy động vốn vay được 2.134 tỷ đồng, tăng 548 tỷ đồng so với đầu năm, vượt 10,7% kế hoạch cả năm, đạt tốc độ tăng trưởng 34,55%. Trong đó, nguồn vốn nội tệ huy động được trên 2.000 tỷ đồng, tăng 587 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 39%; nguồn vốn ngoại tệ quy đổi là 83 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 6,4%. Đạt được kết quả trên là do Ngân hàng đã triển khai hiệu quả các hình thức huy động vốn, điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động vốn và lãi suất tiền vay phù hợp với từng thời điểm, tập trung huy động tiền gửi trong dân cư. Ngoài ra, Ngân hàng còn làm tốt công tác tuyên truyền, tiếp thị, duy trì mối quan hệ với các tổ chức kinh tế trên địa bàn để tranh thủ nguồn tiền gửi, tranh thủ vốn từ các dự án uỷ thác đầu tư [2].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quy trình cho vay: Quy trình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm 3 bước chính, được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2. Quy trình cho vay vốn của NHNo&PTNT

Bước 1: Hộ nông dân có nhu cầu vay vốn phải viết đơn xin vay vốn và

dự án sản xuất kinh doanh khi vay vốn và phải có tài sản thế chấp hay thông qua tổ tự nguyện tín chấp nếu tham gia vào tổ (thành viên của tổ). Nếu là tài sản thế chấp phải đảm bảo đúng pháp lý (quyền sở hữu tài sản) và phải có giá trị tối thiểu là tương đương với khoản tiền vay. Đơn vay phải được UBND xã xác nhận đúng là người của địa phương, và tài sản đúng là chủ sở hữu của người vay hay đúng là thành viên của tổ tín chấp.

Bước 2: Khi đã có xác nhận của địa phương thì người vay nộp lại cho

Ngân hàng, Ngân hàng nhận đơn và kiểm tra, xác minh lại dự án có khả thi Hộ vay vốn (Đơn vị vay, dự án SXKD) UBND phường, xã (Xác nhận đảm bảo) NHNo&PTNT (Xét duyệt và cho vay)

-Tài sản thế chấp -Tổ tự nguyện tín chấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hay không, tài sản thế chấp đã đúng với giá trị thực tế chưa, sau đó xét duyệt xem số vay là bao nhiêu và lãi suất theo quy định.

Bước 3: Những hồ sơ đã được duyệt sẽ nhận tiền vay trực tiếp từ ngân

hàng, sau khi cho vay Ngân hàng sẽ thường xuyên kiểm tra xem xét hộ vay có sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không. Hết thời hạn vay mà hộ vay chưa hoàn trả được gốc và lãi thì tuỳ từng điều kiện cụ thể mà Ngân hàng xử lý như: gia hạn vốn vay thêm một thời gian cần thiết; tăng lãi suất tiền vay trên vốn (lãi quá hạn); kiện ra toà án.

3.2.3. Các quỹ của chương trình XĐGN thành phố Cẩm Phả

Các hộ gia đình muốn vay vốn từ nguồn này phải làm đơn xin vay vốn theo mẫu quy định riêng của từng tổ chức và phải qua xét duyệt. Vốn được cho vay để sản xuất kinh doanh, đào tạo tay nghề hay hỗ trợ người lao động đi nước ngoài. Các tổ chức hội tại địa phương đóng vai trò cầu nối giữa Ngân hàng và các thành viên trong hội có nhu cầu vay vốn, giúp ngân hàng giải ngân và thu hồi vốn. Hiện nay, vốn của ngân hàng cho các hộ nông dân vay thông qua các tổ chức hội là loại vốn ưu đãi với lãi suất cho vay là 0,5%/tháng và mức vay tối đa là 5 triệu đồng, tối thiểu là 1 triệu đồng. Riêng quỹ Quốc gia giải quyết việc làm có thể cho các hộ vay tối đa là 20 triệu đồng. Đây là nguồn quỹ đặc biệt, ưu tiên cho các hộ gia đình ở địa phương có nhu cầu mở rộng phát triển với quy mô lớn, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Tại địa bàn nghiên cứu, nguồn vốn này chủ yếu ưu tiên giành cho các mô hình kinh tế trang trại, các cơ sở làm dịch vụ hay phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, những người vay vốn ban đầu để đi xuất khẩu lao động... Tuy nhiên số lượng người được vay vốn từ nguồn này là không nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 58 - 62)