Phân tích cung, cầu và tình hình cạnh tranh trên thế giới và khu vực Tác

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (Trang 52)

vực. Tác động của hội nhập kinh tế

2.1. Cung, cầu và tình hình cạnh tranh trên thế giới và khu vực ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp của tỉnh

Ngày nay, hội nhập kinh tế thế giới để phát triển là một xu thế tất yếu của thời đại. Sự giao lưu kinh tế đã liên kết các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau thành một thị trường thống nhất. Đến nay, trên thế giới đã hình thành 25 tam giác kinh tế và khu vực kinh tế, 130 tổ chức hợp tác thương mại quốc tế. Trong đó phải kể đến Liên minh Châu Âu (EU), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), diễn đàn Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), khối Đông Nam Á (ASEAN). Thực hiện đường lối mở cửa và hội nhập với bên ngoài, ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, tháng 11/1998 đã trở thành thành viên chính thức của APEC và tháng 11/2006 đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thập kỷ 90 tương đối ổn định và phát triển mạnh hơn so với các khu vực khác. Dự báo trung tâm kinh tế thế giới trong những thập kỷ tới sẽ chuyển dịch từ Tây sang Đông, mà vòng cung Châu Á-Thái Bình Dương sẽ là nơi tiếp nhận sự chuyển dịch này. Việt Nam nằm trong khu vực này đã giải quyết tốt hơn quan hệ với các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh và toàn bộ EU, với các nước và lãnh thổ trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN. Từ các quan hệ đó, có thể dự đoán các dòng nguồn vốn và các nguồn tài chính đến Việt Nam

trong tương lai cần quan tâm là: nguồn vốn FDI, nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ (NGO).

Thế giới hiện nay đã bước vào thế kỷ 21, sẽ có những tác động sâu rộng bởi sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ với nội dung chủ yếu là những tiến bộ về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... đưa loài người dần dần đi vào nền văn minh trí tuệ và xã hội thông tin. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong giai đoạn phát triển mới diễn ra với qui mô và tốc độ chưa từng có sẽ tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội của quốc gia, hệ thống kinh tế thế giới cùng các quan hệ quốc tế.

Ở nước ta nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng, những chuyển biến trong lĩnh vực khoa học-công nghệ và tác dụng của nó vào đời sống kinh tế-xã hội còn bị hạn chế. Những năm gần đây, chính sách đối ngoại được rộng mở, tiềm lực nội sinh về kinh tế và khoa học công nghệ của đất nước là những tiền đề cơ bản để có thể thu hút vào cuộc cách mạng khoa học và công nghệ này.

Để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm cần thiết phải nâng cao trình độ công nghệ của ngành. Một nền công nghiệp mà sản xuất dựa trên những máy móc thiết bị và khoa học công nghệ đã lỗi thời, lạc hậu thì không thể có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt được. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ. Nghị quyết TW II khoá VIII đã nêu rõ: "Đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển". Nhà nước đã tăng mức đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, đã có các chính sách ưu đãi về thuế, về tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, đưa các kết quả nghiên cứu áp dụng trong thực tiễn (Luật Khoa học và Công nghệ). Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác nghiên cứu khoa học trong các ngành công nghiệp còn yếu, các doanh nghiệp chưa có bộ phận nghiên cứu và triển khai công nghệ (R&D). Chưa có sự gắn kết giữa sản xuất và nghiên cứu khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu chưa được ứng dụng trong sản xuất hoặc có tính khả thi còn thấp. Với trình độ khoa học công nghệ còn non yếu như vậy nên hao phí nguyên vật liệu lớn, chất lượng sản phẩm chưa cao trong khi giá thành sản phẩm cao dẫn đến hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.

2.2. Những cam kết của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Việc gia nhập WTO của Việt Nam đang làm thay đổi căn bản các điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, mang đến nhiều thuận lợi cùng những khó khăn và thách thức mới. Bên cạnh việc được hưởng những quyền lợi của một nước thành viên chính thức thì chúng ta cũng phải cam kết thực hiện nhiều nghĩa vụ khác như cải cách thể chế và chính sách bảo đảm sự minh bạch và ổn định của pháp luật về đầu tư, thuế, quản lý tài nguyên trong đó có đất đai và khoáng sản, xuất khẩu và nhập khẩu, tiền tệ và tỷ giá; mở rộng tự do hóa về kinh tế, giảm sở hữu nhà nước và đẩy nhanh phát triển khu vực tư nhân, cam kết xây dựng và bảo đảm các điều kiện cần thiết để cho nền kinh tế thị trường hoạt động, cam kết mở cửa thị trường trong nước cho thế giới bên ngoài, cùng một số cam kết khác.

