5. Kết cấu luận văn
2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình của hộ vay vốn tín dụng
-Tình hình sử dụng đất đai của hộ. -Mức sinh lời của đồng vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
-Tổng vốn vay, giá trị vốn vay theo ngành sản xuất, doanh thu/ đồng vốn vay.
-Lợi nhuận /đồng vốn vay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TIN DỤNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CHO
HỘ NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ - QUẢNG NINH 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Cẩm Phả là một khu công nghiệp khai thác than lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Thành phố Cẩm Phả có 16 đơn vị hành chính xã, phường (13 phường, 3 xã) và vùng biển đảo (Vịnh Bái Tử Long), có tổng diện tích tự nhiên: 34.322,71 ha. Địa hình phân bố dân cư của thành phố bám dọc theo Quốc lộ 18A và dọc theo bờ biển (với chiều dài bờ biển là 35,4 Km).
Thành phố Cẩm Phả nằm trên toạ độ địa lý: Từ 200
53’57’’ đến 210 13’25’’ Vĩ độ Bắc; Từ 1070
10’00’’ đến 1070 24’50’’ Kinh độ Đông.
Có địa giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ, huyện Tiên Yên; Phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ; Phía Đông giáp huyện Vân Đồn; Phía Tây giáp thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ.
- Địa hình: Cẩm Phả là một thành phố vùng đồi núi, biển đảo có địa hình phức tạp. Địa hình nghiêng dần từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn thành phố có 12 phường (P. Quang Hanh, P. Cẩm Thạch, P. Cẩm Thuỷ, P.
Cẩm Trung, P. Cẩm Thành, P. Cẩm Bình, P. Cẩm Đông, P. Cẩm Sơn, P. Cẩm Phú, P. Cẩm Thịnh, P. Cửa Ông, P. Mông Dương) có địa giới hành
chính giáp biển và 04 xã, phường ( P. Cẩm Tây, X. Cộng Hoà, xã Cẩm Hải,
xã Dương Huy) không có địa giới hành chính giáp biển. Thành phố Cẩm Phả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ xã Cẩm Hải, xã Dương Huy) có địa hình đồi núi phức tạp nên có mật độ dân
cư thưa thớt, mười một phường còn lại có địa hình tương đối bằng phẳng và là nơi giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố.
3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn - Khí hậu
Thành phố Cẩm Phả là vùng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hanh rét kéo dài vào các tháng 11, 12, 1, 2.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 230C. Nhiệt độ chênh lệch tháng nóng nhất (tháng 7 là 390C) và tháng lạnh nhất (tháng 2 là 80
C) là 310C. Biên độ ngày đêm từ 60C đến 80C. Lượng mưa trung bình trong năm là 2.307 mm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 là 629,2 mm và thấp nhất vào tháng 1 là 0,83mm. Tổng số giờ nắm trong năm trung bình từ 1700 - 1800 giờ/năm.
Độ ẩm trung bình là 84,6%. Lượng nước bốc hơi trung bình là 97mm. Cẩm Phả do gần biển nên biên độ nhiệt độ ngày đêm giao động thấp (từ 60
C đến 80C). Có gió biển thổi nên không khí mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông và có độ ẩm cao, thuận lợi cho du lịch, nghỉ dưỡng và phát triển ngành nông lâm nghiệp.
- Thuỷ văn
Do địa hình dốc nghiêng theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình nội thành phố dốc theo thướng Bắc Nam (hướng nước chẩy ra biển), lượng mưa hàng năm lớn đã hình thành lên một hệ thống kênh, suối dầy, lòng suối hẹp và có độ dốc lớn. Nguồn nước chính phục vụ sản suất và sinh hoạt là nguồn nước của đập Cao Vân, nhà máy nước Diễn Vọng và nguồn nước ngầm.
3.1.2.3. Tài nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá. Tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác 2,5 tỷ tấn (trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh). Ở đây, mật độ chứa than trong khối kiến trúc mỏ có hệ số cao nhất, nhiều vỉa dầy, chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu. Ngoài than, antimon ở Khe Sim - Dương Huy, đá vôi ở Quang Hanh, nước khoáng ở Quang Hanh đều là những tài nguyên quý.
- Tài nguyên đất, nước
Cẩm Phả có ít đất nông nghiệp: 1.196ha, trong đó đất trồng rau mầu và cấy lúa 434 ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315 ha. Đất lâm nghiệp khá rộng, 13.504 ha, trong đó rừng tự nhiên 12.094 ha, rừng trồng có 1.410 ha. Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 35 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt ven bờ, sản lượng thấp, đang đóng thêm tầu có công suất lớn để đánh cá tuyến khơi.
- Tài nguyên Du lịch
Đền Cửa Ông mở hội vào tháng Giêng, hàng năm thu hút hàng vạn khách tham quan, chiêm bái. Cẩm Phả còn có nhiều cảnh đẹp. Động Hang Hanh có cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chưa được khai thác. Gần đây ở khu đảo Vũng Đục phát hiện những hang động kỳ thú. Ngoài Hòn Hai - Đảo Nêm trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu nghỉ ngơi của công nhân mỏ. Cẩm Phả còn có đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động
Theo số liệu thống kê tính đến ngày 30/12/2013 tổng dân số thành phố Cẩm Phả là 199.840 người, trong đó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Số dân ngoại thị là: 18.968 người, chiếm 9,49%
- Số người trong độ tuổi lao động là: 110.860 người, chiếm 55,47% - Mật độ dân số là: 420 người/km2
- Mật độ dân số nội thị là: 1.464 người/km2 - Mật độ dân số ngoại thị là: 96 người/km2 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 1,09% - Tỷ lệ tăng dân số cơ học là: 1,61%
Dân số thành phố Cẩm Phả từ năm 2011 đến năm 2013 được thể hiện qua bảng 3.1
Bảng 3.1. Dân số thành phố Cẩm Phả từ năm 2011 đến năm 2013
TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tăng, giảm
2013/2011
1 Tổng dân số Người 193.862 195.800 199.840 +5978 2 Số dân nội thị Người 176.132 178.014 180.872 +4.740 3 Số dân ngoại thị Người 17.730 17.786 18.968 +1.238 4 Số người trong
độ tuổi lao động Người 105.850 107.654 110.860 +5.010 5 Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên % 1.16 1.14 1.09 -0.2
6 Tỷ lệ tăng dân số
cơ học % 1.34 1.54 1.61 +0.28
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Cẩm Phả, năm 2013
Qua bảng 3.1 ta thấy dân số thành phố Cẩm Phả từ năm 2011đến năm 2013 tăng 5.978 người, trong đó: Dân số nội thị tăng 4.740 người, dân số ngoại thị tăng 1.238 người. Mức độ dân số tăng nhanh phản ánh quá trình đô thị hoá tại thị xã Cẩm Phả diễn ra một cách nhanh chóng. Dân số tăng nhanh làm cho nhu cầu về nhà ở, việc làm, sinh hoạt là nguy cơ dẫn tới các vấn đề về môi trường đã và đang ngày càng gia tăng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
* Về giao thông
- Quốc lộ 18A chạy qua với tổng chiều dài 62 km và chạy trong nội thị 30 km. Đường 326 (đường 18B cũ) từ xã Dương Huy đến phường Mông Dương chạy ở phía tây dài 25 km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ. 100% các con đường trong khu dân cư nội thị xã được bê tông hoá hoặc rải nhựa. - Đường sắt dài 78 km chuyên dùng để vận chuyển than từ các mỏ về nhà máy Tuyển than Cửa Ông để sàng tuyển và xuất khẩu.
- Đường thuỷ: Với chiều dài bờ biển 35,4 km nên giao thông đường thuỷ rất phát triển. Trên địa bàn thị xã có 01 bến tầu chuyên phục vụ khách du lịch và vận chuyển khách chạy tuyến Móng Cái - Cẩm Phả - Hạ Long - Hải Phòng và các tuyến khác, có 9 cụm cảng biển có mực nước biển sâu dùng để vận chuyển than tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
* Về xây dựng cơ bản
- Cẩm Phả là một thị xã công nghiệp có tốc độ xây dựng phát triển nhanh nên có một hệ thống có sở hạ tầng khá hoàn thiện, Từ năm 2010 đến nay các công trình xây dựng cơ bản của thành phố Cẩm Phả:
- Các khu đô thị ven mới được hình thành: Khu đô thị N6, N7 phường Cẩm Bình, khu dân cư phía Đông bãi tắm Bến Do phường Cẩm Bình, khu dân cư N4, N5 phường Cẩm Thành, khu Đô thị phường Cẩm Trung với tổng diện tích đất ở đô thị là 96,4 ha
- Các dự án quy hoạch khu vui chơi giải trí, du lịch: Khu vui chơi thanh thiếu nhi phường Cẩm Thuỷ, Quảng trường 12 tháng 11, vườn hoa phường Cẩm Tây, đã đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí, chỗ ở cho nhân dân trên địa bàn thị xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nhà ở của nhân dân được xây dựng kiên cố, trong nội thị xã chủ yếu là nhà cao tầng còn các xã miền núi 100% nhà dân đều lợp ngói.
- Năm 2005, tuyến tránh Quốc lộ 18A được làm mới và đến năm 2007 đưa và sử dụng. Năm 2006, đường 326 (đường 18B cũ) từ xã Dương Huy đến phường Mông Dương chạy ở phía tây dài 25 km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ đã được nâng cấp, cải tạo, mở rộng. Quốc lộ 18A, đoạn từ phường Cửa Ông đến hết xã Cộng Hoà đang được nâng cấp mở rộng. Các con đường nối giữa Quốc lộ 18A mới với Quốc lộ 18A cũ trong nội thị được mở rộng và nâng cấp cải tạo lại.
- Một số chợ được đầu tư xây mới: Chợ Cẩm Phú, Chợ Cẩm Đông, chợ Cẩm Bình, chợ Cẩm Thuỷ được đầu tư xây mới lại. Hệ thống trường học được xây mới và nâng cấp sửa chữa và nhiều công trình khác được đầu tư xây mới và nâng cấp sửa chữa trên địa bàn thị xã Cẩm Phả.