+ Về cam kết đa phương

Việt Nam đồng ý tôn trọng và tuân thủ tất cả các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của các tổ chức quốc tế như WTO, ASEAN, APEC... mà Việt Nam đang tham gia với tư cách là thành viên chính thức từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, do là nước đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nên Việt Nam đã yêu cầu và được các tổ chức như WTO chấp nhận cho Việt Nam được hưởng một khoảng thời gian để chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trợ cấp cho phi nông nghiệp, quyền kinh doanh, v.v. Cam kết chính thức của Việt Nam gồm:

Về Kinh tế phi thị trường: Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (không muộn hơn 31/12/2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu chứng minh được với đối tác nào đó là kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ "phi thị trường". Quy chế "phi thị trường" nói trên chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Với WTO, các thành viên không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ riêng biệt (là cơ chế khác với cơ chế chung trong WTO mà một số nước có nền kinh tế phi thị trường khi gia nhập WTO phải tuân thủ) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kể cả trong thời gian bị coi là nền kinh tế phi thị trường.

Với hàng dệt may: với WTO, các thành viên không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam từ khi trở thành một thành viên chính thức. Trong trường hợp vi phạm quy định của WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì trong quan hệ thương mại, một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài ra thành viên WTO cũng không được áp dụng phương thức tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của Việt Nam.

Về trợ cấp phi nông nghiệp: Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn những trợ cấp bị cấm theo quy định WTO và các tổ chức khác như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên Việt Nam có quyền bảo lưu trong khoảng thời gian quá độ nhất định các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập, ví dụ là 5 năm (trừ ngành dệt may) với WTO.

Về trợ cấp nông nghiệp: Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập, tuy nhiên được bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này.

Biểu 25: Diễn giải mức thuế bình quân cam kết

Mức cắt giảm thuế chung tại Vòng Uruguay Bình quân chung và theo ngành Thuế suất MFN hiện hành (%) Thuế suất cam kết khi gia nhập WTO (%) Thuế suất cam kết vào cuối lộ trình (%) Mức giảm so với thuế MFN hiện hành (%) Cam kết WTO của Trung Quốc Nước phát triển Nước đang phát triển

sản 40% Hàng công nghiệp 16,6 16,1 12,6 23,9 9,6 giảm 37% giảm 24% Chung mẫu biểu 17,4 17,2 13,4 23,0 10,1

Mức cam kết cụ thể: Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với đời sống kinh tế xã hội như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu, ô tô, xăng dầu và một số mặt hàng khác vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định.

Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất là ngành dệt may, sản phẩm thủy sản như cá, tôm, gỗ và giấy, máy móc và thiết bị điện, điện tử. Đối với nhóm phương tiện vận tải Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại.

Việt Nam còn cam kết cắt giảm thuế xuống còn 0% hoặc mức thấp theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà Việt Nam cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 đến 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng.

Về hạn ngạch thuế quan, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với một số mặt hàng nhậy cảm và quan trọng với đời sống kinh tế xã hội như sau:

Biểu 26: Tổng hợp cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu khi chính thức gia nhập WTO đối với một số nhóm hàng có liên quan đến công nghiệp

Cam kết với WTO

TT Ngành hàng Thuế suất Thuế suất khi gia nhập Thuế suất cuối cùng Thời gian thực hiện I. Một số sản phẩm công nghiệp Xăng dầu 0-10 38,7 38,7

Sắt thép (thuế suất bình quân) 7,5 17,7 13 5-7 năm

Xi măng 40 40 32 2 năm

Phân hoá học (thuế suất bình quân) 0,7 6,5 6,4 2 năm

Giấy (thuế suất bình quân) 22,3 20,7 15,1 5 năm

Dệt may (thuế suất bình quân) (thực tế đã thực hiện theo hiệp định dệt may với Mỹ và EU

37,3 13,7 13,7 Ngay khi

gia nhập

Giày dép 50 40 30 5 năm

Những cam kết của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế nhìn chung sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp ở nước ta

vì thông tin có đầy đủ hơn, các rào cản giảm bớt. Tuy nhiên, hội nhập với những cam kết kể trên cũng đem đến cho chúng ta những khó khăn vì phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm, hàng hoá của nước ngoài trên thị trường trong nước và quốc tế.