3.1.2.3. Tình hình sử dụng đất
Quá trình đô thị hoá diễn ra trên địa bàn thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến năm 2013 đã làm chuyển dịch cơ cấu sử dụng các loại đất trên địa bàn thị xã Cẩm Phả, thể hiện qua bảng 3.2.
Từ bảng 3.2 cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2013là 34.322,71 ha. Quá trình đô thị hóa dẫn tới biến động về các loại hình sử dụng đất tại thành phố Cẩm Phả qua các năm từ 2011 đến 2013 như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp tăng: 2934,25 ha, tăng: 14,92% so với diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2011.
- Nhóm đất phi nông nghiệp tăng: 829,4 ha, tăng: 10,79% so với diện tích nhóm đất phi nông nghiệp năm 2011.
- Đất ở tăng 18,65 ha, tăng: 1,43% so với diện tích đất ở năm 2011. - Đất ở nông thôn tăng 10,09 ha, tăng: 0,81% so với diện tích đất ở nông thôn năm 2011.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đất ở đô thị tăng 8,56 ha, tăng: 0.62% so với diện tích đất ở đô thị năm 2011.
- Đất chuyên dùng tăng 783,39 ha, tăng: 13,3% so với diện tích đất chuyên dùng năm 2011.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 26,14 ha, tăng: 5,85% so với diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng năm 2011.
- Nhóm đất chưa sử dụng giảm 3.763,65ha, giảm: 53,92% so với diện tích đất chưa sử dụng năm 2011. Bảng 3.2. Tổng hợp diện tích các loại đất thành phố Cẩm Phả, từ năm 2011 đến năm 2013 Đơn vị: ha Hạng mục sử dụng đất Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2013 so với năm 2011 Tổng diện tích tự nhiên 34.322,71 34.322,71 34.322,71 0 I.Đất nông nghiệp 19.663,03 21.662,69 22.597,28 2.934,25
1.Đất sản xuất nông nghiệp 983,38 983,38 987,27 3,89 2.Đất lâm nghiệp 18.234,73 20.235,24 21.165,94 2.931,21 3.Đất nuôi trồng thủy sản 442,92 442,07 442,07 -0,85
4.Đất làm muối 2,00 2,00 2,00 0
5.Đất nông nghiệp khác 0 0 0 0
II.Đất phi nông nghiệp 7.679,82 8.430,79 8.509,22 829,4
1.Đất ở 1.304,20 1.315,32 1.322,85 18,65
1.1.Đất ở nông thôn 124,28 129,16 134,37 10,09
1.2.Đất ở đô thị 1.179,92 1.186,16 1.188,48 8,56 2.Đất chuyên dùng 5.889,57 6.627,42 6.672,96 783,39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.Sông suối ,mặt nước 446,70 448,70 472,84 26,14
5.Đất phi nông nghiệp khác 0,74 0,74 0,74 0
III.Đất chƣa sử dụng 6.979,86 4.229,23 3.216,21 -3.763,65
1.Đất bằng chưa sử dụng 224,32 215,45 211,51 -12,81 2.Đất đồi núi chưa sử dụng 4.269,42 1.571,42 578,85 -3.690,57 3.Núi đá không có rừng cây 2.486,12 2.442,36 2.425,85 -60,27
Nguồn: Số liệu điều tra từ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất thành phố Cẩm Phả, năm 2013
3.2. Một số nét cơ bản về hệ thống tín dụng chính thức của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Cẩm Phả
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định số 131/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về “xoá đói giảm nghèo” [2].
Ngân hàng CSXH thành phố Cẩm Phả có 5 phòng giao dịch thành phố, thị xã và trực tiếp làm nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh NHCSXH thành phố Cẩm Phả có 80 điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn, giao dịch cố định mỗi tháng một lần, nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi và chủ trương, chính sách, chế độ được thuận lợi nhanh chóng.
Thực hiện Quyết định 167 về nhà ở; Quyết định 579 và Quyết định 622 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất; văn bản 243/NHCS-TD ngày 18/2/2009 của NHCSXH Việt Nam về việc hướng dẫn đổi sổ vay vốn và phát hành biên lai thu lãi, thực hiện đúng theo quy định đến 31/12/2009 đạt 100%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các phường/xã hoàn thành công tác đổi sổ theo đúng kế hoạch TW đề ra, việc ký bổ sung văn bản thoả thuận với các tổ chức chính trị tại địa phương với 4 tổ chức hội (Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) nhằm chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi của các chương trình tín dụng mới như chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, chương trình cho vay thương nhân tại vùng khó khăn, thông qua việc bình xét dân chủ công khai từ cơ sở, giúp cho đồng vốn ưu đãi đến tay người hưởng thụ chính sách được nhanh và thuận lợi hơn. Đến ngày 31/12/2013 dư nợ cho vay đã uỷ thác thông qua 4 tổ chức chính trị xã hội là:
Hội nông dân: 329.110 triệu đồng. Hội phụ nữ: 364.720 triệu đồng.
Hội cựu chiến binh: 181.053 triệu đồng. Đoàn thanh niên: 117.302 triệu đồng.