2.3. Dự báo khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế

Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường đầy hứa hẹn với các nhà đầu tư nước ngoài. Ðầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh vì các nhà đầu tư nước ngoài được khích lệ bởi cam kết của Việt Nam không ngừng cải cách và mở cửa nền kinh tế. Trong 2 báo cáo của Tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) và Cơ quan thương mại và đầu tư Vương quốc Anh công bố, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) đã sụt mạnh, cùng lúc giảm nhẹ tại Malaysia và Thái Lan. Tại khu vực Đông Nam Á, riêng Indonesia và Việt Nam có thể duy trì tăng trưởng FDI, dù cũng đang đối mặt với khủng hoảng toàn cầu.

Kết quả khảo sát do cơ quan Thương mại và Đầu tư Anh tiến hành cho thấy GDP của Việt Nam cứ 10 năm lại tăng gấp đôi kể từ năm 1986 và thu nhập bình quân đầu người đã tăng gấp 10 lần. Việt Nam cũng là nước đông dân thứ 13 trên thế giới với 86 triệu dân và 65% dân số ở độ tuổi dưới 35. Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường đầu tư hấp dẫn trong hai năm liên tục trong số 15 nước đang trỗi dậy nếu không tính tới nhóm BRIC (Brazil, Russia, India, China). Năm 2010, FDI cấp mới đạt khoảng 22 tỷ USD.

Để thúc đẩy việc thu hút FDI, Việt Nam đã có những sửa đổi, bổ sung và ban hành nhiều quy chế, chính sách đầu tư hấp dẫn...Việt Nam đang có những ưu tiên thoả đáng cho phát triển ngành công nghiệp nền tảng như luyện kim, điện, hoá chất cơ bản, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác, cơ khí chế tạo. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chú trọng phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp có tiềm năng (sản xuất linh kiện điện tử và phần mềm, hoá dược, hoá mỹ phẩm), các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng và công nghiệp quốc phòng.

Chương 6: Dự báo nhu cầu sản phẩm 1. Các phương pháp dự báo

Sự phát triển của mỗi ngành công nghiệp phụ thuộc vào sự phát triển, nhu cầu trong nước và thế giới. Do đó, để dự báo nhu cầu sản phẩm có thể dựa trên các chỉ số vĩ mô như sau:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP. + Dân số và thu nhập đầu người. + Quy mô thị trường.

+ Sự phát triển của một số ngành dùng nguyên liệu đầu vào là sản phẩm của các ngành khác.

+ Các yếu tố khác (tập quán tiêu dùng và sử dụng sản phẩm, khả năng thay thế sản phẩm đối với các sản phẩm khác).

Như vậy căn cứ cho việc dự báo nhu cầu sản phẩm như sau:

- Dựa trên dự báo sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và dự báo sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020.

- Dựa trên thực trạng phát triển của ngành công nghiệp cả nước và của tỉnh cũng như xu hướng sử dụng các sản phẩm trong nước và triển vọng xuất khẩu sản phẩm giai đoạn đến năm 2020.

2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu

Dự báo thị trường các sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn đến năm 2020 có ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp Bắc Giang như sau:

2.1. Sản phẩm cơ khí

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu về máy móc thiết bị cho các ngành kinh tế là rất lớn. Hiện nay ngành cơ khí trong nước mới đáp ứng được khoảng 33% nhu cầu các sản phẩm cơ khí. Dự báo nhu cầu trang bị các sản phẩm cơ khí cho công nghiệp và tiêu dùng nội địa trong các năm tới còn tăng mạnh. Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2020 đối với ngành cơ khí chế tạo mục tiêu đến 2020 đáp ứng 75% nhu cầu nội địa về phôi đúc, rèn và chi tiết quy chuẩn với chất lượng đạt tương đương khu vực. Đây là thời cơ và cũng là thách thức đối với ngành sản xuất cơ khí Việt Nam nói chung và cơ khí Bắc Giang nói riêng.

Đối với Bắc Giang, trong giai đoạn tới khi nhiều dự án đầu tư công nghiệp đi vào hoạt động đòi hỏi nhu cầu về cơ khí sửa chữa, cơ khí chế tạo các chi tiết, phụ tùng thay thế, cơ khí rèn, đúc phục vụ sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản và nông nghiệp khá lớn.

2.2. Sản phẩm điện tử

Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho ngành công nghiệp điện tử nhiều cơ hội, thể hiện sự tăng trưởng nhanh có khả năng tạo ra sự tang trưởng đột biến

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)